25 C
Buon Ma Thuot
Thứ sáu, Tháng mười hai 6, 2024
More

    Những Comments, Mạn đàm về các bài viết…

    Những Comments

    Mạn đàm về  các bài viết…

    comment 1

              BĐD rất vui, khi bài viết “Bông hồng cho ai” và “Bi kịch của lương tâm chúng ta” đã có được một số phản hồi tích cực, nhằm khơi gợi ra những điều mà các tác giả bài viết đề cập tới, dù rằng quan điểm có khác nhau, nhưng là để soi rọi vấn đề được rõ hơn.

              Bài viết đã đưa lên tầm chung xã hội, chứ không còn hạn hẹp luỹ tre làng GX chúng ta. Ngoài những bài viết chia sẻ trong phạm vi nội bộ, BĐD rất mong đón nhận được những bài viết mang tầm xã hội hoá với những trăn trở, suy tư: về giáo dục, về nhân bản, về tôn giáo, về xã hội, về đạo đức luân lý đang bị suy thoái, về cuộc sống cơm áo gạo tiền…để tô điểm trang web Tiến Đức chúng ta được thêm phong phú, sâu sắc, và nâng cao chất lượng cuộc sống, để hoà nhập với xã hội hơn.

              BĐD cũng rất mong các bạn đọc comments phản hồi nhiều hơn về những bài viết, khen chê tuỳ thích. Chỉ mong, dù là chê thì cũng xin “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Bởi chính những lời khen chê, cũng sẽ là sự động viên cho người viết thêm hứng khởi viết. Nếu các bài viết mà chỉ như hạt sỏi ném vào mặt nước hồ thu để trả lại sự phẳng lặng, không có sự hồi đáp của bạn đọc, người viết sẽ cảm thấy buồn tẻ, vô duyên cho bài viết của mình.

    comment 2

    Có hai sự lựa chọn để bạn đọc comments:

    – Một là phần comments facebook, hot mail, yahoo.. hiện thị tên mail của bạn.

    – Hai là phần comments cuối trang với chữ comments size lớn…Rất đơn giản, bạn chỉ cần viết nội dung vào khung đó, với nickname để giấu tên bạn. Nhấn vào chữ Post là comments của bạn sẽ lưu vào trang web Tiến Đức.

    Xin mời comments !!! Dzô gấp!!! Dzô gấp!!!

    Sau sự cố comments phản hồi “giông bão” hồi tháng 8 vừa qua, một số người đề nghị BĐD cắt bỏ phần comment, để an toàn trang web… BĐD suy nghĩ và đo đắn hơn thiệt, cuối cùng vẫn giữ lại phần Comment…

    Thực ra, comments hồi tháng 8 vừa rồi, bạn đọc đã đưa ra những nhận xét khá xác đáng, để chính BĐD cũng phải nhìn nhận lại trang web Tiến Đức chúng ta đang có vấn đề đấy chứ! Và chính nhờ (tạm gọi là) Sì ken đồ đó, đã thu hút, khiến bạn đọc quan tâm truy cập vào trang web chúng ta nhiều hơn và thường xuyên hơn. Chỉ xin các bạn đọc, khi comments khen chê giữ ý cho khỏi sứt mẻ tình làng nghĩa xóm. Quả thật, comments là một phần không thể thiếu được trong trang web, vì bỏ nó đi, là chúng ta đánh mất tính công luận dân chủ, là tự bịt miệng bạn đọc.

    BĐD xin đưa comments của các bạn lên web để các bạn đọc rộng đường dư luận hơn về các bài viết. Đồng thời BĐD cũng xin cám ơn các bạn: Paroussia, Hiền, Kha Trấn Ác, Miên Trường, Anonymous, Anh Cô, Tiểu Siêu… đã có nhữngcomments, làm sinh động trang web lên.

    3 Comments về bài viết “Bông hồng cho ai”

    comment 3

    Hiền

    Nov 7, 2013 at 12:28 pm

    Thật thú vị khi đọc bài viết của Bác Nguyễn cao Nguyên cùng với bài viết của bác Kính “Về đây thăm lại, một miền đất tâm linh” trong tháng 11 này. Những nhận xét rất trực diện (bài viết bông hồng cho ai), chỉ một chi tiết có thể là không chính xac hoàn toàn khi bác Nguyên nói về “đạo hiếu trong Xã hội phương Tây: không hẳn họ “đang trượt dài trên con đường làm giàu, cho rằng không có điều kiện. Đây là lời ngụy biện trâng tráo nhất….” vì đó là cả một ý thức hệ, một não trạng. Cũng rất mong được đọc những bài viết như thế.

    Paroussia

    Nov 7, 2013 at 3:28 pm

    Đọc bài của Nguyễn Cao Nguyên, có cảm tưởng dân tây toàn là thứ bỏ đi, dĩ nhiên ở đây chỉ bàn đến trong lĩnh vực bài viết đề cập : tương quan con cái, cha mẹ. Chúng ta đâu thể nhìn vấn đề qua lăng kính Á đông để dễ dàng “phán” người tây như thế được. Sự hiếu thảo đâu chỉ hệ tại sự gần gũi, sống chung, cho ăn cho uống …. Cách thức diễn tả cũng đâu nhất thiết phải giống nhau. Và vì thế, anh không thể đứng dưới cái nhìn của mình để nhận định cách sống của người khác là « mọi » được. Trong môi trường công nghiệp hóa, anh có nhiều thời giờ là chuyện lạ. Hơn nữa, quan điểm của người tây cho như thế là cần thiết và người ta chấp nhận chuyện đó. Tôi dám đảm bảo với Nguyễn Cao Nguyên rằng có rất nhiều người tây có lòng hiếu thảo bằng mấy người Việt Nam, và họ luôn sẵn sàng dâng tặng hàng bó bông hồng hiếu thảo cho bố mẹ họ bằng cách lo cho bố mẹ họ vào … nhà hưu dưỡng đấy. Bởi đó là sự bảo đảm cần thiết cho cuộc sống của các cụ trong điều kiện tuổi già. Đó là chưa nói đến chuyện ở Việt Nam, có nhiều người để bố mẹ già trong gia đình nhưng lại để các ngài sống cực khổ và bi đát hơn … những người bộ tộc châu phi kia.
    Xem bài viết như một sự khích lệ con cháu Việt Nam yêu thương kính trọng hiếu thảo với ông bà thì tốt rồi, nhưng mượn cái đó để đề cao mình và hạ thấp người khác, bài viết mất đi giá trị rất nhiều.

    kha trấn ác

    Nov 8, 2013 at 12:05 pm
    Bằng một giọng văn trải nghiệm súc tích, tác giả đã khơi gợi cho chúng ta về lòng hiếu thảo, sự biết ơn. Một đề tài xưa như trái đất, nhưng được “làm mới” bằng sự cảnh báo cho những người sống thực dụng theo kiểu phương tây để xem nhẹ sự hiếu đạo, quên đi cội nguồn, cha mẹ ông bà tiên tổ…là nguồn mạch Phương đông. Tuy nhiên, tác giả cũng quên cảnh báo mình với lối văn rạch ròi, sòng phẳng của phương tây nơi tác giả để chuyển tải bằng cảm tính: sự lạnh lùng, pha chút gay gắt trong giọng văn…: « họ đang trượt dài trên con đường làm giàu, cho rằng không có điều kiện. Đây là lời ngụy biện trâng tráo nhất….” . Lại nữa : “Thế còn cha thì sao? Cha ở đâu, ông bà ở đâu trong núi công lao trời biển đó? Tại sao lại bất công như vậy? Hãy trả lại công bằng cho tất cả… nghe ra có kẻ cả sách hoạch, phần nào đó, làm bớt đi hiệu ứng cảm xúc của bài văn về lòng hiếu nghĩa. Phải chi bài văn “bông hồng cho ai” viết nhẹ nhàng hơn, mền mỏng hơn sẽ lay động lòng người hơn. Có một điều là, không ai có thể bắt người khác viết theo cách của mình. Vì thế nhà văn Pháp, Georges-Louis Leclerc Buffon đã nói: văn tức là người!
    Tuy nhiên, vẫn còn những câu : “…Nhu cầu của người già không có bao nhiêu. Họ chỉ cần được nhìn thấy con cháu, vài lời thăm hỏi, dăm buổi nói chuyện văn xa gần, cho dù những câu chuyện đó chẳng đâu vào đâu. Kẻ có lòng với ông bà cha mẹ, sẽ thực hiện những việc đó rất dễ dàng”.
    “Một bó hồng rực rỡ cho mẹ, cho cha, cho cả ông bà nội ngoại thân thương, cho những ai đã vì con cháu mà vất vả hy sinh, không nề hà chi khuya sớm, vun đắp cho tương lai bầy trẻ dại trưởng thành”.
    Tất cả như một lời nhắc nhở chúng ta, hãy luôn tôn kính các đấng sinh thành.
    Kha Trấn Ác

    Comments về bài viết “Bị kịch của lương tâm chúng ta”

    comment 4

    1. 1. Paroussia

    Nov 14, 2013 at 10:59 pm

    Bài viết sâu sắc. Đọc thấy tâm đắc. Cám ơn tác giả.

    Anonymous

    Nov 15, 2013 at 12:48 pm

    Rất tâm đắc với bài viết trên, dám nói lên sự thật và nhìn nhận trach nhiệm.

    kha trấn ác

    Nov 16, 2013 at 2:08 pm

    Một bài viết xuất sắc, phân tích đến ngọn nguồn của sự việc từ lương tri con người đến đạo đức luân lý và sự liên đới của tính cộng đồng, Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Một con sâu làm rầu nồi canh. Và khó có ai chối cãi nổi, chúng ta không liên đới chịu trách nhiệm. Rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuối cay thế nào! Tôi nghĩ người Châu Sơn rất khó chấp nhận được, vì họ quen lấp liếm và trốn chạy trách nhiệm lâu nay tồi. Nói gì thì cũng còn sĩ diện hão để tự lãng quên sự việc này…Cám ơn tác giả đã gióng lên hồi chuông cảnh thức cho dân ta…

    Paroussia

    Nov 16, 2013 at 2:59 pm

    Đọc bài này cũng vài lần rồi. Thấy hay và cứ bắt phải suy nghĩ mãi.
    Nhưng nhìn ở phương diện khác, lại thấy có cái gì đấy không ổn. Đành rằng trong tình liên đới thì cộng đồng phải gánh tiếng xấu cho một thành viên. Cá nhân làm cộng đồng mất mặt. Nhưng một vài hành vi tiêu cực của cá nhân nào đó lại bắt người khác « thức tỉnh lương tâm » là thức tỉnh làm sao ? Nếu tôi suốt đời cố gắng chí thú làm ăn, sống có trên có dưới, nuôi dạy con cái đàng hoàng, sống tình làng nghĩa xóm đầy trách nhiệm và không bao giờ lừa dối giới trẻ. Tôi phải thức tỉnh lương tâm thế nào đây ? Mặt khác, trách nhiệm giáo dục người trẻ thuộc nhiều cấp độ khác nhau, nhưng có lẽ trách nhiệm cao nhất thuộc cha mẹ là những người trực tiếp gần gũi đương sự nhất. Nhưng ngay cả cha mẹ nhiều khi cũng được miễn trách nhiệm vì họ cũng đã nỗ lực hết mình. Cuối cùng chính cá nhân là người chịu trách nhiệm chính. Hay nhìn ở góc độ khác: có thể do sự xuống cấp của xã hội nói chúng dẫn đến những hệ quả đó?
    Và nếu như thế, vấn đề nằm ở chỗ khác chứ không phải ở sự xuống cấp của Châu Sơn xét như một cộng đồng như tác giả muốn nói.
    Tôi cũng suy nghĩ mãi và nhận thấy dường như có một sự so sánh khập khiễng khi nói đến xưa và nay, khen và chê, xứ này với xứ khác. Thực tế không hẳn là thế đâu. Tôi chợt nhớ câu chuyện lạc quan và bi quan. Người lạc quan nhìn nửa chai rượu và nói : còn những nửa chai nữa cơ đấy. Còn người bi quan thì buồn bã : chỉ còn có nửa chai thôi à. Có lẽ Châu Sơn còn nhiều chuyện khác đáng vui và đáng tự hào lắm chứ.
    Nhưng đọc bài này, vẫn nhận thấy tác giả phải là người có lương tâm chặt chẽ lắm lắm mới đặt vấn đề như thế. Và bài viết hay quá, có lẽ phải đọc thêm nhiều lần để suy nghĩ.
    Thân mến.

    Tiến Đức Châu Sơn

    Nov 17, 2013 at 12:17 pm

    Tôi khá đồng ý với bạn Paroussia là, bài viết của Hư Trúc là sâu sắc, nhưng vẫn mang màu bi quan. Có thể bạn Hư Trúc quá tâm huyết, quá thao thức để hơi quá bi luỵ về chuyện đó chăng? Có thể nó không còn màu hồng nữa, nhưng cũng chỉ là hơi xám chứ chưa đen như bạn nghĩ đâu.
    Nhưng hỏi thật bạn Paroussia là: “bạn có nhậu được không mà đem chuyện”:

    “Tôi chợt nhớ câu chuyện lạc quan và bi quan. Người lạc quan nhìn nửa chai rượu và nói : còn những nửa chai nữa cơ đấy. Còn người bi quan thì buồn bã : chỉ còn có nửa chai thôi à. Có lẽ Châu Sơn còn nhiều chuyện khác đáng vui và đáng tự hào lắm chứ!”.

    Nếu bạn là là dân nhậu, thì đang nhậu dở chừng với bạn bè, mà chỉ còn có nửa chai rượu nữa, quả là đáng buồn vậy! HI, Hi, Hi…Xi xọm với bạn một chút thôi mà.
    Tôi cũng Hy vọng như bạn Paroussia là, GX chúng ta còn nhiều mảng sáng nữa, để rọi sáng vào vấn đề xám xịt đó!

    Nguyễn Cung Miên Trường · Đại học Mở TPHCM

    Chào bạn Paroussia, 
    Phải nói bạn rất tâm huyết, để suy tư về bài viết Bi kịch của lương tâm chúng ta của tác giả Đoàn Hư Trúc. Sau khi đọc nhiều lần bạn đã tìm ra được chỗ chênh vênh không ổn của bài viết. Bạn đặt vấn đề: một vài hành vi tiêu cực của cá nhân nào đó lại bắt người khác « thức tỉnh lương tâm » là thức tỉnh làm sao ? Bạn đặt vấn đề tiếp: Nếu tôi suốt đời cố gắng chí thú làm ăn, sống có trên có dưới, nuôi dạy con cái đàng hoàng, sống tình làng nghĩa xóm đầy trách nhiệm và không bao giờ lừa dối giới trẻ. Tôi phải thức tỉnh lương tâm thế nào đây?
    Tôi nghĩ tác giả Hư Trúc nói mặt bằng chung GX chúng ta đang vô cảm về những sự cố đó mà vẫn dửng dưng, chứ được như bạn nói trên thì tốt quá rồi. Tác giả muốn nói là cha mẹ không quan tâm đến giáo dục con cái kia. Và điều này tôi thấy rõ ở GX chúng ta, cha mẹ chỉ biết mê mải làm ăn, lo chu cấp tiền bạc cho con rất đầy đủ để học hành thêm bớt không tiếc, nhưng lại không biết con mình có đi học hay không? Cũng không biết con mình học như thế nào? Và tình trạng giao khoán cho nhà trường, tôn giáo, thì chính các nhà giáo dục GLV, BHG, cha xứ…cũng thấy rõ tình trạng đó, để từng nhiều lần nhắc nhở… “Trách nhiệm giáo dục chính là của gia đình”.
    Tác giả đã giải trình khá bài bản, dẫn chứng từ giới trẻ: “Đi đâu cũng nghe chuyện không hay về Châu Sơn. Thanh niên đi đâu là rách việc đấy! Đi chầu lượt GX khác thì uống rượu gây gỗ đánh lộn. Đi tham dự đại hội giới trẻ thì vô kỷ luật, rượu chè, bài bạc, vô tổ chức…”. Chứ không phải vì sự cố mặt nổi si ken đồ Chầu lượt đâu.
    Điều tác giả muốn nói là: “Xìkendồ chầu lượt” chỉ làm mặt nổi của tảng băng chìm mà thôi. Cái sâu thẳm của vấn đề ở đây là, người Châu Sơn trở thành ông phỗng đá, để cứ bình chân như vại, xem chuyện đó, “nhỏ như con thỏ” ấy mà!
    Tác giả còn nói tiếp: Và cái cách đối phó, để có người tự biện hộ: “Sự cố đó, chỉ là tai nạn, là con sâu làm rầu nồi canh mà thôi, chứ GX chúng ta cũng còn tốt chán!”. Họ lập lờ, lấp liếm, đánh lận con đen để giữ chút sĩ diện hão…
    Và tác giả đã nói lên: cái Bi kịch ở đây là lương tâm của mỗi người chúng ta dường như đã bị sơ cứng, chai lỳ ra mất rồi, để vẫn cứ sống bình thản mà không hề cay rứt, vò xé lương tâm! Mới là chuyện lạ! Tưởng như chưa có việc gì xẩy ra trong GX mình. Và cứ thế, tiến trình nội tâm đi từ: vô tư, vô tình đến vô cảm, dần dần biến thái sang vô tâm, vô đạo đức…và cuối cùng là vô nhân, vô nghĩa. Chính điều đó đã làm cho chúng ta mù loà, để không còn nhận ra sự liên đới trách nhiệm trong cuộc sống của mỗi con dân GX.
    Và nguyên nhân chính là ở:Chính chúng ta cũng đã không ít lần đầu độc giới trẻ bằng sự dối trá, bằng sự lấp liếm sự thật…bằng sự manh động xào xáo trong cuộc sống. Chẳng phải chúng ta đang hằng ngày gieo rắc những tệ nạn cờ bạc, rượu chè…đó sao?! Và chính những mầm mống đó, đã đem lại những thảm hoạ khôn lường cho cuộc sống chúng ta.
    Xét thấy cách diễn đạt của tác giả rất bài bản logic.
    Và cái kết của tác giả cũng rất tâm huyết, thiết tha và rất có hậu: ngõ hầu đem lại trật tự mới: một nền nếp gia phong, một nền giáo dục nhân bản và một nền đạo đức tôn giáo “sống tốt đạo đẹp đời”…như thửa nào. Có như thế, mới mong đem lại sự đầm ấm yên vui cho cuộc sống, và dần lấy lại danh dự cho GX, đã từng có một thời vang bóng…
    Thiết tưởng người viết vẫn thao thức cho một GX tốt đẹp. Cái điều tác giả nhằm vào ở đây là mặt bằng chung, chứ không quy kết một cá nhân nào.
    Rất cám ơn bạn Paroussia đã sọi rọi một vài góc cạnh của tác giả Hư Trúc

      19 hours ago

    comment 5

    Paroussia

    Nov 17, 2013 at 12:40 pm

    Cám ơn Nguyễn Cung Miên Trường nhiều.
    Rất đồng ý sự phản hồi của bạn, và tôi nghĩ cái bạn lập luận là điều khiến bài viết của Hư Trúc đáng quan tâm. Chúc bạn khỏe.

    Paroussia

    Nov 17, 2013 at 2:09 pm

    Thưa Author,
    Nhà em cũng xin xí xọm với bác : nhà em uống rượu thuộc hàng khá. Nhưng nếu còn nửa chai nữa thì chuẩn bị đi mua tiếp chứ nhất quyết không buồn. hihihihi.
    Nhưng dẫu sao rượu của mình nhiều chất hóa học quá, có rượu tây uống an toàn hơn. Và quan trọng hơn cả, phải chuẩn bị trước một nền tảng nhân bản tốt để khi say không làm chuyện … buồn.

    1. Anh cô

    Nov 18, 2013 at 7:23 am

    Your comment is awaiting moderation.

    Khá lắm! Một hảo tửu nhân!!! Hết rượu là đi mua tiếp và nhất quyết không buồn. “Và quan trọng hơn cả, phải chuẩn bị trước một nền tảng nhân bản tốt để khi say không làm chuyện … buồn”. Chuẩn bị tác phong cho việc uống rượu đầy nhân bản như thế là điều các bạn trẻ nên làm trang bị. Nhưng hỏi thật bạn: “Khi say rồi, biết “đếch” chi nữa mà phân biệt chuyện hay chuyện dở nữa đây bạn Paroussia!!!???”
    Xin được sửa lưng một chút nhé bạn Paroussia: “Và quan trọng hơn cả, phải chuẩn bị trước một nền tảng nhân bản tốt, biết dừng lại trước khi say, để không bao giờ làm chuyện buồn”
    Thông cảm chút nha bạn!

    1. 1.Paroussia

    Nov 18, 2013 at 12:02 pm

    Tùy quan điểm của mỗi người. Đúng là “Khi say rồi, biết “đếch” chi nữa mà phân biệt chuyện hay chuyện dở », nên khi say người ta hay làm theo bản năng. Nếu người có nền tảng nhân bản tốt, không bao giờ nói tục, khi say người ta sẽ không nói tục. Còn người lúc nào cũng chưởi “đếch” khi say sẽ dễ dàng nói đếch. Hihihhihi. Một người luôn nhìn người khác bằng cái nhìn gây hấn, khi say dễ đánh lộn hơn là người hiền hòa và luôn tôn trọng người khác, khi tỉnh.
    Người có nhân bản cũng không nhất thiết phải dừng lại trước khi say, bởi có những tình huống không say, anh em mất vui. Thỉnh thoảng cũng phải vui với mọi người. Nhưng khổ một nỗi, người thỉnh thoảng mới uống rượu lại dễ say. Tôi nghĩ cái quan trọng của sự “chuẩn bị” nhân bản là ở chỗ đấy. Dĩ nhiên, tuyệt đối không nên say thường xuyên được vì như thế dễ gây ra đau khổ cho người khác.
    Từ suy nghĩ đấy, dù Anh Cô sửa lưng, tôi vẫn quay thẳng trở lại và nở một nụ cười … tủm tỉm.
    Mến

    Tiểu Siêu

    Nov 19, 2013 at 8:36 am

    Your comment is awaiting moderation.

    Bạn Paroussia ơi! bạn khéo nguỵ biện khi viết: “Người có nhân bản cũng không nhất thiết phải dừng lại trước khi say, bởi có những tình huống không say, anh em mất vui”. Nhưng người nhân bản cách mấy, khi say rồi còn lý trí đâu mà nhân bản với nhân cách nữa. Chuyện nói không say mà vẫn làm mất vui, có đầy trong cuộc sống…thành ra, say rồi thì không nói trước được chuyện gì?
    Bạn nói: “Tôi nghĩ cái quan trọng của sự “chuẩn bị” nhân bản là ở chỗ đấy”. Tôi nghĩ, chuẩn bị nhân bản không phải là lao vào say xỉn để rồi đối phó tình huống, mà là tránh tình huống xấu xảy ra cơ. Trong đạo đức tôn giáo: tránh những cơn cám dỗ chứ không phải sa chước cám dỗ rồi mới chống lại. Mất linh hồn là cái chắc!
    Nhưng rồi cuối cùng bạn cũng hạ vũ khí khi viết:”Dĩ nhiên, tuyệt đối không nên say thường xuyên được vì như thế dễ gây ra đau khổ cho người khác”. Bạn đã nhận chân ra là dễ gây đau khổ cho người khác rồi đấy! Nếu có nhân bản thì say thường xuyên vẫn được chứ sao!? Đâu có gì phải lo sợ. Chắc là bạn cũng không đảm bảo được cái say xỉn của người có nhân bản rồi chứ! Hình như bạn bắt đầu sợ rồi!!??
    Còn một điều nữa, rắn ít cắn nhưng cắn là chết người. Người nhân bản say xỉn, có thể vì kiềm giữ lâu ngày bị ước chế, nên khi say có thể tầm ngầm mà đấm chết voi vậy.
    Mạn đàm cho vui một chút nha! Chúc bạn vui vẻ

    Quý bạn đọc thân mến,

    Đọc xong các comments trên, bạn có suy nghĩ gì? Bạn có thấy chút tếu táo, vui vẻ cả nhà không? Bạn có thấy vấn đề được gợi mở một cách thoáng hơn không?  Bạn có thấy rằng “chuyện nhỏ như con thỏ”, và bạn có khả năng làm hơn các comments kia không?

    Vậy thì bạn còn chần chờ chi để không comments vào sau các bài viết nữa!!! Chính những comments sau mỗi bài viết sẽ tạo nên sự sôi động cho bạn đọc, tạo sự hào hứng cho người viết.

    Comments dzô nhé bạn!!!

    Xin cám ơn

    BĐD

     

     

    Bình luận

    Bài liên quan

    3 BÌNH LUẬN

    1. Ước gì một ngày nào đó những gương mặt này (Paroussia, Hiền, Kha Trấn Ác, Miên Trường, Anonymous, Anh Cô, Tiểu Siêu…) được ngồi chung một mâm nhỉ !!! Lúc đó vui phải biết. Không chừng anh em ruột gặp nhau mới nhận ra nhau. Hahaha.

    2. Gớm cái bạn này đang ở hai đầu chiến tuyến tranh cãi nhau, mà sao trở thành chiến hữu nhanh vậy! Văn chương nhân bản là thế đấy phải không bạn!? Biết đâu một ngày nào đó, chúng ta quần tụ bên nhau nhỉ? Chào bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ

    3. Cãi nhau là do khác quan điểm chứ không phải ghét nhau nên vẫn có thể ngồi bên nhau tốt. Nhiều khi cãi nhau nhiều lại trở nên thân nhau cũng nên. hahaha.

    Bình luận bị đóng.

    Thông báo

    Chúng tôi vừa nâng cấp phần mềm lõi của website nên lượt xem của một số bài viết có thể hiển thị sai.

    Thời tiết bây giờ tại Châu Sơn

    Buon Ma Thuot
    broken clouds
    25 ° C
    25 °
    25 °
    75 %
    4.2kmh
    59 %
    T6
    24 °
    T7
    29 °
    CN
    25 °
    T2
    25 °
    T3
    28 °

    Chuyên mục chính

    Bài mới