“Đức Bergoglio nói về cuộc cách mạng của mình
vào năm đầu tiên trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội”
Bài viết của Ferruccio de Bortoli
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
1. Chủ đề về gia đình là tâm điểm cho hoạt động của Hội Đồng Tam Vị Hồng Y. Từ Tông Huấn “Familiaris Consortio” của Đức Gioan Phaolô II có nhiều điều đã đổi thay. Những thứ mới mẻ lớn lao cả thể đang được trông đợi xẩy ra. Và Đức Thánh Cha nói rằng
không được lên án những người ly dị – họ cần phải được giúp đỡ.
Nó là một con đường dài Giáo Hội cần phải hoàn thành, một tiến trình Chúa mong muốn. Ba tháng sau khi tôi được bầu chọn, các đề tài về cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới được nộp cho tôi, và chúng tôi đã quyết định bàn đến những gì Chúa Giêsu đóng góp với con người hiện đại. Tuy nhiên, cuối cùng – tôi cho rằng đó là dấu Chúa muốn – chúng tôi đã quyết định về gia đình, một cơ cấu đang trải qua một cuộckhủng hoảng rất ư là trầm trọng. Khó lòng mà hình thành nên một gia đình. Giới trẻ không còn lập gia đình nữa. Có nhiều gia đình ly tán, dự án sống chung của họ bị thất bại. Con cái chịu nhiều khổ đau. Chúng ta cần phải cung cấp một giải đáp. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy tư nhiều về vấn đề này, một cách sâu xa. Đó là những gì cuộc Mật Nghị Hồng Y và cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới đang làm. Chúng ta cần phải tránh đi việc tỏ ra hời hợt về đề tài này.
Khuynh hướng giải quyết từng vấn đề một cách đúng sai là một lầm lỗi, một thứ đơn giản hóa những gì sâu xa. Đó là những gì những người Pharisiêu đã làm:một thứ thần học rất nông cạn.Và chính nhờ chiều hướng suy tư sâu xa này mà các tình huống đặc biệt sẽ có thể được giải quyết một cách nghiêm chỉnh, bao gồm cả tình huống của thành phần ly dị.
Tại sao bản tường trình củaĐức Hồng Y Walter Kasper trong cuộc Mật Nghị Hồng Y vừa rồi (một vực thẳm giữa tín lý về hôn nhân và gia đình với đời sống thực sự của nhiều Kitô hữu) đã gây ra quá nhiều chia rẽ giữa các vị Hồng Y?
Đức Thánh Cha có nghĩ rằng Giáo Hội sẽ có thể trải qua 2 năm hành trình cực khổ này để tiến đến một sự đồng thuận rộng rãi và bình lặng hay chăng?
Đức Hồng Y Kasper đã thực hiện một cuộc trình bày tuyệt vời và sâu xa, một trình bày chẳng bao lâu sẽ được phổ biến bằng tiếng Đức, trong đó ngài nói đến 5 điểm, mà điểm thứ năm là điểm về vấn đề hôn nhân lần thứ hai. Tôi đã cảm thấy lo hơn nữa nếu không xẩy ra một cuộc bàn luận căng thẳng trong cuộc Mật Nghị Hồng Y này, vì nó sẽ trở thành vô dụng. Các vị Hồng Y biết rằng các vị có thể nói những gì các vị muốn, và các vị đã trình bày cho thấy các quan điểm khác nhau là những gì vốn thêm phần phong phú. Việc bàn cãi cởi mở và huynh đệ giúp cho tư tưởng về thần học và mục vụ gia tăng. Điều đó không làm cho tôi cảm thấy run sợ. Hơn nữa, tôi muốn thấy thế mà.
Trong quá khứ mới đây, vấn đề thường qui chiếu về“những thứ giá trị bất khả thương lượng”, nhất là về các vấn đề đạo lý sinh học (bioethics) và luân lý tính dục (sexual morality). Đức Thánh Cha chưa hề sử dụng đến công thức ấy. Phải chăng việc chọn lựa này là dấu hiệu cho thấy một đường lối bớt qui tắc hơn, tôn trọng lương tâm cá nhân nhiều hơn?
Tôi không bao giờ hiểu cái công thức “những thứ giá trị bất khả thương lượng”. Giá trị là giá trị và cái gì ra cái đó. Tôi không thể nói ngón tay nào trong bàn tay hữu dụng hơn những ngón còn lại, bởi thế tôi không hiểu được các thứ giá trị bất khả thương lượng nghĩa là gì. Những gì tôi cần phải nói về đề tài sự sống tôi đã đưa vào bản văn Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm”.
Nhiều xứ sở đã qui định các cuộc phối hợp đời (civil unions). Phải chăng đó là một đường lối Giáo Hội có thể hiểu được? Thế nhưng cho tới độ nào?
Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các Chính Quyền dân sự muốn biện minh các cuộc phối hợp đời để hợp thức hóa những trường hợp chung sống khác nhau, được thúc đẩy bởi nhu cầu cần qui định các khía cạnh kinh tế giữa những con người, chẳng hạn, để bảo đảm về việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi trường hợp cần phải được xem xét và thẩm định theo tính chất khác biệt của nó.
2. Vai trò của nữ giới trong Giáo Hội sẽ được cổ võ ra sao?
Khoa phán quyết đúng sai trong trường hợp này cũng chẳng giúp được gì.
Thật sự là nữ giới có thể và cần phải hiện diện hơn nữatrong các vai trò quyết định củaGiáo Hội.
Thế nhưng tôi muốn gọi vấn đề này là một thứ đề bạt của một loại nhiệm vụ. Và nếu chỉ thế thôi thì người ta không tiến hơn bao nhiêu. Trái lại, chúng ta cần phải nghĩ rằng Giáo Hội có điều khoản “la” về nữ giới: nó nguyên thủy là nữ giới.
Thần học gia Urs von Balthasar đã cố gắng nhiều về đề tài này:
Nguyên tắc Thánh Mẫu hướng dẫn Giáo Hội bằng bàn tay của nguyên tắc Phêrô.
Vị Trinh Nữ quan trọng hơn bất cứ vị Giám Mục nào và bất cứ vị Tông Đồ nào.
Việc suy tư thần học đã được bắt đầu. Đức Hồng Y [Stanislaw] Rylko [chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân], cùng với Hội Đồng Giáo Dân, đang làm việc theo chiều hướng này với nhiều chuyên gia nữ giới.
Nửa thế kỷ sau bức Thông Điệp “Humanae Vitae – Sự Sống Con Người” của Đức Phaolô VI, Giáo Hội có thể lập lại một lần nữa đề tài kiểm soát sinh sản hay chăng?
Người huynh đệ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y [Carlo Maria] Martini [vị cố Tổng Giám Mục Milan] đã tin rằng giờ đây đã đến thời điểm rồi đó.
Tất cả đều lệ thuộc vào cách thức bản văn về “Sự Sống Con Người” được giải thích.
Chính Đức Phaolô VI, cho đến cùng, đã huấn dụ các vị giải tội bày tỏ nhiều lòng xót thương và chú trọng tới các hoàn cảnh cụ thể.
Thế nhưng, cái thiên tài của ngài là một thứ ngôn sứ, vì ngài đã can đảm trong việc đi ngược lại với đa số, trong việc bênh vực kỷ cương luân lý, trong việc đạp cái thắng về văn hóa, trong việc chống lại tân chủ nghĩa lo sợ tăng bội dân số Malthusianism.
Mục tiêu không phải là để thay đổi tín lý mà là vấn đề đi sâu vào vấn đề này và bảo đảm rằng việc thừa tác mục vụ lưu ý tới những trường hợp của từng người và những gì người đó có thể làm. Điều này cũng sẽ được bàn luận trên đường tiến đến cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới.
3. Khoa học tiến hóa và tái định giới hạn của sự sống. Việc kéo dài sự sống trong tình trạng thực vật có ý nghĩa lắm chăng?
Tôi không phải là một chuyên gia về những luận lý về khoa đạo lý sinh học, và tôi sợ bị lầm lẫn về lời nói của mình. Tín lý truyền thống của Giáo Hội nói rằng không ai bị ép buộc phải sử dụng những phương pháp ngoại lệ khi ai đó ở vào giai đoạn tận cùng của họ. Theo mục vụ, trong những trường hợp này, tôi bao giờ cũng khuyến dụ việc chăm sóc xoa dịu giảm đau. Về những trường hợp đặc biệt hơn cần phải thích đáng bàn hỏi với các chuyên gia.
4. Hiệp thông với Chính Thống Giáo
Chuyến đi Thánh Địa của Đức Thánh Cha có dẫn đến mộthiệp định liên hiệp thông với Chính Thống Giáo mà Đức Phaolô VI, 50 năm trước, hầu như đã ký với Đức Thượng Phụ Athenagoras?
Tất cả chúng ta đều nóng lòng về việc đạt tới những thành quả “được niêm ấn”. Thế nhưng con đường hiệp nhất với Chính Thống trên hết nhắm tới việccùng nhau tiến bước và làm việc.
Ở Buenos Aires, một vài Chính Thống đã đến tham dự các khóa giáo lý. Tôi thường cử hành Giáng Sinh và ngày 6/1 cùng với các vị giám mục của họ, những vị thậm chí xin tham vấn từ các văn phòng địa phận của chúng tôi.
Tôi không biết câu chuyện đúng hay chăng là Đức Athenagoras đã nói với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI rằng ngài đề nghị là họ cùng nhau bước đi và sai tất cả các thần học gia đến một hải đảo để bàn luận với nhau.
Đó là một câu chuyện đùa, thế nhưng vấn đề ở đây là cần chúng ta cùng nhau tiến bước.Thần học Chính Thống rất phong phú. Và tôi tin rằng, vào lúc này đây, họ có các đại thần học gia.
Quan niệm của họ về Giáo Hội và đoàn tính thì tuyệt vời.
5. Trung Hoa
Trong ít năm nữa quyền lực lớn nhất thế giới sẽ là Trung Hoa là nơi mà Tòa Thánh không có liên hệ gì. Cha Matteo Ricci là một tu sĩ Dòng Tên như Đức Thánh Cha.
Chúng ta đang gần với Trung Hoa. Tôi đã gửi một bức thư cho Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào khi ông ta được bầu lên, 3 ngày sau tôi. Và ông đã trả lời cho tôi. Những mối liên hệ đang có đó. Họ là một dân tộc lớn lao mà tôi yêu mến.
Đức Thánh Cha, tại sao Đức Thánh Cha không bao giờ nói về Âu Châu? Những gì không thuyết phục được Đức Thánh Cha nơi dự án của Âu Châu?
Ông có nhớ ngày tôi đã nói về Á Châu hay chăng? Tôi đã nói gì nào? (Ở đây vị tường trình đã mạo hiểm cống hiến một số giải thích, thu góp những ký ức mơ hồ chỉ để nhận thức rằng ngài đã rơi vào một cái bẫy đẹp). Tôi đã không nói về Á Châu hay Phi Châu hoặc Âu Châu. Chỉ về Mỹ Châu La Tinh khi tôi ở Ba Tây, và khi tôi phải tiếp Ủy Ban về Mỹ Châu La Tinh. Chưa có dịp để nói về Âu Châu. Rồi sẽ có mà.
– Đức Thánh Cha đangđọc cuốn sách nào trong những ngày này?
+ “Phêrô và Mai Đệ Liên” của Damiano Marzotto vềchiều kích nữ giới của Giáo Hội. Một cuốn sách tuyệt vời.
– Và Đức Thánh Cha không thể coi bất cứ một cuốn phim hay nào, một đam mê khác trong những đam mê của Đức Thánh Cha? “La Grande Bellezza” đã đoạt giải Oscar. Đức Thánh Cha sẽ có xem nó hay chăng?
+ Tôi không biết. Cuốn phim cuối cùng tôi xem là cuốn “Sự sống thì Mỹ Miều của Benigni. Trước đó tôi đã xem cuốn “La Strada” của Fellini. Một kiệt tác. Tôi cũng thích cả Wajda…
– Thánh Phanxicô đã có một tuổi trẻ thản nhiên vô tư. Xin hỏi Đức Thánh Cha là ngài đã từng yêu thương hay chăng?
+ Trong cuốn sách The Jesuit, tôi đã thuật lại tôi đã từng có một người bạn gái vào năm 17 tuổi. Và tôi cũng đề cập đến nó trong cuốn Trời và Đất, cuốn sách tôi đã viết với Abraham Skorka.
Trong chủng viện, có một người con gái đã làm cho tôi xoay vần một tuần lễ.
– Nếu Đức Thánh Cha cho phép tôi hỏi thì nó đã chấm dứt thế nào ạ?
+ Chúng những gì của tuổi trẻ. Tôi đã nói chuyện với vị giải tội của tôi về nó [một nụ cười tươi tắn].
Xin cám ơn Đức Thánh Cha
Xin cám ơn ông.
|
|