TUỔI THƠ CỦA CÁC EM ĐÂU RỒI!!??
Cận ngày tết trung thu ,(14-8ÂL) khoảng 19g, chị T tất tả chở con út đi học thêm, đi ngang những dãy nhà giàu đường Y Jut, Lý thường Kiệt,.. thằng bé ngoái cổ nhìn một cách thèm thuồng, từng lớp người đang xem “múa lân”, trong số đó đa số là người lớn…
Hình ảnh trên đây, cho mình 2 điều suy nghĩ:
*1/-Tết Trung thu ngày nay có còn của các em nữa không? hay chỉ còn 50%,30%…không nói gì xa xôi,ngay trong GX Chúng ta, những cuộc vui ăn uống, được tổ chức minh nhiên trong các xóm, lấy lý do là nhân ngày tết trung thu, chủ yếu là các “người lớn”, còn “các em thì đã có thôn và nhà thờ phát bánh kẹo rồi, nhà thờ còn có múa lân nữa…”. Đó là lời phát biểu của một phụ huynh.
*2/- Thật xót xa khi chính ngày tết của các em,mỗi năm có 1 lần duy nhất,đang lẽ những ngày này, hàng đêm tay xách đèn cùng các bạn rước đèn, xem múa lân, “tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường….” mà trong khi đó, các em vẫn phải “gồng” minh đi học thêm, hình như các Thầy cô, và phụ huynh quá lo lắng cho tương lai của các em đến nỗi đánh mất tuổi thơ của các em lúc nào không hay!!!
Cũng có thể, có nhiều phụ huynh nghĩ rằng: càng học nhiều càng tốt và học thêm cũng là một cách cấm cản việc con đi chơi, hoặc: giáo viên dạy ở lớp phải học, nếu không sẽ bị đì và điểm số lẹt đẹt.
Đành rằng nội dung kiến thức trong chương trình quá nặng so với vài ba tiết của phân phối chương trình, đề thi thì nâng cao, học cơ bản không thể giải quyết được những bài tập khó nên nhiều học sinh phải đi học thêm.
Và cũng không hiếm thầy cô giáo dạy thêm chân chính, họ kiếm sống bằng sự lao động trí tuệ hết sức nghiêm túc và đầy sáng tạo của mình, học sinh rất yêu quý, kính trọng. Nhưng cũng có những giáo viên đã tìm cách chèo kéo, nói xấu, cho điểm thấp để học sinh phải đến nhà học thêm. Rốt cuộc, “nạn nhân” của tình trạng trên là những em học sinh đáng thương,
Nghĩ lại mà thương tuổi thơ của các em quá, liệu tương lai, các em nhìn lại và thắc mắc “không biết tuổi thơ mình để đâu rồi nhỉ? “…
Kim Dung
Bình luận