Trung thực là tấm vé đi đến thành công chứ không phải bằng cấp
tienducchauson
19/09/2018
Hoa thơm cỏ lạ
311 Views
Tối hôm đó, em nhận được điện thoại từ công ty. Họ nói rằng em đã được nhận vào làm việc nhưng không phải là người lập trình mà là trợ lý cho giám đốc phần mềm. Em vô cùng ngạc nhiên. Người phụ trách nói: “Tôi không biết điều gì đã xảy ra nhưng ông giám đốc thích anh, thích sự trung thực của anh. Thực ra ông ấy đã thuyết phục công ty và những người khác không muốn thuê anh. Mời anh tới làm việc vào tuần sau”.
Em làm trợ lý cho giám đốc công ty phần mềm. Công việc của em là tương tác với những người quản lý dự án trong công ty và báo cáo lại cho ông ấy mọi việc. Vài năm sau, ông ấy chuyển em lên bộ phận Marketing để quản lý quảng cáo và chăm sóc khách hàng cho công ty. Sau 7 năm, em được đề bạt làm phó chủ tịch Marketing. Vị giám đốc cho em công việc bây giờ là chủ tịch công ty.
Em không bao giờ quên điều ông ấy đã nói với em vào ngày đầu em đến làm việc: “Trung thực là đức hạnh mà nhiều thanh niên ngày nay không để ý tới. Tôi thuê cậu vì sự chân thành và trung thực của cậu. Kỹ thuật và các thứ khác có thể học được nhưng trung thực và chính trực là cái gì đó mà cậu đã có sẵn. Tôi chắc chắn rằng, bố mẹ cậu đã dạy dỗ cậu rất tốt để cậu có được những phẩm chất tốt đẹp ấy”.
Sự khác biệt đến từ đức tính trung thực
Đến tận bây giờ em vẫn nhớ như in giây phút em đưa ra quyết định cho tương lai của mình. Nếu nói dối, em sẽ bị ám ảnh với việc nói dối cả đời mình. Không ai có thể nói dối mãi được vì trước sau gì nó cũng sẽ bị phát hiện ra, và lúc đó sẽ nhục nhã biết bao. Em có thể có được việc làm nhưng lúc nào cũng phải sống trong sợ hãi rằng ai đó sẽ phát hiện ra. Sống như vậy quá mệt mỏi. Nếu nói dối một lần, em sẽ phải tiếp tục che đậy, giấu diếm trong cả đời mình. Tất nhiên, nói dối là sự lựa chọn dễ nhất và dường như hậu quả chẳng xảy ra ngay lúc đó, nhưng sự ám ảnh đó sẽ kéo dài suốt cả cuộc đời em. Em có thể lừa người khác nhưng em không thể lừa bản thân mình được.
Em nhớ bài học thầy đã dạy ở lớp Kỹ nghệ phần mềm trong bài giảng đầu tiên của thầy: “Người có giáo dục phải là người trung thực, có đạo đức và làm việc chăm chỉ để tạo ra sự khác biệt trong thế giới này”. Đó là lý do tại sao em quay lại cảm ơn thầy, bài giảng của thầy vẫn còn nguyên giá trị đối với em. Em rất trân quý bài học ấy. Tại lớp học của thầy em học được bài học quan trọng hơn cả kỹ thuật công nghệ, đó là phẩm cách của một con người, sống trong xã hội là phải chịu trách nhiệm về tất cả hành vi của mình”.
Trung thực là tấm vé đi đến thành công chứ không phải bằng cấp. (Ảnh: change.org)
***
Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin, làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững.
Người trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai, người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực còn làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống.
Lòng trung thực dường như không đem lại cho chúng ta sự giàu có và quyền lực ngay lập tức, nhưng nó mang đến cho chúng ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Sống trong xã hội hiện đại với những chuyện thị phi khó phân biệt, người có đức tính trung thực càng trở nên nổi bật và đáng trân quý. Thay vì để lại núi vàng non bạc cho con, các bậc cha mẹ hãy để lại cho con tài sản quý giá này: Đức tính trung thực. Các phụ huynh hãy tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này cho con em mình, để trẻ hoàn thiện chính mình, trở thành người tốt thúc đẩy đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển.
Hồng Ân