HÃY CHIA SẺ NỖI NIỀM, SAU THẢM HOẠ BÃO LỤT MIỀN TRUNG!!

Trong đời tôi, chưa bao giờ được thấy một cơn đại hồng thuỷ khốc liệt và khủng khiếp đến thế. Dường như cơn bão số 7 muốn xoá sổ 5 tỉnh miền trung, để nhuộm đỏ cả một giải đất từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế…

Và dường như, chưa bao giờ tôi phải nghẹn lòng bật khóc, khi nhìn thấy bà con ta lại phải chịu một thảm hoạ tàn khốc như thế! Tâm lý của những người miền cao Tây Nguyên, thường mưa bão càng lớn thì càng mừng, vì có bao giờ bị lụt lội đâu, mà càng mưa bão thì lượng nước ngầm sẽ dâng cao, và mùa nắng hạn sẽ có đủ nước tưới. Sự hời hợt và ơ hờ trước nỗi đau của đồng loại đã chìm trong sự vị lợi để “sống chết mặc bây”.

8

Lần này thì lòng vị kỷ trong tôi đã bị đánh bật ra, để nhường chỗ cho lòng thương cảm da diết cho những người bà con miền trung, khúc ruột của đất nước chúng ta.

Thương lắm bà con ta ơi! Cứ nghĩ đến lúc này, sau thảm hoạ cơn đại hồng thuỷ, về nhìn lại cảnh nhà vườn:

Có người, nhà đã cuốn trôi: vườn tược xói lở, cây cối ngã nghiêng ngỗn ngang…Ruộng đồng tan hoang ra dâu bể. Cơ cực quá bà con ơi! Bao giờ cho chụm lại được một ngôi nhà để được sống an cư lạc nghiệp đây!?? Đôi ba năm dựng lại được ngôi nhà ư! Mừng lắm ư!! Nhưng rồi lại nơm nớp bão lụt lại luôn lăm le cướp đi!! Cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm hoạ thiên tai, bảo sao họ có thể an cư lạc nghiệp được đây!!??

Trước thảm cảnh: tan hoang cửa nhà, sống chưa có cái để ăn để uống, nói chi đến nhà cửa ruộng nương. Trời ơi! Làm sao đứng trước cơ ngơi hoang tàn tan tác đó mà không nản lòng đây! Liệu bà con ta có còn đủ sức và niềm tin để đứng vững nữa không??!

4

Có những gia đình, ngày về đoàn tụ sau cơn bão, đã mất đi người con, mất đi người mẹ, mất đi người chị, người em…Sống còn chưa nổi, mà sao còn chất chứa nỗi mất mát tang thương ngút ngàn, để phải đau lòng tiễn đưa người thân ra ruộng đồng nữa đây trời! Rồi hòm đâu để người chết được ấm lòng sau những ngày ngâm mình giá lạnh trong nước lũ! Đành phải ủ trong tấm chiếu manh để vùi xuống nấm đất lạnh lẽo…Người chết dường như không nhắm mắt nổi để đành lòng ra đi, mà người sống đành phải thất lễ với người thân, để chôn người chết sơ sài như một con vật, thì lòng quặn đau biết dường nào!!

Rồi mồ cha mã mẹ, ông bà tổ tiên năm yên giấc cả mấy mươi đời, nay cũng bị trốc mồ trốc mã, người chết bị dựng dậy để cuốn trôi theo dòng cuồng lũ…thì có cơ cực không kia chứ! Đúng như lời bài hát của cố NS Trịnh Công Sơn: “Người chết hai lần, thịt da nát tan…”.

Màn trời chiếu đất, không nơi nương tựa, không chốn dung thân. Người dân miền trung dường như đang bị đẩy đến đường cùng của sự tuyệt vọng, mà không bút sách nào tả siết…

hay-tam-ngung

Người ta tính tổn thất của 5 tỉnh miền trung do cơn bão miền trung lên đến hàng tỷ tỷ đồng…

Những tài sản, bàn ghế, giường chiếu, quần áo…kể cả vàng bạc tiền tài cũng không kịp để giữ lấy, đành để theo nước cuốn trôi.

Rồi đến tổn thất của xã hội: Trường học bị hư hại nặng, bàn ghế hư hao và bị cuốn trôi. Sách vở của học sinh bị nước cuốn trôi hoặc bị ngâm nước cũng xem như bị huỷ hoại. Bao giờ cho con em được trở lại trường học đây?? Nhà thờ, chùa chiền…những nơi tâm linh thờ cúng cũng bị hư hại…Bao giờ cho người tín hữu tụ tập để thờ kính đây!??

Một tổn hại mà ít người nghĩ đến là: bao nhiêu học bạ, bằng cấp, bằng lái, sổ hộ khẩu, giấy xe, thẻ bảo hiểm bị ngâm nước hư hỏng toàn bộ…Mà ngay cả sổ bộ gốc của xã, tỉnh, thành phố cũng bị nhoà hết chữ nghĩa, hoặc máy vi tính cũng hư hao để khó có thể truy cập lấy lại tư liệu, thì biết căn cứ vào đâu để làm lại giấy tờ đây!?? Bình thường đi làm giấy tờ đã khó khăn, thì nay để làm lại toàn bộ giấy tờ của một cá nhân, phải khó khăn gấp bội.

Bệnh viện giường nệm, sổ sách, hồ sơ bệnh án, thiết bị dụng cụ y khoa…tất tần tật đã trở thành đồ phế liệu…

bao-lut5

Ngay khi thấy những hình ảnh bão lụt, tôi muốn bay ra ngay quê nhà, để một tay giúp đỡ: dựng lại mảnh phên nứa cho đỡ gió rét. Lợp lại mái nhà cho đỡ mưa rơi. Đỡ lại cây xiêu vẹo trong vườn nhà, để thấy lại nguồn sống, cây xanh màu tương lai…Ra ngoài đồng, đắp lại mồ mã ông bà tổ tiên, và thắp một nén hương cho ấm lại tình người!

Nhưng rồi lực bất tòng tâm, để tôi không thể về được, vì nhiều trắc trở….Vì vậy, bài viết này như thay lời muốn nói, để tạ tội với quê nhà…

Tôi muốn những giọt nước mắt rạn rủa thương cảm, chảy thành sông để tắm gội nhục nhằn và cơ cực cho bà con ta. Nhưng lòng tôi quá nhỏ bé, để không đong hết nổi những thương đau cơ cực trời biển mà đồng bào miền trung ta phải gánh chịu.

Tôi thương quê tôi vì đời còn nhiều gian khổ

Tôi thương quê tôi, bão lụt triền miên thác đổ

Tôi thương quê tôi, những người cam chịu một đời

Cho tôi gửi thăm, một trời thân ái mến thương!!

Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần: máu chảy ruột mềm, một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, để mở rộng tấm lòng mà đóng góp cứu trợ cho bà con miền trung ta đang phải đối mặt với bao cơ cực và bao nhọc nhằn. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Bầu ơi thương lấy bí cùng, người trong một nước hãy thương nhau cùng.

tq3

 

Bài viết này của một người con dân miền Nam, xin gửi đến bà con miền Trung, như một lời chia sớt gian nan, để an ủi và xoa dịu nỗi đau của đồng bào ta.

Hãy tin tưởng vào ngày mai tươi sáng đang đợi chờ trước mắt. Hãy tin vào vận mệnh cuộc đời: hết bỉ cực đến thái lai, sau cơn mưa trời lại sáng…

            Hiệp thông với thư kêu gọi của Đức Giám Mục Vinh Sơn giáo phận BMT, gửi đến các giáo xứ: anh em hãy chia sẻ nỗi niềm thống khổ của đồng bào bị bão lụt miền trung, là nhường cơm sẻ áo trong những lúc gian khó này, để thể hiện tinh thần tương thân thương ái: lá lành đùm lá rách, thể hiện đức ái của người Kitô hữu chúng ta.

tq2

Cha xứ Gioan cũng đã dặn dò giáo dân Châu Sơn chúng ta: Khi đi dâng thánh lễ, hãy nhớ đem theo tiền đóng góp cứu trợ bão lụt miền trung, để bỏ vào ống tiền vào ngày chủ nhật ngày 30.10.2016.

Nhiều điều phủ lấy giá gương, người trong một nước hãy thương nhau cùng.

Nguyễn Vĩnh Căn

Bài viết này đã được đăng trên trang web GPBMT

 

 

Check Also

THĂM THẦY GIÁO CŨ

Hôm qua, ngày 01/09,như thường lệ mỗi đầu tháng, ACE trang TIẾN ĐỨC Châu Sơn …