20.6 C
Buon Ma Thuot
Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024
More

    Tổng Kết: Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột – Phần cuối

    Tổng Kết: Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột

    Phần cuối
    Bây giờ với đời sống thật sự thanh thản, bình tâm mà nhìn lại, nghĩ lại tôi thấy vài điều cần được xét lại. Tất nhiên không phải để phê phán, hay gỡ tội hoặc giả để lẩn tránh trách nhiệm, lẩn tránh sự thật. Nhìn lại, nghĩ lại chỉ có mục đích duy nhất là chia sẻ với những người còn sống về một biến cố trọng đại đầu tiên đã dẫn tới sự sụp đổ của chính thể và chế độ VNCH tại miền Nam nước Việt.
    1. Mất tỉnh, Tỉnh trưởng phải chịu trách nhiệm?
    Đây là câu nói thông thường của những người thiếu hiểu biết. Nhiệm vụ của Tỉnh trưởng chỉ là trách vụ về hành chánh, kinh tế, chính trị, v.v…mà thôi. Về an ninh quân sự lại nằm trong tay Tiểu khu trưởng.
    Nhiệm vụ của Tiểu khu trưởng là giữ an ninh các cơ sở, đường xá, cầu cống, tìm kiếm tin tức tình báo để báo cáo len cấp trên, cũng như truy lùng, tiêu diệt du kích và những cán bộ CS xâm nhập vào vùng trách nhiệm của mình. Tiểu khu trưởng chỉ có trong tay những Tiểu đoàn Địa phương quân, Nghĩa quân, Cảnh sát và tổ chức Nhân dân Tự vệ… Vì vậy, các đơn vị này không có khả năng đương đầu với quân chính qui của địch.
    Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột, Tiểu khu Darlac đã nhiều lần báo cáo có những dấu hiệu về sự xuất hiện hoạt động của quân chính qui CS. Bằng chứng là tại phía Tây, Ban2 Tiểu khu Darlac đã phát hiện ống dẫn dầu của quân Bắc Việt hay những dấu xích chiến xa để lại ở phía Tây Ban Don và Ia Sup. Đặc biệt ngày 7/3/75, Tiểu khu Darlac hành quân đã bắt được một tù binh thuộc Sư đoàn 320/BV đang giăng giây điện thoại. Tin tức này cũng không thuyết phục nổi Tướng Phú và Tướng Tường để cho Trung đoàn 45 BB trở lại Ban Mê Thuột. 2 ông này vẫn còn ám ảnh về CS sẽ đánh Kontum hay Pleikụ Chưa bao giờ các ông cho rằng Ban Mê Thuột sẽ bị tấn công.
    2. Tại sao Tiểu khu lại không biết chiến xa địch tiến vào Ban Mê Thuột?
    Câu hỏi này làm tôi thắc mắc mãi và muốn tìm câu trả lời cho chính mình. Khi ngồi trong tù, tôi có đọc “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng tôi mới vỡ lẽ. Các chiến xa của CS đã được bố trí cách thị xã Ban Mê Thuột trên hàng trăm km về phía Tây Bắc, trong rừng úi trùng trùng điệp điệp của Cao nguyên. Nhìn trên bản đồ, Phòng 2 hay cấp chỉ huy bao giờ cũng tiên đoán ngay và cho rằng nếu chiến xa địch, nếu có tấn công đêm nay, thì chỉ có khả năng tấn công Pleiku chứ không thể là Ban Mê Thuột. Vì xung quanh Ban Mê Thuột, hay phía Tây, dù Tây Bắc hoặc Tây Nam đều là dãy rừng già với cây cối cao lớn. Qua con mắt của một sĩ quan kỵ binh như tôi, việc tấn công Ban Mê Thuột bằng chiến xa khó có thể thực hiện nổi. Trái lại, Pleiku với những đồi thoai thoải, trống trải, không có cây cối là địa bàn lý tưởng cho chiến xạ Nhưng, đây là chữ nhưng to tướng, nghĩa là CS đã cho công binh dọn đường trước, bằng cách cho cưa tất cả các cây lớn mà chiến xa không ủi ngã được. Bọn CS đã không cưa đứt hẳn để cây đổ xuống làm phi cơ quan sát được, mà chỉ cưa 2/3 cây thôị Trên máy bay do thám của ta luôn luôn thấy cây cối um tùm như thường, không có con đường nào băng qua rừng cả. Đến khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc trực chỉ Ban Mê Thuột, và khi gặp những thân cây lớn, chiến xa cứ ủi xập những cây mà công binh đã cưa sẳn 2/3. cây lớn đều nằm rạp xuống và chiến xa cứ thế mà tiến lên dễ dàng. Khi gần tới thị xã, CS đã cho pháo kích vào thị xã để che lấp tiếng động cơ của các chiến xa đang di chuyển…
    3. Làm sao Địa phương quân có thể tiêu diệt chiến xa?
    Tôi là sĩ quan kỵ binh được giao trọng trách chỉ huy trưởng Tiểu khu Darlac, ngoài ý muốn của tôi. Kinh nghiệm về Thiết giáp vẫn là sở trường của tôi. Khi tôi nhậ nhiệm vụ lẽ tất nhiên tôi đã để ý nhiều về những con ngựa sắt này. Tất cả thiết giáp của ta đều được điều dộng về Pleiku hết. Ban Mê Thuột chỉ cò có 2 chiếc Commando car để tuần tiểu, hộ tống cho các đoàn công voa hay các cấp chỉ huỵ Trong đầu tôi bao giờ cũng đặt ra câu hỏi, liệu CS tấn công các chi khu hay đồn bót bằng chiến xa thì sao? Vì vậy, việc đầu tiên nghĩ đến là loại súng M72, loại chống chiến xa mà Quân đội Hoa Kỳ cung cấp. Tôi bèn xin BTL Quân đoàn 2 cho trang bị loại súng trên cho Tiểu khụ Không có toán, tiểu đội, trung đội, đại đội nào thuộc Địa hương quân của Tiểu khu Darlac là không có trang bị M72. Ngay cả những Trung đội Nghĩa quân nữa. Tôi chỉ thị cho các sĩ quan và binh sĩ đều phải sử dụng M72 một cách nhanh nhẹn và chính xác. Tôi còn luôn luôn kiểm soát chặt chẽ và khi tôi thanh tra bất cứ một đơn vị thuộc Tiểu khu Darlac, bất cứ đâu, từ sĩ quan đến binh sĩ đều lưu lại khảo hạch và chờ biểu diễn cách sử dụng M72 chống chiến xa, cũng như ân cần nhắc nhở mọi người làm sao tăng hiệu năng của của súng và bắn cho chính xác. Trong trận đánh Ban Mê Thuột, 9 chiến xa CS nằm ụ trên đường Thống Nhất hoặc trước mặt BCH Tiểu khu và Dinh Tỉnh trưởng đều là công đầu của các chiến sĩ Điạ phương quân Tiểu khu Darlac. Ai cũng biết, các oanh tạc cơ của ta không được thả bom vào thị xã mà chỉ được đánh bom vào các mục tiêu ven thị xã mà thôị Oanh tạc cơ của ta chỉ có một lần đánh vào chiến xa địch trước mặt BTL Sư đoàn 23 BB với 2 quả bom. Nhưng thảm thương thay lại đánh trúng Trung tâm Hành quân của Mặt trận Ban Mê Thuột. Tôi cũng cần minh xác, tôi viết ra đây những sự kiện này, không phải là kể công cho Tiểu khu Darlac hay phiền trách Không quân, mà là những lời nói danh dự của một sĩ quan QLVNCH biết tự trọng, liêm sỉ và sự trung thực gởi đến các chiến hữu đã sát cánh bên nhau trong những ngày lửa đạn và các bạn.
    Tôi cũng xin kể thêm, năm 1984, trong hời gian tôi ở trại tù Nam Hà — Hà Nam Ninh. Một buổi sáng tôi đang gánh nước tưới rau, vì tôi thuộc trung đội trồng rau cho trại. Tình cờ tôi gặp một thanh niên trạc ngoài 30 tuổi, lại chào tôi:
    – Chào Đại tá. 
    – Thôi cứ gọi nhau bằng anh em đi, vì nước mất nhà tan rồi, còn đâu là tá với tướng. 
    – Không! Riêng với Đại tá, tôi vẫn tôn kính là Đại tá. Tôi phục Đại tá là chưa có Địa phương quân của Tiểu khu nào mà bắn cháy được chiến xa CS được. Riêng chỉ có Địa phương quân Darlac là tiêu diệt được T54 của địch. Tôi còn nhớ ngày 11/3/75, tôi là người đi dọc theo đường Thống Nhất để lấy tin tức về báo cáo cho Đại đội 23 Thám sát của tôị Tôi đã đếm được 10 chiến xa bị bắn cháy.. Sự thán phục ấy đến nay tôi mới gặp Đại tá để bày tỏ nỗi niềm cũng như chào kính và thăm hỏi Đại tá. 
    – Vậy anh là ai và ở đâu? 
    – Tôi tên là Chí trước thuộc Đại đội Thám báo Sư đoàn 23 BB. Hiện nay tồi còn bị tù ở đây cùng với Đại tá nhưng ở khu khác. 
    – Cám ơn anh về những lời khen cho Địa phương quân Tiểu khu Darlac. Xin anh một điều là từ bây giờ chúng ta cứ gọi là anh em thôị Vì như tôi đã nói lúc nãy, đất nước đã mất rồi, chúng ta chỉ còn tình nghĩa để đối với nhau mà thôi. 
    – Dạ nếu như Đại tá cho phép thì tôi vâng.
    Lòng tôi dâng lên một niềm vui sướng cho buổi gặp gỡ ngắn gọn ấy. Thứ nhất là dù trong hoàn cảnh tù đày anh em vẫn tôn kính nhau và họ nhận ra tôi đã không làm điều sai quấy khi còn tại chức. Đây cũng là phần thưởng cho tôi vì trong tù anh em thường hay nói với nhau:”Khi ở tù rồi mới biết ai là tướng tá thật, ai là tướng tá giả — đáng kính hay đáng khinh…
    Thứ hai là anh Chí đã xác nhận số chiến xa bị bắn cháy mà do Thiếu tá Trưởng Phòng 3 báo cáo cùng tôi là 9 chiếc mà bây giờ là 10 chiếc.
    4. Tướng Phạm Văn Phú là tướng giỏi hay dở?
    Tướng Phú hoàn toàn bị địch đánh lừa và ít ra không có kinh nghiệm chiến trường Cao nguyên. Trước kia, khi còn Quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN, tin tức tình báo chiến lược hay tin tức liên quan đến các đơn vị lớn của VC đều do Mỹ cung cấp. Nhưng sau Hiệp định Paris, nguồn tin từ Mỹ đều chấm dứt và Phòng 2 của ta chỉ còn khả năng lấy tin tức các đơn vị chính qui Bắc Việt bằng cách tìm điện đài của địch. Vì biết được yếu điểm này của QLVNCH, nên CS vẫn cho điện đài phát thanh hàng ngày như thường lệ và tuyệt đối im lặng truyền tin trong khi di chuyển về phía Nam. ViÀvậy Tướng Phú cứ đinh ninh là các Sư đoàn Bắc Việt vẫn còn ở phía Tây Pleiku và Kontum.
    5. Tổng Thống và Tổng Tham mưu Trưởng
    Nếu qui trách nhiệm cho Tướng Phú làm mất Ban Mê Thuột vì dở là quá saị Vì kế hoạch hành quân hay bố trí các đơn vị để phòng thủ các Vùng đều được Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Thống (Tổng Tư Lệnh) duyệt xét và chấp thuận mới được thi hành. Quân đoàn 2 và Tướng Phú được sự chỉ huy trực tiếp của Tổng TMT và TT. Mất Ban Mê Thuột đâu phải trách nhiệm riêng gì của Tướng Phú mà chính là Tổng TMT và TT. Các đơn vị chia sẻ trách nhiệm như Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, Cục An ninh Quân đội, Đơn vị 101/TTM. Tất cả các cơ quan trên làm gì, để các đại đơn vị Bắc Việt di chuyển về phía Nam, để đánh vào thị xã Ban Mê Thuột? Ai là người dám công khai lãnh nhận trách nhiệm? Cho đến nay, trong chiến tranh VN mới chỉ có thấy ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara là dám nói len lỗi lầm của ông ấy mà thôị Bằng một cuốn sách, McNamara nhận trách nhiệm. Còn ai nữa? Hay tất cả chỉ cầu mong thời gian khỏa lấp vào “cuối trời lãng quên” hay là viết hồi ký để rửa tay kiểu quan Phi-la-tô trong Thánh kinh khi trao Đức chúa GieÁsu cho dân chúng muốn làm gì thì làm, muốn giết chúng mày cứ việc giết, tao không có trách nhiệm gì hết? Ngụy biện quá sức.
    6. Hãy so sánh lực lượng đôi bên
    a) Lực lượng Quân đoàn 2
    – Sư đoàn 22 BB 
    – Sư đoàn 23 BB 
    – 4 Liên đoàn BDQ (bằng 1 sư đoàn) 
    – 1 Lữ đoàn Thiết giáp 
    – 1 Sư đoàn Không quân (Sư đoàn 6 Không quân) 
    – 1 Trung đội Hoả tiển TOW
    b) Lực lượng CS
    – Sư đoàn 320 
    – Sư đoàn F10 
    – Sư đoàn Sao Vàng 
    – Sư đoàn 968 
    – Pháo binh 130 
    – Pháo binh Phòng không (Sư đoàn) 
    – Thiết giáp Lữ đoàn) 
    – Các đơn vị Công binh 
    – Các đơn vị Đặc công (2 Trung đoàn)
    Nhìn qua tương qua giữ ta và địch, với nhiệm vụ phòng thủ, ta có thể làm tròn nhiệm vụ một cách dễ dàng. Trong binh pháp ai cũng biết, một lực lượng tấn công, phải gấp 3 lần lực lượng phòng thủ mới mong thắng trận được. Mất Ban Mê Thuột ta đã bị đánh lừa, vì ta không biết địch tấn công ở đâu, cũng giống như trên bàn cờ tướng, ta thua vì không biết nước chiếu của đối thủ.
    7. Bài học của người Pháp
    Khi còn là Đại úy, tôi đã có dịp theo học một khóa tham mưu, trong đó học chiến thuật, chiến lược. Người Pháp đã để lại một tài liệu nói về Cao nguyên. Đại ý:”Muốn giữ Cao nguyên thì phải giữ Ban Mê Thuột. Muốn giữ miền Nam phải giữ Cao nguyên”. Phải chăng qua nhận dịnh đó, chúng ta đã mắc tới 3 sai lầm:
    – Dời Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 về Pleiku? 
    – Tập trung quân giữ Kontum và Pleikụ 
    – Bỏ Cao nguyên để giữ miền Nam?
    8. Những chuyện nghe được từ trong tù
    Tại trại tù Nam Hà (Hà Nam Ninh), tôi được biết đứa con út của tôi đã chết tại xã Châu Sơn cách thị xã Ban Mê Thuột chừng hơn 3km. Số là khi CS tràn ngập tư dinh Tỉnh trưởng Darlac, các con tôi đã theo chân những binh lính trong dinh chạy trú ẩn tại nhà cha Tâm, cha sở xã Châu Sơn, một xã phần đông là người Công giáo từ Bắc di cư vào Nam năm 1954, nên có tinh thần chống Cộng cao độ. CS đã nã pháo kích như mưa vào làng, làm trúng hầm trú ẩn gia đình cha Tâm. Kết quả là đứa con út tôi và 2 đứa cháu của cha Tâm bị tử thương. Cũng trong tù CS, tôi có gặp Đại tá Nguyễn Văn Của, Thiết giáp, Tỉnh trưởng tỉnh Châu Đốc đã có dịp nói chuyện cho tôi biết: “Khi thị xã Ban Mê Thuột bị mất, TT Thiệu đã triệu các Tỉnh trưởng về họp tại Dinh Độc lập và có phán một câu xanh rờn, “Thằng Luật trở về trình diện, tôi sẽ xử bắn ngay vì bỏ chạy mà không giữ được thị xã. Còn các anh cũng vậy, ai bỏ tỉnh mà chạy, tôi cũng bắn ngay”.
    Nghe lời kể của anh Của mà lòng tôi xót xạ Ở đời ai có hiểu mình và tôi lại nhớ tới bài hát “Bay Đêm” của Song Ngọc có câu “Ở đời ai hiểu ai…” để an ủi chính mình trong đời lao tù không có ngày ra này. Thêm nữa, cũng may cho tôi là tôi đã không có bỏ tỉnh, chạy trước khi địch quân đến như ít vị Tỉnh trưởng khác và cũng may là tôi còn ở lại cố thủ để bị bắt tại chiến trường. Nếu không bị xui xẻo vì bị oanh tạc lầm vào TOC, nếu quân tiếp viện đến kịp thời thì đâu đến nỗi bị bắt và ở tù tại miền Bắc 13 năm, 5 tháng, 25 ngày.
    Để chấm dứt bài này, sau khi gia đình tôi đã được định cư tại Mỹ, qua diện HO. Vì chưa ổn định được đời sống nên tôi chưa có dịp diện kiến TT Thiệu để thưa lại vị Tổng tư lịnh của tôi đôi điều. Có một cảm nghĩ mà tôi cứ suy nghĩ mãi là các Tướng VNCH có đọc truyện Tàu không, nhất là Tướng Phú, để không bị CS đánh lừa ở vùng 2. Vì nếu đọc truyện Tàu đời xưa, chúng ta đều biết trận đánh giữa Hàn Tín và Hạng Võ được gọi là “Minh tu sạn đạo; ám độ trần thương”.
    Đại Tá Nguyễn Trọng Luật 
    (Florida, 6/9)5 
    Bình luận

    Bài liên quan

    Thông báo

    Chúng tôi vừa nâng cấp phần mềm lõi của website nên lượt xem của một số bài viết có thể hiển thị sai.

    Thời tiết bây giờ tại Châu Sơn

    Buon Ma Thuot
    broken clouds
    20.6 ° C
    20.6 °
    20.6 °
    88 %
    2.8kmh
    78 %
    T2
    21 °
    T3
    29 °
    T4
    29 °
    T5
    24 °
    T6
    29 °

    Chuyên mục chính

    Bài mới