Thấy tin nhắn trên FB của van ly tran “bác ơi có chuyện lạ việt nam đây, sáng mai bác ra trường mầm non xã nhà sẽ có tin nóng sốt bác ơi, bác tranh thủ ra nha bác”.
Sáng mai đi lễ về, có vài người ghé tai: “bác sang bên trường mầm non Cư Ebur có chuyện lạ đáng đăng lên TĐCS lắm!”. Tôi hỏi lại: “Chuyện gì thế?”. Họ chỉ cười: “sang đó đọc băng rôn treo ở trước trường Mầm non, bác sẽ biết…”.
Tôi cứ nghĩ là có sự kiện chi lạ lắm đây! Chắc sẽ ghi nhận được một bài viết thời sự cho bà con Châu Sơn ta đọc…
Ăn sáng qua quýt, tranh thủ đi một vòng xem sao! Cũng mũ nón áo giầy và máy ảnh rềnh rang đi tác nghiệp trên chiếc xe Wave @ cà tàng. Nào ngờ đến nơi được báo, chả thấy gì là sự kiện? nhà trường vắng tanh? Chỉ thấy một tấm băng rôn treo ở trước trường mầm non rất đỗi bình thường của cái ngày kỷ niệm 42 năm giải phóng mà nhà nước ta vẫn quen làm thế mỗi khi đến ngày 30.4 đen.
Lòng không mấy vui, vì cứ ngỡ là mình bị lừa của ngày cá tháng 4…Quay xe lại tìm điểm uống nước mới gần đó, để hỏi cho ra chuyện. Đó là tụ điểm trại hòm Kim Khánh, bà con đang ngồi uống nước vui vè tám chuyện ngoài hiên nhà. Thấy tôi tới có người hỏi:
– Bác đi mô sớm mà mũ nón máy ảnh xôm thế!
– Nghe bảo bên trường mầm non có sự kiện chi lạ, có người báo sang ghi nhận, nhưng có thấy sự kiện gì đâu?
– Tại bác không nhìn kỹ, nên không ra vấn đề đấy thôi! Bác có thấy có một tấm băng rôn treo ở bên cổng trường mầm non không?
– Có chứ, ngày 30 tháng tư nào mà nhà nước chẳng treo loại băng rôn cổ động đó.
– Tại bác không đọc kỹ, nên không thấy sai sót của tấm băng rôn đó.
Thì ra, tấm băng rôn viết:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 42 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1973 – 30/04/2017)
Câu cổ động này viết sai: 30/4/1973 mà đúng ra phải là 30/4/1975. Rồi lại không cân đối khi tháng 4/1973 và 04/2017 là những sai phạm không nên có của một nhà văn hoá đi treo khẩu hiệu.
Xem ra người dân ta cũng tinh mắt thật. Chạy xe đi rẫy ở ngoài đường Tỉnh lộ 5 nhìn vào cũng khoảng gần 20 mét mà ai cũng nhận ra được sai phạm này thì cũng hơi bị hay đấy! Hay là trong lòng chăng ưa gì cái ngày này, nên vạch lá tìm sâu nhà nước ta vậy???
Nhưng xét ra, người làm văn hoá Xã, hay TP quá tất trách và cẩu thả trong việc viết câu khẩu hiệu này. Một cái năm của một cột mốc lịch sử quan trọng như thế mà viết sai được thì cũng hết biết nổi, văn hoá cái chỗ nào nữa đây!
Nếu bạn vào google, chỉ cần bạn viết: những lỗi sai chính ta của băng rôn nhà nước, bạn sẽ thấy hàng hà sa số những sai sót ngớ ngẫn, những lỗi chính ta ngây ngô làm người đọc từ ngỡ ngàng đến choáng vánh với ngữ pháp văn hoá biểu ngữ của nhà nước ta.
Đây phải được xem là lỗi hệ thống chứ không phải riêng của một vài cá nhân. Thế nào được gọi là lỗi hệ thống?? Lỗi hệ thống là lỗi cơ bản từ trên xuống dưới, từ hệ thống giáo dục không chuẩn và sai lệch của các nhà soạn sách giáo khoa với các hàm Giáo sư, PGS, các học vị tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, đến những người làm văn hoá nhà nước thiếu trình độ, thậm chí là vô học mà vẫn được những người có quyền thân thế đưa vào làm…
Các bạn hãy xem hàng loạt các biểu ngữ, băng rôn dưới đây, thì sẽ choáng người, khi những biểu ngữ này treo trên đường phố đông người qua lại, có cả những người nước ngoài…Họ sẽ đánh giá như thế nào về một hệ thống nhà nước sử dụng những người làm văn hoá thiếu trình độ học thức để viết những biểu ngữ ngớ ngẩn, những câu chữ đáng kinh ngạc, những lỗi chính tả hết sức ấu trĩ như thế!!???
Đáng phải xấu hổ cho một nhà nước đã sản sinh ra một nền văn hoá ngô nghê ấu trĩ và tồi tệ như thế! Phải chăng, vì những người đứng đầu văn hoá của nhà nước cũng thiếu trình độ văn hoá, thậm chí là ngu dốt nên hệ quả của việc viết biểu ngữ sai lạc là khó tránh khỏi…
Khi ghi hình xong, tôi liền ra báo với UBND xã biết sự cố đó. Gặp ông Trần Càm, nguyên chủ tịch xã, tôi trao đổi: Tấm băng rôn này có phải do văn hoá xã viết và treo ở trường Mầm non Cư Ebur không? Ông Cảm bảo, việc làm này là của Nhà Văn hoá TP BMT chứ không phải xã nhà đâu anh. Chính ông cũng lấy làm ngạc nhiên khi biết câu biểu ngữ đó của văn hoá TP mà viết cẩu thả và tất trách như vậy.
Thôi thì đi ghi nhận chả có chi làm, bèn ghi mấy tấm hình xóm nước mới trại hòm Kim Khánh và cơ sở trại hòm quảng cáo cho có việc vậy.
Thấy các chị em ta uống nước đông vui, mà thấy các ông rất ít, tôi hỏi: Các ông xóm này chết mô hết rồi mà không thấy đâu cả.
– Anh không thấy trời nắng hạn như ri ạ! Các ông ở nhà, có mà chết cả đám sao?
– Sao lại chết cả đám? Còn mẹ và con cái nữa chứ!
– Tiêu cà chết hết, mẹ con ở nhà cũng ngủm củ tỏi luôn.
– Con thì đứa có đứa không, chứ mẹ có củ tỏi đâu mà ngủm. Mà lo chi chết, ở ngay trại hòm có giá khuyến mãi, cứ chết mãi dô, mãi dô, có hòm khuyến mãi thoải mái!!!
Đùa vui tếu táo với chị em ta rồi vào chụp vài tấm hình trại hòm quảng cáo cho chủ nhân Kim Khánh vậy. Thế mà chẳng được một chai bia giải khát. Bà chủ bảo, cũng tại chủ nhân đi vắng, chôn xác kẻ chết ở phương xa, nếu không dượng cũng chẳng về nổi đâu.
Xin đa tạ tấm lòng của bà chủ nhân mời khách đãi bôi kiểu đó!!! Kiểu này chắc chẳng dám nhận làm bà con nữa luôn.
Châu Sơn choa
Bình luận