Mạn đàm về việc Xây dựng cở sở Hỏa táng tại thôn 3, xã Cư Ebur

Thông thường người ta chỉ bàn về một vấn đề nào đó, khi sự việc đang được dự tính công trình hay đang dự thảo một công việc nào đó, có nên hay không, chứ khi sự việc đã thành sự, gạo nấu thành cơm rồi thì chẳng có gì để mạn đàm nữa.

Nhà nước ta là thế đấy! Khi nào cũng đưa ra phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cho có vẻ tính dân chủ, như vụ giải phóng mặt bằng ở Thủ Thiêm rồi đến Đồng Tâm…Rồi cuối cùng, nhà nước cứ việc nhà nước thẳng tay làm mà, không quan tâm đến nguyện vọng của người dân, đến nỗi xẩy ra xô xát và ẩu đả rất đáng tiếc giữa người dân và nhà nước…

Mà phải nói đâu xa, tại Châu Sơn chúng ta…Ngay cả khi thiết kế xây dựng “Con Đường Vành Đai” chẻ ngay giữa làng Châu Sơn, mà đâu có thông báo để hội họp lấy ý kiến dân làng. Chỉ thông báo việc đền bù cho những hộ dân có “Con Đường Vành Đai” đi qua, làm như một chuyện đã rồi. Đây là một việc làm thiếu tính dân chủ. Đã đành là xây dựng “Con Đường Vành Đai” là kế hoạch mang tính lợi ích quốc dân lâu dài, nhưng dù sao đi nữa, nhà nước chẻ đôi “Con Đường Vành Đai” đi qua làng người ta, thì cũng cần phải có một buổi họp để đưa ra lý do giải thích cho chính đáng, để đả thông tư tương cho người dân chứ! Ai lại có áp đặt người dân như thế là thiếu tính dân chủ.

Rồi đến, khi thiết kế xây dựng bãi rác xuyên dọc theo tuyến đường B đi giữa làng Châu Sơn với một lộ trình rất dài đến hơn 2 Km chạy giữa thôn 2 và 3. Mỗi ngày có cả hàng trăm xe rác chạy qua thì thử hỏi sự ô nghiễm biết là bao cho người dân Châu Sơn. Thế mà nhà nước cũng đâu có họp bàn với người dân Châu Sơn để tính đến sự lợi hại mang đến cho người dân. Nhưng rồi người dân cảm thấy mình con dân thấp miệng bé cổ, có nói cũng chẳng đi đến đâu, để rồi đành phải chịu trận là thế đấy!

Rồi bây giờ đến chuyện xây dựng cở sở Hỏa táng tại xã Cư Ebur, có lộ trình xuyên qua thôn 2 và 3, và vị trí cơ sở này được thay bãi rác thành cở sở Hỏa táng…Thì nhà nước hiển nhiên cho rằng, đây là việc của nhà nước mà không cần phải tham khảo ý dân nữa…

Thành ra có người bảo, hèn chi mà trên tiêu đề giấy tờ chỉ có tiêu chí: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc chứ không có dân chủ??!!

Thôi, đó là chuyện soạn thảo Lập Pháp và Hiến pháp của Quốc hội, chúng ta “no table” (miễn bàn) vậy.

Ở đây chúng ta thử mạn đàm về việc xây dựng cở sở Hỏa táng tại thôn 3, xã Cư Ebur xem rằng sự lợi hại cho hai thôn chúng ta không?

Trước hết, thay cơ sở bãi rác để xây dựng cơ sở Hỏa táng, chắc chắn là người dân Châu Sơn sẽ bớt đi sự ô nhiễm hơn là bãi rác.

Là cở sở dịch vụ Hỏa táng cho toàn Tỉnh Dalak, khi đưa vào hoạt động đều đặn cả toàn Tỉnh, nhịp độ sẽ rất dày đặc, người ta ước tính có khoảng 50 thi hài sẽ được Hỏa táng mỗi ngày. Một con số thi hài đưa vào hỏa táng như vậy, thì bồ đoàn thê tử người thân sẽ kéo theo đưa đám có cả hàng chục xe rồng rắn…việc quá tải giao thông trên đoạn đường làng Châu Sơn là khó tránh khỏi.

Việc xây dựng cở sở Hỏa táng ở Tỉnh nhà, xét thấy rất lợi ích và thuận tiện cho thân nhân muốn đem thi hài người thân hỏa táng, để khỏi phải đưa đi hỏa táng tại tỉnh Khánh Hòa như lâu nay.

Khi chọn xây dựng cơ sở Hỏa Táng tại thôn 3, xã Cư Ebur, trước đó, được biết, theo quy hoạch hệ thống nghĩa trang TP. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1621/QĐ-UBND ngày 12-8-2013,  triển khai xây dựng 1 cơ sở hỏa táng, địa điểm liền kề với nghĩa trang thành phố ở phường Tân Lợi. Quá trình triển khai, dự án đã không còn phù hợp với hiện trạng phát triển đô thị….

Sau đó, tháng 6-2019, UBND thành phố đã đề xuất bổ sung địa điểm xây dựng cở sở hỏa táng tại vùng thuộc quy hoạch nghĩa trang Hòa Thắng (xã Hòa Thắng). Trong quá trình rà soát, vì quỹ đất có liên quan đến đất rừng, tiếp giáp đất quốc phòng nên việc xây dựng cơ sở hỏa táng nơi đây gặp nhiều khó khăn và không khả thi…

Tháng 10-2019, UBND TP. Buôn Ma Thuột tiếp tục khảo sát địa điểm mới và có văn bản đề xuất địa điểm xây dựng tại thôn 3, xã Cư Êbur (thuộc nhà điều hành khu xử lý chất thải rắn tại xã Cư Êbur đang trong quá trình đóng cửa và xử lý cải tạo môi trường). Địa điểm này có tính phù hợp và điều kiện thuận lợi như: nằm ở phía Tây của thành phố, cuối hướng gió chủ đạo; đáp ứng yêu cầu về khoảng cách cách ly đối với khu dân cư tập trung, công trình quan trọng; thuộc đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối đô thị do nhà nước quản lý; khai thác được điều kiện hạ tầng kỹ thuật đã có…

Với nhịp sống thời đại 4.0 của xã hội, việc hỏa táng không còn là điều xa lạ và dị ứng của người dân như trước đây nữa. Hiện nay, người Công giáo các giáo xứ ở TP cũng đang chọn phương cách hỏa táng cho người thân mình, vì chi phí hợp lý và vừa túi tiền cho người có hoàn cảnh, hơn nữa xác thân của người chết được gói ghém vào trong hủ hay tiểu…rất thuận lợi để đặt tại nhà thờ hay Chùa chiền rất thuận tiện cho người thân thăm viếng, hoa nến, hương khói cho người chết.

Rồi một ngày nào đó, quỹ đất GX Châu Sơn đã hết, thì việc người Châu Sơn ở gần cơ sở Hỏa táng cũng rất thuận tiện cho việc hỏa táng.

Theo nhận xét của tôi, việc có thêm cơ sở Hỏa táng ở gần khu vực Châu Sơn cũng làm tổn hại đến Châu Sơn, ngược lại, làm cho địa danh Châu Sơn được nhiều người biết tới cũng là điều tốt. Châu Sơn đang ở giữa “cái rộn vũ trụ” của đô thị BMT khi có: Ngân Hàng Kiên Giang, TT Gạch Đồng Tâm, Tôn Hoa Sen, Siêu thị Vinmart, TT Thương mãi Big C BMT…vây quanh, nay lại có thêm nhà Hỏa táng cũng làm thêm phong phú dịch vụ cho người Châu Sơn, có thể kinh doanh: Hoa, nến, hương, Hòm…và biết đâu nhà đất cũng sẽ lên giá chóng mặt.

Khi đó, Châu Sơn ngư ông đắc lợi không biết chừng!!??

Châu Sơn choa

 

Check Also

Phụ huynh ơi!! Lại được mùa linh hồn nữa rồi!!!

Trong Thánh vịnh 102 bày tỏ: Đời sống con người chóng qua như cỏ, như …