Đến với Đức Mẹ “Măng Đen” Mẹ của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên Kỳ 2

Đến với Đức Mẹ “Măng Đen”

Mẹ của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên

mẹ măng đen 2

Kỳ 2

 Phượng Vũ

 Sáng hôm sau, A nhắc tôi chuẩn bị kỹ lưỡng vì trên đó là vùng đồi núi nên rất lạnh. Tôi mặc áo ấm, ngoài khoác thêm chiếc áo Jacket dày có mũ che đầu, khăn len dày quấn cổ. Bên ngoài đội thêm cái nón có khăn che cổ và cả mặt, chỉ còn chừa 2 con mắt để mang kính mát. Khi cài giùm dây nón bảo hiểm, đội ngoài cùng, em gái A cười bảo:

– Bây giờ trông chị “kín mít” giống mấy bà Hồi giáo (Bin Ladin) đi khủng bố, không ai nhận diện nổi.

– Đâu cần ai “nhận diện”, chỉ cần Đức Mẹ “nhận diện” là đủ rồi! Tôi sẽ cầu nguyện theo ý nguyện của mỗi người trong nhà.

– Chị chưa cần cầu nguyện, từ hôm có chị ra, chị A em vui vẻ cuời nói nhiều hơn là em đủ thấy vui rồi.

Sau khi máng thêm túi đồ ăn (bắp luộc, chuối) vào xe, phòng hờ khi hữu sự, chúng tôi lên đường sớm. Đường đi hôm nay tốt hơn hôm qua đi Pleiku, hai bên đường là những buôn làng người dân tộc, gió thổi ù ù bên tai như tiếng đàn thiên nhiên của rừng núi đại ngàn. Tôi thích nhất là khi đi ngang những khu đồi núi hoang vu, nhìn những cụm lau sậy cao, trắng nuốt, uốn theo chiều gió lung lay!

Những bông sậy long đong rời ra, rồi tình cờ kết lại thành chùm xoay tròn là là trên mặt đất, khiến tôi chợt nhớ tới đoạn văn của Nguyễn Ngọc Tư viết về nó:

“… thấy buồn, chúng nhỏ nhoi đến mắt thường nhìn còn khó, mà biết tìm kiếm và quấn quít thương nhau, mà mấy bạn mình cũng long đong xứ khác lại không thèm ngó mặt mình, mà chính mình cũng đang muốn tránh xa người.”

…Tha thiết sống, bất chấp yêu ghét, lau sậy cũng trổ bông. Bông cũng không níu kéo bất cứ cái nhìn nào. Bông lau sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa… lúc đẹp là lúc mất. Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp?”

Đang chạy, tôi bỗng thấy nổi lên hình ảnh một ngôi thánh đuờng uy nghi quá đẹp, nhất là kiểu dáng nhà Rông ngay ở mặt truớc nhà thờ, chúng tôi bèn dừng lại ghé thăm. Đó là giáo xứ Kon Xơm Luh, ngôi nhà thờ cao rộng, hai cánh cửa gỗ to vào nhà thờ, được khắc bảng 8 mối Phúc thật bằng hai thứ tiếng Việt và Tây Nguyên, mỗi thứ tiếng ở mỗi bên cánh cửa gỗ. Nhà thờ không mở cửa nên không vào được bên trong, chung quanh nhà thờ đất rộng mênh mông.

Tôi hỏi thăm, anh T cho biết đường lên Măng Đen còn xa, mới đi được nửa đường, sẵn dịp ngừng xe, tôi muốn đi toilet cho chắc ăn, vì sáng trước khi đi uống nước hơi nhiều, nhưng đi vòng quanh nhà thờ tìm hoài chẳng thấy. May quá có 3 chị người Thượng địu con sau lưng đang đi tới, tôi bèn hỏi thăm:

– Làm ơn chỉ giùm chỗ đi toilet.

Tôi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần chữ toilet, cuối cùng họ cũng hiểu! Một chị hỏi lại tôi :

– Mắc cái lớn hay cái nhỏ?

Tôi chợt hiểu và trả lời ngay: “Cái nhỏ”.

Họ cười và đưa tay chỉ bao quát chung quanh: “Cái nhỏ thì mênh mông, chỗ nào chẳng được” rồi bỏ đi. Thì ra cuộc sống họ thật đơn sơ, chẳng nhiêu khê như những người “văn minh” phố thị chúng ta

Rời huyện Kơn Rẫy, chúng tôi bắt đầu đi vào huyện Kon Plong, càng lên cao, gió càng lạnh. Nhìn cảnh núi liền núi bên đường đi, tôi mới cảm nghiệm hết được hình ảnh trong một bài hát của TCS. Có đoạn, các công nhân đang khai thác núi đất đỏ, nhờ vậy tôi mới khám phá ra có 2 loại núi: núi đá và núi đất. Từ trước tới nay tôi cứ nghĩ hễ núi thì phải là núi đá, đúng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

mẹ mang đen 4

Trước khi lên đến Đức Mẹ Măng Đen, chúng tôi phải vượt qua đèo Măng Đen ngoằn ngoèo, cong queo dài hơn 10 cây số. Càng lên cao, tôi càng thấm cái lạnh của “gió núi”, lạnh run thấu xương, mặc dù tôi đã “bọc” mấy lớp rất kỹ, hai bàn tay tôi cóng lại muốn hóa đá, vì ỷ y không mang theo bao tay. Hết đoạn đèo, kìa xa xa hình dáng Đức Mẹ nhỏ xíu đã hiện ra trên ngọn đồi giữa rừng thông lộng gió, với đại ngàn mênh mông chung quanh

Lịch sử Đức Mẹ Măng Đen

Măng Đen là tên một làng dân tộc bình thường như bao làng dân tộc khác của núi rừng Tây Nguyên. Nó nằm trên đỉnh Trường Sơn, giao điểm giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, vị trí cao hơn mặt nước biển 1200m.

Vào năm 1971, Linh Mục tuyên úy Giuse Phạm Minh Công được giao nhiệm vụ chăm sóc đời sống tinh thần cho quân nhân tiền đồn Măng đen. Thời đó, Măng đen là vùng chiến sự ác liệt, mọi người luôn ở trong tình trạng căng thẳng giữa cái sống và cái chết! Có một cha bạn tặng cho cha Công một bức tượng đức Mẹ Fatima cao hơn 1 mét, cha Công nghĩ các quân nhân nơi đây cần một nơi cầu nguyện để nâng đỡ tinh thần trong lúc nguy nan khốn khó, nên quyết định dựng tượng Đức Mẹ tại đây. Thế là các quân nhân bèn đi tìm và nhặt những hòn đá to và đẹp nhất về làm bệ và dựng lên tượng đài Đức Mẹ để làm chỗ cầu nguyện và nương tựa cho đời sống tâm linh.

me mang ư đen 6Năm 1974, chiến tranh càng lúc càng ác liệt, các quân nhân được lệnh rút đi, rồi sau biến cố 1975, tượng đài Đức Mẹ bị lãng quên, mọi người tưởng tượng đài đã bị hủy hoại theo chiến tranh. Nhưng không, Mẹ vẫn đứng đó thầm lặng chờ đợi một ngày đoàn con sẽ trở về bên Mẹ.

Năm 1987, Măng Đen hồi sinh do những người từ miền Bắc vào khai khẩn lập khu kinh tế mới. Một lần đi khai rẫy, chị Hương (ngoại đạo, quê ở Hà Tĩnh) đã phát hiện ra tượng Mẹ vẫn còn nguyên vẹn. Sau đó thỉnh thoảng chị vẫn ghé thăm tượng đài, làm cỏ chung quanh… Đến năm 2002 một lần ghé thăm, chị ngạc nhiên khi thấy Đức Mẹ bị mất đầu và mất cả hai tay. Thật là đau xót khi Mẹ đứng đó trong thinh lặng, không làm tổn hại ai, ngược lại còn phù giúp những ai đến khấn xin cùng Mẹ, nhưng vẫn bị người ta cam tâm xúc phạm và phá hoại.

me mang đen 7Năm 2002, huyện Kon Plong được thành lập, người ta muốn mở đường và nới rộng quốc lộ 24 nối liền với Mộ Đức -Quảng Ngãi. Khi 3 xe ủi đất tiến lên san bằng khu đồi để mở đường thì bỗng nhiên tất cả 3 xe đều bị khựng lại, không thể nhúc nhích, dù đã thử đi thử lại nhiều lần. Họ liền xuống xe đi lên phía trước để tìm hiểu thì khám phá ra tượng đài Mẹ, họ liền báo cáo với cấp trên. Sau đó khi biết rằng không có cách gì có thể san bằng khu tượng đài Đức Mẹ được, họ bèn phải thay đổi bản vẽ, để làm đường cong tránh khu tượng đài.

Năm 2005, anh Lê văn Hoàng, một công nhân Công Giáo làm việc cho nông trường, cùng hai người bạn khi biết tin về tình trạng “khiếm khuyết” của tượng Mẹ, bèn xin xi măng và cát để đắp lại đầu và 2 bàn tay Đức Mẹ (nhưng sau này 2 bàn tay lại bị đập phá một lần nữa). Sau khi “tôn tạo” lại tượng Đức Mẹ, 3 anh đã bị công an bắt tạm giam 3 ngày vì “dám làm một việc chưa được cho phép”, rồi thời gian tiếp theo họ thường xuyên bị công an mời lên điều tra, hạch hỏi làm khó dễ, nên các anh phải rút về quê để được yên ổn làm ăn.

Gương mặt Đức Mẹ do anh tạo ra, không đẹp như những gương mặt Đức Mẹ xinh đẹp ở các trung tâm hành hương khác. Có lẽ ý Mẹ muốn mượn tay 1 người thợ không chuyên phục chế gương mặt Mẹ, một gương mặt sầu bi, mà nhiều người cho rằng mang đầy nét đau khổ chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam trải dài qua bao năm tháng từ thời chiến tới thời bình.

mẹ mang đen 3Mẹ là Mẹ của những người đau khổ khốn cùng, trái tim Mẹ luôn mở ra để ôm ấp những ai sầu khổ chạy đến với Mẹ. Từ đó tiếng đồn Đức Mẹ linh thiêng lan tỏa ra khắp nơi, mọi người không phân biệt Kinh – Thượng và Lương – Giáo kéo đến khấn xin cùng Đức Mẹ, và được Đức Mẹ linh thiêng nhậm lời, nhất là với những người ngoại đạo và nghèo khổ.

Năm 2007 Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum và hơn 2000 người (Kinh – Thượng) từ các nơi xa xôi (Gia Lai, Nha Trang, Xuân Lộc…) cùng hành hương đến viếng Đức Mẹ và chính thức thành lập Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen. Từ đó hằng năm, sau 8/12 lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, ngày 9/12 là cuộc hẹn hằng năm mọi người cùng hành hương tìm về kính viếng Đức Mẹ Măng Đen

(Còn tiếp)

==

 

 

Check Also

Tiền bạc có thể mua cả triệu thứ, nhưng tiền bạc không mua nổi một thứ!!!!

Xin hãy ghi nhớ, bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày Trên …