Đi đến hồi kết của cuộc tranh luận, giải mã câu: Đem Chúa vào đời!!!

Sau hơn 2 tuần đăng bài viết “Đem Chúa vào đời” của tác giả Thiện Tâm, bài viết đã được nhiều bạn đọc quan tâm có số views khá cao lên đến trên 400 và 76 like. Thậm chí đã gây bão tranh luận khá sôi nổi, và thậm chí là hơi bị căng thẳng giữa hai phe.

Với tư cách BBT TĐCS, tôi nghĩ rằng, việc tranh luận này, mỗi bên đều có lý riêng của mình, và kết cục chưa có ai làm trọng tài phân định được vấn đề đúng sai. Có lẽ, đã đến lúc nên để “chìm xuồng” cho vấn đề vào quên lãng, và ai muốn nghĩ sao thì tùy…

Nhưng rồi bất ngờ có một bạn đọc gọi điện trực tiếp đến tôi, phản ánh vấn đề trên với một khẩu khí mạnh mẽ và phản biện một cách gay gắt: Đem Chúa vào đời, nghe tối nghĩa và sai sai sao ấy. Và dường như chưa thấy ai viết câu này bao giờ, và chỉ nghe: Đem đạo vào đời hay đem tin mừng, đem phúc âm vào đời…Thành ra câu này không chuẩn.

Bạn ấy tiếp: Chúa Giêsu đã xuống thế làm người rồi đâu cần phải ai đưa Chúa vào đời. Làm như thế là tự xúc phạm đến Chúa. Chúa là Đấng tạo sinh nên muôn vật…Con người chỉ là loại thụ tạo, cớ sao lại đưa được Chúa vào đời kia chứ!!?? Chính Ngài đã vâng lời Chúa Cha để tự hạ mình xuống làm người, với biết bao cực hình nhục nhã, để rồi chịu chết trên Thánh giá, chứ đâu cần phải ai đưa Chúa vào đời!!??

Bạn ấy còn dẫn chứng kinh Sắp Mình: Lạy Chúa con, con sấp mình xuống trước mặt Chúa con; con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện… Chúa ở khắp mọi nơi rồi thì đâu có cần ai đem Chúa vào đời nữa!

Thậm chí bạn ấy còn truy cứu trách nhiệm: Ai đã đưa câu này lên cổng chào?? Và nếu không chuẩn thì nên đưa câu này xuống, kẻo mang tiếng giáo dân Châu Sơn có mắt mà như mù hay sao?!!!

Đến lúc này thì tôi biết rằng, vấn đề không đơn giản nữa rồi. Tôi tự nghĩ, phải tìm một Đấng Bản Quyền trong Giáo hội để phân giải vấn đề này.

Và tôi đã tìm cách liên hệ với một Đấng Bản Quyền để xin Ngài phân định câu: “Đem Chúa vào đời” đúng sai như thế nào?? Xin được giấu danh tánh, bởi tôi sợ những lời ghi nhận của tôi có điều gì sai sót, sẽ thất thố và mang tiếng cho Ngài.

Ban đầu, tôi đã mượn câu chuyện dân dã ấm nước mới để gợi chuyện với Ngài:

– Thưa Đức Cha, mấy ngày nay, ấm nước mới trong Châu Sơn đang nổ ra một cuộc tranh cãi vô cùng sôi nổi với câu: Đem Chúa vào đời hay Đem đạo vào đời. Bên cho đúng bên cho là sai, không bên nào chịu bên nào, nên con muốn nhờ Đức Cha phân xử câu trên.

Đức Cha bảo:

– Thế anh đứng về phe nào???

– Con thấy bên nào cũng có cái lý của riêng mình.

Đức Cha chia sẻ:

– Chúa đã xuống thế gian làm người rồi, đâu cần phải ai đưa Ngài vào đời nữa. Ngay cả khi Chúa chưa xuống thế thì Ngài cũng đã hiện hữu với thế gian rồi. “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này,Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” (Dt 1,1-2)  Thiên Chúa tỏ mình qua nhiều giai đoạn trong lịch sử dân Do Thái, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa tỏ bày cho nhân loại qua chính Con của Ngài khi sai Chúa Con xuống làm người.

Với người ngoại giáo, Chúa cho họ khả năng phán đoán và suy luận khi nhìn thấy những điều huyền diệu trong vũ trụ với thái dương hệ mặt trời, trăng sao, và muôn ngàn hành tinh…để họ tin rằng, phải có một Đấng Hóa Công tạo dựng nên hoàn vũ kỳ diệu này, chứ không phải là ngẫu nhiên mà có được. Tuy nhiên, với khả năng suy nghĩ và phán đoán của con người không thể vượt giới hạn để tìm thấy Chúa được, mà những ai mong tìm thấy Chúa đều phải kinh qua Phúc âm, tin mừng cựu và tân ước.

Đức Cha dẫn chứng, lời nhà thần học Karl Bach? người Đức: “Không ai có thể trông thấy Thiên Chúa được, vì Ngài là Đấng thiêng liêng, tuy nhiên, Ngài vẫn hiện hữu với chúng ta trong cuộc sống”. Chính Thánh Phao Lô cũng đã cho biết: Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta qua hình ảnh của mọi người anh em chung quanh ta.

Sau khi Đức Cha diễn giải những điều trên, tôi lại hỏi Ngài:

– Vậy thì câu Đem Chúa vào đời có sử dụng được không thưa Đức Cha.

Ngài chia sẻ:

– Về mạch văn chữ nghĩa thì có vẻ không thuận tai cho lắm! Tuy nhiên, khi người ta dụng ý vào một hoàn cảnh nào đó thì cũng được.

Sau cùng, tôi phải thú thật với Đức Cha: Câu này nằm ở phía sau cổng chào vào Thánh đường GX Châu Sơn để Đức Cha cho ý kiến. Ngài nói: Như vậy, những giáo dân khi vừa ở trong nhà thờ ra sẽ đối diện với câu: Đem Chúa vào đời, có thể đây là câu nhắc nhở mọi người: khi ở trong nhà thờ thì thờ kính Chúa bằng môi miệng, nhưng khi về nhà thì xào xáo trong gia đình, hoặc gây gỗ chửi bới nhau với làng xóm. Câu này có ý nhắc nhở mọi người hãy về sống thực với đời thường bằng tinh thần của một Kitô hữu.

Tôi lại hỏi tiếp Ngài:

– Vậy việc dùng câu “Đem Chúa vào đời” có làm xúc phạm đến Chúa không thưa Đức Cha?

Ngài bảo:

– Chẳng có gì là xúc phạm đến Chúa cả, chẳng qua là mạch văn khác lạ mà thôi, nhưng ý nghĩa thì có thể hiểu chung chung như câu “đem đạo vào đời”.

Con xin cám ơn Đức Cha nhiều. Xin Kính chào Đức Cha.

Thế là hai năm rõ mười rồi, thiết nghĩ chúng ta không nên thêm một lời tranh luận nào nữa…

BBT TĐCS

Dưới đây là nội dung của những lời tranh luận trên FB, xin đưa ra để mọi người tham khảo…

  • Vankinh Nguyen Rất mong quý bạn đọc góp ý bài viết trên cho sáng tỏ sự việc…

Wynn Nguyen Tôi chỉ nói chuyện đời thôi nhé, từ chuyện đời bà con nghĩ sao thì tuỳ. Rằng tôi chưa bao giờ nghe nói qua là “đưa NS Trịnh Công Sơn vào bộ phim này” hay “đưa NS Trịnh Nam Sơn và kịch bản cho vỡ kịch của chúng ta”.

Mà đúng ra là người ta nói đưa bài hát “gọi nắng” vào bộ phim của mình (bài gọi nắng của NS Trịnh Công Sơn). Hay đưa bài hát “ Nối Tiếc” vào tuồng kịch của chúng ta (Bài hát Nối Tiếc” của NS Trịnh Nam Sơn.

“ĐEN CHÚA VÀO ĐỜI” là dùng từ quá mạnh không cần thiết, đó là chưa muốn nói là xúc phạm, là không tôn trọng… Khi mình muốn hát bài hát “và con tim đã vui trở lại” của NS Đức Huy trong nhà thờ mình, có ai lỗ mản tới nổi lại nói “Đem ĐỨC HUY vào nhà thờ” không?

Chúa đã mang đến cho đời, cho thế gian, cho con người biết bao nhiêu điều cao quý, ý nghĩa, những di sản trường tồn mãi mãi. Chúng ta chỉ cần đên một vài điều ấy của Ngài vào đời thôi là quá đủ, không cần phải đưa chính ngài vào đời.

Chúa, chính Ngài đã tự vào đời, ở giữa chúng ta. Ngài là Chúa, là Cha, là vua muôn loài. Cả vũ trụ này do tay Ngài dựng nên, thì chúng ta còn phải đem Ngài đi đâu. Bộ Ngài không có thể làm điều đó hay sao mà chờ chúng ta phải đêm Ngài đi đây đi đó mới được!

Người viết câu này muốn diển tả mạnh mẽ ý nghĩ của mình nhưng đã quá đà trong sự chọn lựa câu văn đúng đắn.

Đã đi quá đà dẫn tới xúc phạm.

Tôi nói vậy biết sẽ bị chưởi nhưng đó là những gì tôi thấy. Xin lỗi nếu ai ko bằng lòng. Chúc mọi người hạnh phúc!

Vankinh Nguyen Cám ơn bạn Wyn Nguyen đã đưa ra những luận chứng để làm sáng tỏ vấn đề hơn.

Duyên Quốc Kỳ Đem đạo vào đời thì chuẩn… đem Chúa vào đời thì vô cùng xúc phạm…

Dong Tran Mình đọc bài này nhiều lần, cũng không muốn chia sẻ vì khả năng hạn hẹp. Nhưng rồi cũng góp ý một tý.Đêm Chúa vào đời không có gì sai,đem bản tính toàn thiện của Chúa thì quá tốt, nhưng đâu ai có thể thực hiện được ngoài Chúa ra. Đưa Tin mừng, Đưa yêu thương, đưa Bác ái vào đời v.v…có thể làm được. Cho nên theo tôi không có gì sai.nhưng khó mà thực hiện được, chỉ duy nhất có Chúa mà thôi.Chúng ta không nên bàn nhiều và tự mọi người hiểu theo tầm hiểu biết của mình. Dù sao câu này cũng đã tồn tại từ lâu.Mong mọi người thứ lỗi vì tầm hiểu biết của tôi chỉ có vậy. Đáng lẽ các Thầy các Cha nên giải thích cho Giáo dân,vì họ đã học Thần học thì hãy biết mấy,nhưng tiếc rằng chưa ai lên tiếng. Còn bạn nào góp ý đúng sai không ai đủ trình độ nhận định. Một lần nữa xin lỗi nếu ý tôi không đúng

Vankinh Nguyen Cám ơn anh nhiều…Một sự góp ý của anh cũng rất tốt thôi….làm vấn đề thêm sáng tỏ..

Đậu Đồng vậy thì nhận định của Thiện Tâm Vì thế, khi đưa lên một khẩu hiệu nào, nhất là một khẩu hiệu của một GX, chúng ta nên ý tứ và thận trọng, tốt nhất là đưa những câu có sẵn để trích đoạn xuất xứ…, kẻo “bút sa gà chết” như truờng hợp trên, kẻo người ngoài đánh giá: Chẳng lẽ cả giáo xứ mù cả sao?!“ phải hiểu như thế nào? Vì chúng ta gồm cả bạn và tôi, chẳng lẽ chúng ta mù cả ?

Vankinh Nguyen Theo Thiện Tâm thì cách viết này có thể là ko mấy ai viết, hoặc chưa khi nào nghe, nên vì vậy có thể là sai…Ở đây ko phải chúng ta mù, nhưng thông thường những câu đem lên cổng chào chúng ta nghĩ là đã có xuất xứ nguồn gốc nên ko mấy ai bận tâm….Khi tác giả TT đưa ra chúng ta mới thấy có vấn đề…Còn chuyện đúng sai thì mỗi người một ý…Có điều làm sao để đưa ra luận cứ thuyết phục mọi người mới là khó!!! Có lẽ câu trả lời của cha phó có thể tạm ổn: Có lẽ, phân câu chiết tự câu này thì chưa chuẩn, nhưng chung chung thì ai cũng có thể hiểu được ý chủ lực của nó là đủ rồi.

Nguyễn Quang Khanh truyền giáo là đêm tin mừng đến cho nhân gian / truyền là đưa đi đưa đến / giáo là đạo / đạo đây là đao CHÚA đem đaọ CHÚA hay đem CHÚA vào đời theo cách nói dân gian theo tôi nghĩ nó cũng na ná giông nhau THEO tôi chúng ta đừng phân tích từng chữ một

v/d một người được cha xứ khai tâm mở trí để nhận biêts chúa qua giáo lý của NGÀI đến ngày rửa tội ông cảm ơn cha đã đem CHÚA ĐÊN CHO CON thì có gì là sai và xúc phạm ông có thể nois cảm ơn cha đã soi cho con nhận biết đạo chúa như CHÚA NOIS VÁC CHỎNG MÀ VỀ HAY TỘI CON ĐÃ DC THA chúng ta hãy đem chúa đến cho những người chưa nhaạn biết chúa thì cũng đồng nghiã là cac con hayx đi muôn phương rao giẩng tin mừng rao giangr đạo chúa mà thôi

không tranh luận chỉ mạo muội có ý nhỏ mà thôi thanks

Vankinh Nguyen Cám ơn anh đã chia sẻ bài viết…để gợi ý thêm nhiều khía cạnh về bài viết….

Ngọc Huân Trần Thiên Chúa , Đức Giêsu vừa có Thiên tính và Nhân tính:” Người ở giữa thế gian….nhưng lại ko nhận biết Ngài”(Jn1, 10.)…St J.B giới thiệu:” Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội…”(Jn1,29).muốn loan báo tin mừng, phải nhận biết tin mừng đó của ai .phải giới thiệu Đấng lập nên tin mừng đó. Đức Kito là Con Người thật, ko biết Người thì ko thể loan báo được, đem Chúa vào đời đã nói lên được tất cả.

Vankinh Nguyen Cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết với một góc cạnh Thiên Chúa , Đức Giêsu vừa có Thiên tính và Nhân tính:”….làm phần nào sáng tỏ được bài viết…

Phạm An Nếu ko lầm thì thư chung của hội đồng giám mục vn năm 1980 .trong đó có đoạn…đem đạo vào đời…

Ngô Đình Thoan Đem Chúa Vào Đời!

Có nghĩa là chúng ta mỗi người là ngọn nến của Chúa.

Chúng ta phải có trách nhiệm đem Tin Mừng đến với mọi người, và mọi nơi!

CÁC CON HÃY ĐI KHẮP THẾ GIAN VÀ RAO GIẢNG TIN MỪNG, VÀ RỬA TỘI CHO HỌ, NHÂN DANH CHÚA CHA, CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN.

Nếu viết ĐÊM CHÚA VÀO ĐỜI THÌ Ý KHÔNG SÂU THẲM.

Nhưng Đem Chúa vào đời thì mới thật là người có trách nhiệm gieo mừng ơn Cứu Độ.

  • Wynn Nguyen

    Ngày xưa hơn 2000 năm về trước…khi Chúa đang sống trên trần gian. Lúc ấy, Những người tin yêu Chúa chắc hẳn sẽ mong được mời Chúa đến nhà mình để mong Ngài đem sự bình an, yêu thương, và chữa lành mọi bệnh tật hay đau khổ trong gia đình. Ngài lúc đó đang làm xứ mệnh của Chúa Cha là đến để cứu rỗi con người ai tin vào Ngài và vào những gì Ngài đã, đang, và sẽ tạo dựng đó là niềm tin vào ĐỨC KITO và giáo lý của Ngài…
    Trong thời điểm đó, Ngài đã ghé thăm nhiều gia đình như gd chị em Mattha, Ông Gia Kêu, và ngay cả khi Ngài trong bụng mẹ cũng đã đến thăm Chị họ là mẹ của Thánh Guise.
    Các gia đình này đều được ơn phúc của Ngài và hân hoan vui mừng…
    Đó là vào thời điểm ấy khi hầu như mọi người vẫn chưa biết Chúa là ai, và xứ mệnh của Ngài là gì…và Ngài đang sống để có thể mời Ngài về thăm gd mình.
    Còn bây giờ. Ngài đã để lại tất cả, nước của Ngài đứng đầu là Đức Giáo Hoàng và giáo lý của Ngài…vv…Vậy tại sao ko đem những gì Ngài để lại cho con người đó vào đời mà phải đem Chúa vào đời mới chịu. Bỏ qua tất cả những gì ngài đã tạo dựng mà đòi phải Chúa mới chịu!
    Tôi nói là “đem Chúa vào đời” thực ra ý nghĩa ko có gì sai nhưng tác giả muốn dùng từ mạnh mẽ, muốn diển tả thể hiện sức mạnh trong câu văn cho có đầy nội lực…mà đi quá xa ko cần thiết trở nên hơi xúc phạm.

    Tôi lấy ví dụ nhé. Cha Võ Quốc Ngự đã sống giữa Châu Sơn trước đây, ai cũng muốn được Cha nghé thăm nhà lúc Cha còn sống. Cha sống thanh cao giản dị nghèo nàn và khiêm nhường. Cứ tạm nói đó là những gì quý giá Cha đã để lại cho bà con Châu Sơn. Vậy có một nhóm nào đó muốn sống nhân đức giống như Cha, và tạo một khẩu hiệu riêng cho nhóm mình là “ ĐEM CHA NGỰ VÀO ĐỜI”. Câu ngày nghe có được ko? Có cần thiết phải kêu tên vậy không.

  • Đậu Đồng Thử xem tác giả này chia sẻ nhé, hơi dài nên phải coppy hai lần chủ

Đem Chúa đến cho con người hôm nay

Thu, 17/12/2015 – 19:56

Tác giả: Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG ( C ) (Lc 1, 39 -45)

ĐEM CHÚA ĐẾN CHO CON NGƯỜI HÔM NAY

Thưa quý vị, Chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay, IV Mùa Vọng ( C ) cho chúng ta suy gẫm về một nhân vật thật quen thuộc, thật gần gũi, thật tôn kính, thật mến yêu, thật trìu mến,thật biết ơn. Vâng, đó là Đức Maria, là Đức Mẹ của chúng ta, là Mẫu Thân của Đấng Cứu Thế, là Mẹ của Chúa Giêsu, và là Mẹ Thiên Chúa. Như vậy, Tin Mừng IV Mùa Vọng hôm nay dành trọn một hình ảnh về Đức Maria, tuy nhiên thực ra có bốn nhân vật

Vâng , thưa quý vị, Đoạn Lời Chúa hôm nay (Lc 1, 39 -45) là đoạn Lời Chúa được dùng trong Mầu Nhiệm thứ hai Mùa Vui : Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.

Vâng, như vậy là quá rõ “ lòng yêu người”, hay gọi là bác ái, có nghĩa là gì ? Thưa, điều ấy có nghĩa là :” Đem Chúa cho người khác”.

Vâng, căn cứ vào Lời Tin Mừng thì hôm nay Đức Mẹ đem Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế đến cho người khác. Như vậy, “Đem Chúa Giêsu đến cho tha nhân” chính là một hành động “ yêu người”, chứ không phải là bất cứ hành động gì khác. Nếu, chúng ta nói là : “yêu người”, mà không đem được Chúa Giêsu cho người khác, thì không thể gọi là “yêu người”.

Theo đó, hành động “đem Chúa đến với tha nhân”, thì gọi là “Truyền giáo”. Vì vậy, bản chất của Giáo Hội là ”Truyền giáo”, vậy ai là người truyền giáo đầu tiên, há chẳng phải là Đức Mẹ sao ?

Vâng, cử chỉ Truyền giáo của Đức Mẹ như thế nào? Thái độ “yêu người “ của Mẹ ra sao ?

Tin Mừng thuật lại rằng: “ Ngày ấy Trinh Nữ Maria vội vã lên đường đến một miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa, vào nhà ông Giacaria, và chào bà Ê-li-sa-bet …

Vâng, thái độ của Đức Mẹ là “quên mình” để nghĩ đến người khác. Tại sao vậy ? Thưa, sau khi Đức Mẹ nhận được “ơn truyền tin “, có nghĩa là: Đức Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Thần Khí Thiên Chúa đã thôi thúc Mẹ, trong khi Đấng Cứu Thế đang ngự trong cung lòng thánh khiết vẹn tuyền của Mẹ, thì việc Mẹ vội vã lên đường chia sẻ “ tin vui” với người chị họ, khi Mẹ nhận được “sứ vụ Truyền Tin“. Đồng thời, Mẹ cũng nhận được “Tin Mừng” của người chị họ Elisabet, mang thai được sáu tháng, người mà bị mang tiếng “son sẻ”. Son sẻ đối với người phụ nữ Dothai đã lập gia đình thời đó là một sự “ tủi nhục” rất lớn. Vâng, Thiên Chúa đã cất sự tủi nhục nơi bà Isave là một “ tin mừng” lớn dành cho bà và những người thân, trong đó có Đức Maria.

Vì thế, cử chỉ vội vã của Mẹ đã biểu lộ tình tương thân, tương ái ,“yêu người” nơi Mẹ. Không phải chỉ đối với thân nhân, mà còn tha nhân nữa. Vì , Đức Maria vốn sẵn mang trong tâm hồn một nền tảng đạo đức tự nhiên, như một đặc ân tự nhiên nơi Mẹ. Nay Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần và vừa được Đấng Cứu Thế ngự vào lòng Mẹ, thì ân sủng ấy lớn lên bội phần. Vì vậy, động cơ thôi thúc Mẹ đến thăm người chị họ của Mẹ là một động thái tổng hợp vừa siêu nhiên lẫn tự nhiên nơi Mẹ. Tất cả những động thái đó biểu hiện ra bên ngoài, tức vừa siêu nhiên vừa tự nhiên, mà người đối diện đã nhận ra được. Đến độ Bà Elisabet phải thốt lên : “ Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế nầy?”( c 43) Và: “ Vì nầy đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (c 44)

Vâng, nếu một sự thăm viếng hoàn toàn tự nhiên, thì không thể có hiện tương nầy, chính bà Elisabet cũng phải thừa nhận điều ấy. Vâng, chúng ta thấy rõ điểm mầu nhiệm ở đây vượt khỏi ranh giới tự nhiên, điều mà phàm nhân vẫn gọi là “ phép lạ”. Vâng, một phép lạ nơi Đức Maria, nhưng phép lạ ấy không phải tự nơi Đức Mẹ thực hiện, mà “ lòng tin “ của Mẹ đã tỏ lộ điều ấy , hya nói cách khác đó là “ hệ quả” của lòng tin. Điều nầy do ơn Thánh tác động nơi thánh nữ Elisabet nên bà nói tiếp: “ Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”( c 45)

Vâng, sự xác quyết của bà Elisabet là do Linh Tác nơi Đức Maria, chính là Thần Khí Thiên Chúa đang hoạt động nơi một “ lòng tin “ tuyệt đối nơi Đức Mẹ.

Như vậy, Đức Mẹ đem Chúa Cứu Thế đến với tha nhân là trọng trách và sứ vụ Thiên Sai của Đức Mẹ. Vâng, phàm nhân thì yếu đuối, nhưng Thánh Ân thì cao vời, có thể làm được mọi sự.

Đậu Đồng Tiếp phần hai

Vâng, cử chỉ Truyền giáo của Đức Mẹ như thế nào? Thái độ “yêu người “ của Mẹ ra sao ?

Tin Mừng thuật lại rằng: “ Ngày ấy Trinh Nữ Maria vội vã lên đường đến một miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa, vào nhà ông Giacaria, và chào bà Ê-li-sa-bet …

Vâng, thái độ của Đức Mẹ là “quên mình” để nghĩ đến người khác. Tại sao vậy ? Thưa, sau khi Đức Mẹ nhận được “ơn truyền tin “, có nghĩa là: Đức Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần, Thần Khí Thiên Chúa đã thôi thúc Mẹ, trong khi Đấng Cứu Thế đang ngự trong cung lòng thánh khiết vẹn tuyền của Mẹ, thì việc Mẹ vội vã lên đường chia sẻ “ tin vui” với người chị họ, khi Mẹ nhận được “sứ vụ Truyền Tin“. Đồng thời, Mẹ cũng nhận được “Tin Mừng” của người chị họ Elisabet, mang thai được sáu tháng, người mà bị mang tiếng “son sẻ”. Son sẻ đối với người phụ nữ Dothai đã lập gia đình thời đó là một sự “ tủi nhục” rất lớn. Vâng, Thiên Chúa đã cất sự tủi nhục nơi bà Isave là một “ tin mừng” lớn dành cho bà và những người thân, trong đó có Đức Maria.

Vì thế, cử chỉ vội vã của Mẹ đã biểu lộ tình tương thân, tương ái ,“yêu người” nơi Mẹ. Không phải chỉ đối với thân nhân, mà còn tha nhân nữa. Vì , Đức Maria vốn sẵn mang trong tâm hồn một nền tảng đạo đức tự nhiên, như một đặc ân tự nhiên nơi Mẹ. Nay Mẹ được tràn đầy Chúa Thánh Thần và vừa được Đấng Cứu Thế ngự vào lòng Mẹ, thì ân sủng ấy lớn lên bội phần. Vì vậy, động cơ thôi thúc Mẹ đến thăm người chị họ của Mẹ là một động thái tổng hợp vừa siêu nhiên lẫn tự nhiên nơi Mẹ. Tất cả những động thái đó biểu hiện ra bên ngoài, tức vừa siêu nhiên vừa tự nhiên, mà người đối diện đã nhận ra được. Đến độ Bà Elisabet phải thốt lên : “ Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế nầy?”( c 43) Và: “ Vì nầy đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng” (c 44)

Vâng, nếu một sự thăm viếng hoàn toàn tự nhiên, thì không thể có hiện tương nầy, chính bà Elisabet cũng phải thừa nhận điều ấy. Vâng, chúng ta thấy rõ điểm mầu nhiệm ở đây vượt khỏi ranh giới tự nhiên, điều mà phàm nhân vẫn gọi là “ phép lạ”. Vâng, một phép lạ nơi Đức Maria, nhưng phép lạ ấy không phải tự nơi Đức Mẹ thực hiện, mà “ lòng tin “ của Mẹ đã tỏ lộ điều ấy , hya nói cách khác đó là “ hệ quả” của lòng tin. Điều nầy do ơn Thánh tác động nơi thánh nữ Elisabet nên bà nói tiếp: “ Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”( c 45)

Vâng, sự xác quyết của bà Elisabet là do Linh Tác nơi Đức Maria, chính là Thần Khí Thiên Chúa đang hoạt động nơi một “ lòng tin “ tuyệt đối nơi Đức Mẹ.

Như vậy, Đức Mẹ đem Chúa Cứu Thế đến với tha nhân là trọng trách và sứ vụ Thiên Sai của Đức Mẹ. Vâng, phàm nhân thì yếu đuối, nhưng Thánh Ân thì cao vời, có thể làm được mọi sự.

Vâng, đoạn Lời Chúa hôm nay thật kỳ diệu thay, vì Đức Maria ngay từ giây phút Mẹ nhận Lời sứ thần “Truyền tin”, thì giây phút ấy, Mẹ đã được khỏi tội tổ tông, hưởng nhận ơn Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội. Như vậy, Mẹ mang một sứ mạng “truyền giáo” trong một trạng thái hoàn toàn trong trắng vẹn tuyền, hoàn tòan không tỳ vết kể cả nguyên tội. Vì Đấng cứu thế đang ngự trong cung lòng Mẹ, một Thánh Ân tuyệt đối, như vậy, Mẹ là đấng thánh và đang cưu mang Đấng Cực Thánh , ” ngàn trùng Chí Thánh” nữa. Mặc nhiên nơi Mẹ ngay giấy phút ấy, có thể nói mà không sợ sai rằng: “ Mẹ không còn là phàm nhân thuần túy nữa, mà là Thánh Mẫu Thiên Chúa trong phần nhân tính”. Vì, phần nhân tính nơi Mẹ đã ảnh hưởng phần Thiên Tính của Chúa Giêsu Con Mẹ. Theo đó, sự nhảy mừng của Gioan Tiền Hô nơi cung lòng thánh nữ Isave là điều tất yếu, bởi Gioan Tiền Hô một lúc được đón chào hai Vị ngàn trùng Cưc Thánh, chính là Chúa Giêsu – Kitô và Đức Maria.

Hai nhân vật là hai mẹ con của Gioan Tiền Hô và bà Elisabet chỉ được phúc thừa hưởng nơi Đức Maria và Chúa Giêsu, vì hai vị vẫn là phàm nhân. Nhưng, cũng có thể hiểu :” Gioan Tiền Hô cũng được khỏi tội tổ tông trong bào thai, vì hành động nhảy mừng trong cung lòng bà Elisabet.” Cũng có thể hiểu là ông được khỏi tội tổ tông nên vui sướng.

Như vậy, Đức Mẹ là nhà truyền giáo đầu tiên mang ơn “ cứu rỗi ” đến cho tha nhân, cụ thể là Gioan Tiền Hô và gia đình của ngài. Mặc nhiên , “ ơn cứu rỗi ” ở đây chính là Chúa Giêsu. Như vậy, chủ đề Lời Chúa hôm nay ( Lc 1, 39- 45) cũng có thể nói là “ Một cuộc hạnh ngộ”

.Lạy Chúa là Cha toàn năng, Cha đã hoạch định kế hoạch nhiệm mầu là cứu rỗi nhân loại, nhưng khởi sự công trình cứu chuộc, Cha đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria một ơn vô giá là làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc, hầu cộng tác vào công trình cứu độ nhân loại của Con Cha, để mưu ích cho nhân loại và sáng Danh Cha./. Amen

20/12/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

Vankinh Nguyen Xin cám ơn bạn Đậu Đồng đã dẫn lời của P.Trần Đình Phan Tiến để chia sẻ bài viết “Đem Chúa vào đời” để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. Phần tôi trong BBT TĐCS chỉ ghi nhận chứ ko có lời phân trần bài viết đúng hay sai của tác giả Thiện Tâm. Xin cám ơn mọi người đã chia sẻ…

Check Also

Niệm khúc cuối – cho người thầy: Trăm năm trồng người!!!

Chỉ mới hơn một tuần nay, Ban TĐCS đã đến thăm thầy Trần Duy Duyệt. …