Những giây phút cuối cùng của Bộ Tư lệnh SD 23 BB – Phần III

Những giây phút cuối cùng

của Bộ Tư lệnh SD 23 BB

Phần III
bmt
Khoảng 10 giờ sáng, tiếng pháo địch im tiếng. Nếu ai đã ở trong binh nghiệp thì đều hiểu rõ tâm trạng của những phút giây im lặng này. Nó hoang mang và lo sợ hơn nhiều khi bên tai mình có tiếng súng nổ. Người ta cho là say súng. Mà thật vậy, khi đã làm quen với chiến trận, việc nghe thấy tiếng nổ làm mọi người quên chính mình và chỉ còn một cách duy nhất là chiến đấu. Chiến đấu để sống còn và ít ai còn để ý đến thần chết đang lảng vảng quanh mình. Tôi lại nhảy lên pháo tháp quan sát và thấy những chiếc xe đang chuyển bánh. Tôi nhảy vội xuống và la lớn:”Sẵn sàng ứng chiến!”. Tôi dứng cạnh trưởng xa va căn dặn chỉ được bắn khi chúng tới gần 100 m nhé. Các anh em đều răm rắp tuân lệnh theo và chờ đợi khúc phim nghẹt thở bắt đầu.
Chiến xa địch đầu chầm chậm tiến thẳng vào chiết vận xa M113. May mà ngụy trang khéo léo nên chúng không thấy. Tôi mừng quá và nói thầm trong bụng:”Mày sẽ chết con ạ”… Khói đen từ ống thoát phun ra mù mịt, chiến xa T54 địch, chiếc đầu chầm chậm tiến vào. Chúng vẫn chưa biết có chiếc M113 đang chờ đón nó vào cửa tử, vì được ngụy trang kỹ càng như đã nói trên.
Tiếng máy kêu ầm và các chiến xa đâm thẳng vào cổng Bộ Tư lệnh. Những con cua sắt ì ạch tiến gần cổng 250m, rồi 200m, rồi 100m. Thần kinh tôi như giãn ra. Tất cả anh em chúng tôi hồi hộp, giờ sinh tử bắt đầu. Tôi hét lớn “Bắn!”. Thay vì chúng tôi phải nghe tiếng nổ thật lớn của viên đạn vút ra khỏi nòng súng, thì trái lại cây súng chỉ cho chúng tôi một tiếng khô khan, lãng xẹc:”Cóc!”.
Trong khi mắt mọi người và tôi dán chặt vào những con cua sắt. Tôi gào lên: 
– Gì thế! Gì thế! 
Xạ thủ trả lời: 
– Trở ngại tác xạ, Đại tá! 
– Mở “culasse” ra xem? 
– Trình Đại tá, “Percuteur” bị gẫy! 
– Có “Percuteur” thay thế không? 
– Thưa… không!
Tiếng “thưa không” làm tôi toát mồ hôi, vì đây là hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự với Cộng quân để chờ viện binh tới. Cây súng đại bác 106 ly không giựt này là phương tiện duy nhất chống trả với T54 của địch mà thôị Các loại súng khác chỉ là trò đùa với những con cua sắt này.
Bây giờ tiêu diệt chiến xa địch bằng phương tiện gì đây? Tôi biết tôi phải rất bình tĩnh mới cứu được anh em và chính mình. À phải rồi, chúng ta còn oanh tạc cơ đang bay lượn trên không. Những chiếc phản lực cơ A37 sẽ xơi tái chúng một cách dễ dàng. Cũng nên biết từ ngày hôm qua cho đến sáng nay, phi cơ của ta chỉ có thể thả bom ở các mục tiêu xa ở ngoài thị xã. Trong thị xã còn 50,000 thường dân chưa được di tản, vì vậy tôi đã trình với Tướng Phú về việc này và ông đã chấp nhận không oanh tạc vào khu đông dân cự Cũng cần ghi nhận, từ trước tới giờ, chưa bao giờ thị xã bị pháo kich của CS hoặc tấn công nên không gia đình nào có hầm trú ẩn… Nay thì chiến xa địch đã lọt vào thị xã thì các oanh tạc cơ cũng không có cơ hội nhào xuống thấp để đánh trúng mục tiêu vì phòng không của Cộng quân quá mạnh. Cứ mỗi lần máy bay quan sát L19 hay oanh tạc cơ bay thấp một chút là phòng không địch đã bắn lên trời như cảnh đốt pháo bông trong ngày Quốc Khánh.
Tôi liên lạc ngay với L19 và nói chấp nhận sự nguy hiểm để dùng phản lực cơ dội bom thẳng vào các chiến xa đang tiến vào Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 23 BB, và như vậy mới chặn đứng cuộc xung phong của CS. Trong lúc chờ đợi phi cơ làm thịt mấy con “cua sắt”, tôi đi lui đi tới kế cận các chiến sĩ đang ghì tay súng chống trả lại địch quân.
Thình lình, mọi người nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp vang dội cả một góc trời. Cát, đá, bụi tung lên cao cả hàng trăm thước. Thôi hỡi ơi! Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC), nơi đầu não Mặt trận Ban Mê Thuột để chống lại địch quân đã bị Không quân ta đánh trúng.
TOC bị sập và các phương tiện truyền tin thiết trí trong đó đều tiêu tùng theo mây khói. Một số lớn sĩ quan, binh sĩ ở trong TOC bị chết và bị thương. Ai cũng biết, trong trận mạc, truyền tin là huyết mạch chính. Bây giờ không còn để liên lạc với cấp trên và thông tin cho cấp dưới nữa. Không một chút suy nghĩ, tôi chạy về phía sau TOC để bàn với Đại tá Quang. Tôi nói nhanh với Đại tá Quang nhận định của tôi:
– Chúng ta không thể cố thủ được nữa vì đầu não của chúng ta là Trung tâm hành quân nay đã sụp đổ. Không có truyền tin, không có chiến xa làm sao chận đứng những chiến xa T54 và bộ binh CS đang tiến vào căn cứ. Trong khi đó chúng ta không có viện binh. Tồi đề nghị chúng ta rút ra khỏi vị trí phòng thủ BTL Sư đoàn ngay để bảo toàn lưc lượng còn lại.
Đại tá Quang đồng ý và ra lịnh rút quân. Chúng tôi vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” – cách BTL Sư đoàn 250m.
Cũng may mùa này là mùa khô nên suối cạn. Đáy suối lại thấp hơn mặt đất tới 15m nên rất dễ cho việc ẩn nấp. Anh em binh sĩ đi theo rất đông, chừng 100 người. Xa xa tiếng phát thanh tuyên truyền của địch quân gần Chùa Phật giáo của Tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột kêu gọi các binh sĩ ta đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục di chuyển về phía Tâỵ Nhìn anh em binh sĩ, súng trên vai và lầm lũi theo mình. Đến giờ phút này tôi mới thấy tình chiến hữu bên nhau thắm thiết. Lòng tôi bỗng chùng xuông. Không có bút nào tả cho hết nỗi nhọc nhằn, buồn tủi của chúng tôi khi phải xa lìa BLT Sư đoàn, tượng trưng cho sự thách đố với địch quân. Tôi không dám ngoảnh mặt nhìn lại một lần cuối vì sợ không biết chính mình có đủ can đảm để không nhỏ nước mắt cho số phận hẩm hiu, xui xẻo cho Ban Mê Thuột, cho anh em binh sĩ, cho chính mình không? Đừng oanh tạc lầm, thì bây giờ mình đâu đến nỗi trở thành kẻ chạy trốn như thế này. Ôi Ban Mê Thuột, xin tạm biệt mi và hứa sẽ trở về bên mi suốt đời…
Hình ảnh lê thê lếch thếch của đoàn quân ô hợp, như những khúc phim trên màn bạc cho trận thế chiến II – trận Dunkerque năm 1940, mà lực lượng đồng minh phải bỏ thành phố vì bị Đức tràn ngập. Lúc đó ho còn thiết giáp, nhưng thiết giáp của Đức tối tân hơn nên phải ra hàng. Họ chạy đến bờ biển và đã kiếm bất cứ phương tiện nào như du thuyền, canô hay thùng phao để thoát. Còn tôi bây giờ còn gì đâỵ Sinh ra làm lính thiết giáp mà bây giờ di chuyển như lính bộ binh. Tôi cũng không biết mình là ai bây giờ. Mình là cấp chỉ huy hay chỉ là một binh sĩ tầm thường? Lo cho anh em ra sao đây và chính mình sẽ ra sao đây? Trong những giây phút cuối cùng của đời binh nghiệp, chết hay sống là chuyện bình thường. Lúc vào lính, tôi đã có lúc nghĩ đến lúc mình làm thân chiến bại hay một viên đạn xuyên vào lồng ngực. Nhưng không ngờ trong cảnh huống này nó lại sầu đau chất ngất như lúc này, tủi nhục như bây giờ? Tôi chưa dám nghĩ quẩn vì bên cạnh mình còn anh em đang trông chờ nơi mình. Chỉ một phút sai lầm, sẽ đem anh em và mình xuống hố sâu vực thẩm. Tôi chỉ bàn với Đại tá Quang. Mình phải phân tán mỏng để tránh sư phát giác của địch quân. Tôi đề nghị:”Toa” đi về một phía, “moa” một phía và cố gắng tìm về Nha Trang nhé. Đại tá Quang gật đầu và chọn ngay cho mình một quyết định. Vị Tư lịnh chiến trường Ban Mê Thuột nói với tôi:”Moa sẽ đi về hướng Nam, đến gần cầu khoảng cách 14km là tìm đường về Nha Trang”. Còn tôi không còn chọn lựa naò khác hơn là đi về hướng Tây, nằm về khu cà phê của Trung tướng Hoàng và chờ trời tối sẽ bọc lên phía Bắc Ban Mê Thuột và từ đó tìm về Nha Trang. Thật là đau thương, khi làm việc có nhau, và giữa phút nghiêm trọng này chúng tôi cần có nhau hơn. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép như vậy. Đành chia tay nhau và may ra còn cứu được lấy định mệnh riêng của mình.
Trước khi chia tay, chúng tôi bèn tập trung anh em binh sĩ lại và tôi tuyên bố:
– Tôi xin thay mặt cho chính phủ và quân đội tuyên dương công trạng của anh em – những chiến sĩ anh hùng, can trường đã chống trả mãnh liệt với bọn CS xâm lược miền Nam với một tinh thần hy sinh cao độ. Từ 2 giờ sáng ngày hôm qua cho đến cho đến giờ này các anh em đã làm tròn nhiệm vụ mà đất nước giao phó cho dù địch quân có đông gấp mười chúng tạ 2 quả bom rơi nhầm vào Trung tâm Hành quân đã đưa chúng ta tới nông nỗi này. Bây giờ anh em phân tán mỏng đừng dể địch quân phát giác và tìm cách trở về Nha Trang. Hy vọng lúc đó chúng ta sẽ tập họp lại để tiếp tục chiến đấu… Toàn dân ghi công anh em. Tổ quốc VN ghi công anh em. Xin tạm biệt.
Với nét buồn vô tận, anh em đã nghe tôi nói như lời biệt ly sầu thảm. Nhiều anh em đã bật khóc, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mặt họ và lặng lẽ giơ tay chào anh em. Nhìn anh em binh sĩ, Đại tá Quang và tôi còn nguyên vẹn bộ đồ tác chiến, giây ba chạc, áo giáp, nót sắt. Nhìn chiếc hoa mai bạc trên ngực Đại tá Quang, tôi đề nghị nên dấu nó đi để dễ bề ngụy trang trong khi di chuyển. Chúng tôi chia tay nhau mà ai cũng như muốn khóc. Đi theo con suối Bà Hoàng mà lòng tôi như bị cắt từng đoạn ruột, chúng tôi len lỏi qua các bụi lau sậy, những tảng đá lớn và những nhà chòi mà người dân cất làm chỗ tạm thời che nắng đụt mưa khi làm việc cả ngày ngoài đồng áng. Đi khoảng 100m tôi ngó lại vẫn còn chừng 20 người theo tôị Trong đó có ông Phó Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, Nguyễn Ngọc Vy, một người kỳ cựu của vùng Darlac và nhất là thị xã Ban Mê Thuột.
Tôi liền hỏi ông Vy: 
– Anh có biết dồn điền cà pê của Trung tướng Thái Quang Hoàng ở đâu không? 
Ông Vy chỉ tay về hướng đằng trước mặt: 
– Thưa Đại tá tôi biết. Xin Đại tá cứ tiếp tục đi về phía Tây là sẽ tới. 
– Vậy khi nào đi ngang qua anh cho biết nhé. Chúng ta sẽ vào đó ẩn núp cho đến tối. Lợi dụng bóng đêm chúng ta sẽ bọc về phía Bắc rồi tìm đường về Nha Trang.
Ông Vy gật đầu và chúng tôi âm thầm tiếp tục di chuyển. Việc tôi chọn đồn điền của Trung tướng Thái Quang Hoàng vì đồn điền này đã có từ lâu tất nhiên cây cỏ đã cao và rậm rạp rất dễ ngụy trang… H3> Những phút cuối cùng của đời binh nghiệp
Chúng tôi tiếp tục đi khoảng 300m, anh Nguyễn Ngọc Vy nói với tôi:
– Trình Đại tá, chúng ta đã tới ngang vườn cà phê của Trung tướng Hoàng rồi đây. 
Tôi nói ngay: 
– Bây giờ chúng ta phân tán mỏng và cẩn thận bò từ con suối này lên vườn cà phê và mỗi người hãy chọn một chỗ ẩn núp và rồi chờ đến tối chúng ta sẽ tìm đường thoát thân về Nha Trang.
Tuân theo lời nói của tôi tất cả đều giăng hàng ngang và từ từ bò lên bờ suối. Sự hồi hộp đến với mọi người vì phải bò băng qua một thửa đất bằng lộ thiên – không có cây cối nào để ngụy trang, ẩn núp được. Nhìn toán người theo tôi, tôi rất lo ngại. Phần vì, có hơn phân nửa là quân nhân, còn kỳ dư là nhân viên hành chánh với những chiếc sơ mi áo trắng rất dễ dàng cho địch quân phát giác. Tôi rất ngao ngán cho việc vượt thoát này. Nhưng không còn một con đường nào khác. Chúng tôi bò tiến lên ngang mặt đất. Vưà lúc đó hàng loạt súng cộng đồng nổ vang và nhắm vào đoàn người chúng tôị Đạn cày xới lên đất làm tung bụi mịt mù. Phản ứng tự nhiên của mọi người là chạy ào lên vườn cà phê để ẩn núp. Bây giờ tôi mới thấm thía câu “đạn tránh người chớ không phải người tránh đạn”. Nhiều người trúng đạn đã lăn ra chết hoặc rên la vì bị thương. Dưới hỏa lực vũ bão, tôi vẫn bò như người lính trong quân trường. Nhìn sang bên cạnh có Thiếu úy Phương, tùy viên của tôi vẫn bám sát lấy tôị Tôi rất cảm phục người sĩ quan tùy viên này, dù đến phút này tinh thần kỹ luật vẫn còn giương cao và vẫn làm tròn nhiệm vụ của một quân nhân gương mẫu. Tiếng đại liên, tiếng gào thét của chiến xa đang tiến về chúng tôi như cuộc bủa vây đang thắt chặt. Tôi biết chúng tôi không thể nào thoát trước một thế trận đường cùng này. Tôi bèn bàn với Thiếu úy Phương là chúng ta nên đầu hàng. Như hiểu ý tôi, Thiếu úy Phương cởi áo lót trắng và lấy cây đưa lên cao phẩy qua phẩy lại để ra dấu hiệu đầu hàng. Lập tức súng đại liên ngưng bắn và chiến xa tiến sát về phía chúng tôị Chúng ngừng cách chúng tôi khoảng 10m, một cán binh CS nhảy ra khỏi chiến xa, với khẩu AK47 chĩa thẳng vào chúng tôi và quát lớn:
– Tất cả hãy giơ tay lên! Giơ tay lên! 
Mọi người đều tuân lệnh hắn. Nó hỏi tôi: 
– Tụi bây chức vụ gì và cấp bậc gì?? 
Như cái máy, tôi trả lời: 
– Tôi là Đại tá Tỉnh trưởng. 
Hắn tròn xoe mắt lại và nghi ngờ: 
– Thật không? Thật không? 
Tôi gật đầu và hắn hỏi tiếp: 
– Tên gì nói mau. 
Tôi không ngần ngại: 
– Nguyễn Trọng Luật! 
– Thật không? 
– Thật.
Khi biết tôi là sĩ quan cao cấp, hắn sững người và rất đỗi ngạc nhiên. Hắn càng ghìm tay súng vào đầu tôi và nói hãy đứng yên và giơ tay cao khỏi đầu, và hắn tiếp tục hỏi Thiếu úy Phương như vậy. Một cán binh khác nhảy từ trên xe đến lột hết quần áo chúng tôị Trên người tôi và Thiếu úy Phương chỉ còn chiếc áo lót và chiếc quần treillis. Chúng lấy hết súng lục, áo giáp, nón sắt, giầy boots và luôn cả vớ. Chúng nhanh tay lấy giây trói chặt tay chúng tôi ra đằng sau và đẩy chúng tôi mỗi người vào một hố cá nhân. Chừng nửa giờ sau, từ phía Tây một chiến xa khác tới. Một cán binh người mập mạp, mặt mũi sáng sủa nhảy ra khỏi chiến xa và tiến tới tôi chất vấn:
– Anh có thật là Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Darlac không? 
– Đúng. 
– Thôi anh ngồi chờ, chốc lát sẽ có xe đưa anh đi.
Khoảng 4 giờ chiều, cũng từ phía Tây một chiến xa xuất hiện và bốc một mình tôi lên xe. Cửa xe đóng lại tối thui và xe bắt đầu di chuyển. Tôi có thể đoán chắc là chúng đi về hướng Tây để đến Bộ Chỉ huy của chúng. Đến lúc này, tôi thật bình tĩnh và coi nhẹ những sự việc xảy ra cho mình. “Sinh nghề tử nghiệp. Tôi là sĩ quan thuộc binh chủng Thiết giáp và bây giờ bị bắt bởi chính đoàn quân kỵ mã này. Dầu sao, tôi vẫn còn những tia hy vọng rọi xuống tâm hồn khô héo của tôi lúc này là tiếng súng vẫn còn vang động khắp chiến trường Ban Mê Thuột. Phản lực cơ của quân đội ta vẫn vần vũ trên không phận thân quí Cao nguyên. Dù tôi có bị bắt, nhưng hy vọng của tôi vẫn là Ban Mê Thuột vẫn như thành đồng trụ sắt. Quân tiếp viện sẽ tới và những con mãnh hổ sẽ làm tròn nhiệm vụ của người lính VNCH ngàn đời uy danh. Ban Mê Thuột vẫn ngạo nghễ thách đố với mọi hoàn cảnh…
Đón xem phần cuối hồi ký Nhìn Lại Trận Đánh BMT của ĐT Tỉnh Trưởng Nguyễn Trọng Luật 

Check Also

Tiền bạc có thể mua cả triệu thứ, nhưng tiền bạc không mua nổi một thứ!!!!

Xin hãy ghi nhớ, bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày Trên …