SƠ YẾU LÝ LỊCH CÁC LỚP NIÊN KHÓA TIẾN ĐỨC: 64-65, 65-66, 66-67
tienducchauson
18/04/2016
Diễn Đàn Bạn Đọc
264 Views
Sơ yếu lý lịch
lớp 3 – 27
Niên khoá 1964 – 1965
Đời người như bóng câu qua song cửa. Mới đó mà thấm thoát 55 năm của ngôi trường Tiến Đức. Riêng lớp 3 – 27 của chúng tôi thì vừa tròn con số 52 năm, 1959 – 2011 – ngày đầu tiên bước vào mái trường thân yêu Tiến Đức, lớp mẫu giáo.
17 lớp, chắc chắn sẽ có 17 kiểu sắc đặc thù khác biệt nhau. Riêng lớp 3 – 27 chúng tôi, chẳng dám đua tài thi thố, múa rìu qua mắt thợ với các lớp đàn anh và đàn em về mọi mặt. Tuy nhiên cũng xin khiêm tốn trình làng một đôi nét chấm phá về lớp 3 – 27. Và biết đâu, điều khiếm tốn đó lại gây được sự chú ý và thú vị cho các bạn!? Ngay mã số của lớp tôi 3 – 27, có lẽ, cũng làm cho các bạn ngạc nhiên, và tò mò để tự hỏi: Tại sao lớp tôi lại có mã số như thế?
Một lớp học – lớp nhất, chỉ có vọn vẹn 27 thành viên, nhưng lại có đến ba người thầy dạy – Thầy Bùi Văn Tuyên, Thầy Nguyễn Văn Hồng, Thầy Nguyễn Văn Huyền. Có người bảo: “Lớp này chắc phải giỏi lắm đây! Một ông thầy dạy không xi nhê vào đâu, mà phải cần đến ba ông thầy mới đáp ứng được năng lực học của lớp!”. Riêng chúng tôi, người trong cuộc, chẳng dám xưng danh lớp mình là tài giỏi, nhưng chỉ ghi nhận một kỷ lục ở trường Tiến Đức là, chưa lớp nào có đến ba người thầy dạy. Và từ đó, lớp mang mã số 3 – 27. Mã số lớp đã được giải trình, mong các bạn đừng bỏ qua những chi tiết thú vị sau đây:
Lớp có 27 thành viên, nhưng con số bước vào ngưỡng đại học là 9 người – một kỷ lục vào đại học hơi bị cao, so với tỷ lệ học sinh trong một lớp vào thời đó. Trong đó, có người đậu tú tài II chương trình Pháp.
27 người trong một lớp, có đến hai linh mục – một tỷ lệ linh mục, mà các lớp khác nằm mơ cũng khó thấy!!! Một linh mục làm Giám phụ tỉnh dòng Canada cha Paulus Trần Trung Dung, và một ở Việt nam. Mà linh mục ở VN – Ân Đức Trần Ngọc Hoan, lại là một nhạc si Thánh ca rất có tiếng tăm, được xếp vào tốp 10 những nhạc si Thánh ca hàng đầu của Công giáo Việt Nam. Hiện đã phát hành được 7 CD, trong đó có những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng góp mặt như: Khánh Ly, Giao Linh, Thanh Tuyền, Lệ Thu…. Ngoài ra, cũng có một vài nghệ si nhà vườn chuyên chế biến – tối tác âm nhạc, cây nhà lá vườn để, “hát cho Châu Sơn tôi nghe”. Có một cây viết lách tay ngang, có truyện ngắn, bút ký đăng trên các báo, các trang Web, và có truyện ngắn đọc trên đài phát thanh…là anh Nguyễn Vĩnh Căn. Đó là chưa kể đến, có người làm đến chức danh Giám đốc Tín dụng, rồi lên đến Chủ tịch Hội đồng Quản trị anh Hoàng Xuân Thanh. Có người làm đầu ngành trong ban Giáo huấn của Giáo xứ anh Phạm Văn Liên. Có người là Giáo viên: Cao Đình Đức, Nguyễn Tiến Hiền, Trần Thị Liên, Trần Thị Đồng, Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Mười, Trần Thị Thanh… Ca trưởng Đoàn Quang Vĩnh….Lớp còn có những bông hoa một thời áo trắng sân trường: Trần Thị Liên với danh hiệu “Người đẹp nữ sinh”, Lê Thị Lài “Bông hoa đồng nội”. Nguyễn Thị Phượng có cái đẹp đôn hậu, sang trọng của bậc “Mệnh phụ phu nhn”.
Thương thay! Một người con gái hy sinh đời mình để làm một “thiên sứ” gánh dâu bể trần gian trên đôi vai gầy…là chị Nguyễn Thị Thuyên.
Thậm chí, có những Nông dân làm giàu với nương rẫy: Cà, Tiêu, Na, và gia cầm công nghiệp: Nai, Gà, Vịt, Heo…đạt đến chức danh “hai lúa” của giáo xứ Châu Sơn.
Chỉ là vài nét chấm phá giới thiệu chút dung mạo khiêm tốn của lớp 3 -27, chứ thật tình chẳng dám khoe khoang chi nhiều.
Lớp 3 – 27
Sơ yếu lý lịch
Lớp Nhất niên khoá 1965-1966
Lớp có 49 thành viên, do thầy Nguyễn Văn Hồng phụ trách dạy. Đây là lớp đang học hành dở dang, vừa thi Tú tài I xong là phải động viên đi lính, nên rất ít thành viên lớp có Tú tài II, ngoài những thành viên đi tu…
Nhưng đổi lại lớp cũng có những khuôn mặt nổi trội vượt lên hàng đầu của trường Tiến Đức. Với 49 thành viên của lớp, trong số đó vẫn có những tinh hoa đóng góp cho giáo xứ và xã hội. Bông hoa thành đạt tinh thần nhất, phải kể đến cha Đa Minh Nguyễn Tiến Trung – LM, phục vụ tại giáo phận Kon Tum.
Bạn Đậu Quang Đại là Tiến sĩ Cơ khí và Quản trị kinh doanh hiện định cư ở Mỹ; người được lọt vào “tốp ten” những gương mặt tiêu biểu Tiến Đức.
Bạn Trần Ngọc Huân là ca trưởng ca đoàn Cêcilia, với nhiều sáng tác ca khúc đạo đời…còn có biệt danh là “Huân he”. Bạn Trần Minh Thanh có biệt danh “Đoàn muôn thủa” cũng có nhiều công sức đóng góp về kỹ thuật cho các công trình của nhà thờ, giáo xứ…
Người có “bộ nhớ” của nhà “sử học” là Nguyễn Đình Thuyết. Người có cái miệng vàng – kim khẩu, là Nguyễn Quang Khanh, “đụng hàng” là biện thuyết thao thao bất tuyệt… Bạn Phạm Hùng Tâm, một “Hai lúa” của đất Tây Nguyên, chủ một trang trại mấy mươi Ha cà phê, cao su…
Góp mặt hương sắc cho đời, phải kể đến các “mỹ nữ”: Nguyễn Thị Kỳ – “người đẹp duyên dáng”, Trần Thị Hiền – “người đẹp quyến rũ”; là những “mỹ nữ” một thời làm chao đảo các đấng mày râu trên sân trường Tiến Đức. Ngoài ra “mỹ nữ” Trần Thị Hiền còn là một nhà doanh nghiệp ăn nên làm ra ở đất Sài Thành.
Về xã hội, hình như người của lớp này thâu tóm hết quyền hạn của hai thôn II và III. Bạn Ngô Văn Liên là Thôn trưởng Thôn 2 lâu năm nhất. Bạn Nguyễn Văn Hồng làm Thôn trưởng Thôn 3 qua nhiều thập niên. Bạn Phạm Nguyên hết làm CA Thôn 3, đến kiêm nhiệm nhiều chức vụ ở xã Cư Ebur…
Bên kia bờ đại dương còn có các bạn: Phạm Văn Hồng, Phạm Đình Tầng, Nguyễn Thị Kỳ, Đậu Quang Đại, Nguyễn Thị Đại…
Ngoài ra, còn có các bạn khác cũng là những “lão nông tri điền”, làm ăn phát đạt, cuộc sống tuy âm thầm, nhưng rất tâm tình và nhiệt thành như những hạt muối ứơp mặn cho đời, luôn kề vai sát cánh bên nhau để chia sẻ vui buồn, nâng đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, nhờ thế mà lớp chúng tôi rất đầm ấm yên vui.
Bây giờ tuổi lớp chúng tôi đang dần bước vào tuổi lục thập, tóc đã bạc màu thời gian để làm bậc ông bà, nội ngoại và có con cháu đùm đề cả rồi.
Lớp Nhất niên khoá 65-66
Sơ yếu lý lịch
Lớp Nhất niên khoá 1966-1967
Lớp có kỷ lục học sinh đông, gồm 51 thành viên, do thầy Lưu Vĩnh Chấp phụ trách dạy. Đây cũng là một “Hợp chủng lớp”, hội đủ mặt “anh tài tứ chiếng” và những “thành viên lang thang cơ nhỡ”, đều được đón tiếp nồng hậu đề quy tập về lớp. Quy tụ anh tài trước hết phải kể đến một nguyên Chủ tịch HĐGX Nguyễn Đình Hoà.
May mà có Sơ Anna Nguyễn Thị Ngọc Hương và Sơ Magarita Trần Thị Hợi Dòng Mến Thánh Giá – Tân Bình cứu vãn cho một lớp 51 người mà chỉ có hai bông hoa tinh thần. Nhưng bù lại, đây là một lớp có ba đại diện vào “tốp ten” gương mặt tiêu biểu của trường Tiến Đức là, Nguyễn Anh Võ, giảng viên đại học. Trần Văn Hiền, Giám đốc công ty tư vấn Asia nước ngoài. Một nhà doanh nghiệp làm ăn phát đạt là “mỹ nữ” Lưu Thị Kim Hương.
Ngoài ra, còn có một học vị cao khác là Thạc Sĩ Vương Đình Phan, Kỹ sư ngành điện lực (Mỹ). Hai Cử nhân là Nguyễn Văn Nam (Sư Phạm) và Trần Đình Hy (Anh Văn), nguyên HĐGX, con người nhiệt tình việc chung, thích “ôm rơm xót bụng”.
Giáo viên cấp I, và cấp II, gồm: Trần Hải Hà, Phạm Thanh Hoàn, Lưu Thị Quế, Lê Thị Hương,Trần Đình Hy, Trần Thị Hoè… Cần phải ghi nhận thêm, đây là một lớp trước 75, có kỷ lục đậu Tú tài II cao nhất, với 16 sĩ tử.
Một “dì phước” giữa dòng đời là Đậu Thị Lý. Dáng đẹp trai hào hoa của một tài tử cao bồi, nhưng hơi màu dáng cải lương là Trần Thế Hùng.
Người có kỹ năng “thất nghiệp” luôn là lá cờ đầu khởi nghiệp nông nghiệp ở Châu Sơn: Mía, tiêu, cà…Kinh doanh nghề xăng dầu, chế biến cà phê…; đó là anh Trần Văn Du.
Bên nông nghiệp còn có hai “Đại địa chủ thời mới” với diện tích gần cả 10 mẫu cà phê; đó là anh Lưu Quang Toàn và anh Trần Đình Hy.
Ở bên kia bờ đại dương còn có các bạn: Vương Đình Phan, Nguyễn Văn Nam, Trần Văn Tân, Trần Thị Hà, Nguyễn Thị Loan…
Nhìn chung, đây là một lớp thành đạt về nhiều mặt.
Lớp Nhất niên khoá 66-67 Tiến Đức