20.5 C
Buon Ma Thuot
Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
More

    Mẹ của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên – Kỳ 3

    Đến vi Đc M ‘Măng Đen’

    M ca núi rng đi ngàn Tây Nguyên

    Kỳ 3
    Phượng Vũ
     MĐ1
    Năm 2008 Sứ thần Tòa Thánh đến viếng Đức Mẹ Măng Đen, ngài nhắc nhở mọi người: “Tượng đức Mẹ thiếu bàn tay, ý Đức Mẹ muốn chúng ta là bàn tay nối dài của Đức Mẹ để giúp đỡ những người khốn khó, bị bỏ rơi. “Hãy cho Mẹ mượn đôi tay” để nâng đỡ những người sắc tộc, những người tật nguyền đau khổ chung quanh ta…”
    Sau cuộc viếng thăm và hội ý với Sứ thần Tòa Thánh, Tòa Giám Mục Kon Tum quyết định từ nay chọn ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi ( 15/9) để làm ngày hành hương hằng năm đến kính viếng Đức Mẹ và đặt tên là “Trung Tâm Hành Hương Mẹ Sầu Bi Măng Đen.”
    MĐ3Leo lên đến nơi tượng đài Đức Mẹ, điều đầu tiên đập mắt tôi là hằng mấy trăm ghế đá “Tạ Ơn” la liệt chung quanh tượng đài Đức Mẹ (nên nhớ đây là nơi núi đồi cao, nhiều xa xôi cách trở, do đó mang được chiếc ghế đá nặng lên tận nơi đây, không phải là điều dễ dàng như ở vùng xuôi). Còn những bảng đá “Tạ Ơn” khắc cả tên vợ, chồng thì nhiều vô số không thể nào đếm hết! Nghe nói phần lớn từ những người ngoại đạo, đã có lòng tin tưởng khấn xin Mẹ giúp đỡ trong cơn ngặt nghèo, khốn khó. Tất cả những điều này nói lên sự linh thiêng của Đức Mẹ biết là dường nào!
    Mẹ vẫn đứng đó nhỏ bé, khiêm cung giữa vô số những chậu hoa tươi đủ loại, với sắc vàng tươi thắm, mà mọi người mang lên đây đặt chung quanh để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Tôi đọc được bài thơ dài khắc chữ vàng nổi trên một bảng đá đen to, dựng bên hàng rào:

    “Con va dưới xuôi lên, Rét run ch nhóm la đêm ng rng

    Nghn ngào đôi mt rưng rưng L vui hay git l mng, l thuơng…
    M v ng giũa mênh mông Âm vang rng núi tiếng cng, tiếng chiêng
    Ly ơn Đc M Măng ĐenM là M ca Tây Nguyên Đi Ngàn…”
    Lời thơ đọc lên lúc này nghe sao hợp cảnh, hợp tình đến thế!
    Tôi lấy từ trong giỏ ra một chậu hoa xương rồng, nhỏ bé xinh tươi của một học sinh cũ vừa mới tặng tôi ngay trước khi đi Kon tum. Tôi cất công gìn giữ mang từ Saigòn lên đây để kính dâng Đức Mẹ. Có thể chậu hoa xương rồng này sẽ phù hợp với khí hậu đại ngàn Tây Nguyên và tồn tại được lâu hơn những loại hoa tươi khác. Tuy là ngày thường, nhưng vẫn liên tục có khách hành hương từ các nơi xa đến kính viếng Đức Mẹ, thắp nhang, đọc kinh, cầu nguyện.

    “Măng Đen là đâu? mà bao đôi mt dõi tìm Vì M đó, thm i an ai đó kh đau lm than…”

    Sau khi đọc kinh, khấn nguyện, tôi đến một căn lều nhỏ gần đó để mua một số dĩa VCD về Đức Mẹ Măng Đen, và CD thánh ca. Nhân cơ hội đó, hỏi thăm bà bán hàng về lịch sử Đức Mẹ Măng đen vì bà là cư dân địa phương ở đây.

    Trên đuờng về, tôi quan sát thấy Măng Đen có nhiều biệt thự xinh xắn, nhiều hotel, nhà hàng để phục vụ cho khu du lịch sinh thái, vì nơi đây đuợc xem là Đà Lạt thứ hai. Nhưng tôi thấy không khí vắng vẻ, còn nhiều ngôi nhà, biệt thự xây dở dang hoặc bỏ trống. Có lẽ tất cả sẽ trôi vào quên lãng, nếu không có sự hiện diện của Đức Mẹ, dù con người đã bỏ hết công sức đầu tư vào nó. Có thể vì ý thức được điều này nên năm 2013 chính quyền đã đồng ý cấp 10 hecta rừng để giáo phận Kon Tum xây dựng “Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen”. Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh đang cần sự hỗ trợ của mọi người ở mọi nơi để có thể tiến hành xây dựng công trình lớn này. Một công trình tôn vinh Đức Mẹ đứng vững giữa đại ngàn Tây Nguyên, dù gắp bao nhiêu gian nguy, hiểm độc, để tiếp tục phù trì đoàn con cái Mẹ

    Nghe nói khu du lịch sinh thái ở đây rất đẹp, người ta mang về trồng những loại hoa đặc trưng của Đà Lạt, vì khí hậu cũng tuong tự, nên chúng tôi ghé vào thăm cho biết, và quả là lời đồn không sai! Vừa mới quanh vào vùng hồ Dak Long, tôi đã bị hớp hồn vì những cây Mimosa to, hoa vàng rực cả một khung trời, mà trước đây tôi nghĩ nó chỉ có ở Đà Lạt. Dọc theo bờ hồ là những cây hoa Đào màu hồng phấn tỏa nét đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng soi mình bên hồ nước trong veo, tạo cho người ngắm một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng trong một không gian thiên nhiên tươi mát:

    “Bình yên đ đóa hoa ra chào Bình yên không ng
    Lòng ta se s hát câu Bình yên”
    MĐ4Đi một vòng quanh hồ Dak Long, khi trở ra hướng khác, tôi sững sờ thấy trước mặt một nhà sàn cao là một cây hoa Đào nở rực đỏ một màu hồng xác pháo tưng bừng. Ôi chao! Vẻ đẹp huy hoàng của nó khiến tôi cầm lòng không đặng, phải xuống xe để chụp hình. Vì trước đó tôi đã “bao bọc” nhiều lớp cẩn thận để tránh lạnh trên đường về, nên rất ngại ngần khi phải “cởi tháo” nó ra! Đúng là vẻ đẹp thiên nhiên có sức thu hút mạnh mẽ tuyệt vời, thật là “kỳ công của tạo hóa”. Tạ ơn Chúa vì đồi nương, núi rừng đẹp xinh, vì những bông hoa tươi thắm rực rỡ sắc màu mà con được chiêm ngưỡng hôm nay!
    Về tới Kon Tum, sau khi ăn trưa anh T đề nghị đưa tôi đi thăm Cầu Treo của Kon Tum, sau đó đi thăm một “buôn” người Thượng gần đó cho biết! Thật là hiếm hoi khi có một “thiện nguyện viên” nhiệt tình và hăng hái như anh T, Chúa sẽ trả công cho anh.
    Đường vào “buôn” nhỏ cũng có những căn nhà sàn xinh đẹp chắc chắn và cũng có những nhà sàn xiêu vẹo sắp đổ, nhưng họ vẫn sống thanh bình với nhau. Đặc biệt là trên con đường nhỏ chạy giữa làng, tôi thấy trẻ con chạy chơi với đàn gà mẹ lẫn gà con cùng các con chó, và lạ là cả những chú heo mọi cũng lon ton chạy khắp xóm. Tôi thắc mắc là sao họ để những chú heo mọi chạy lung tung khắp nơi mà không sợ bị mất? Vì dân trong làng sống rất trung thực, không ai lấy của ai bao giờ. Nhà của họ không cần đóng cửa. Bên đường có con heo mẹ đang nằm cho một bầy 10 con heo con bú. Tôi phải dừng lại xuống xe chụp hình, heo mẹ bèn đủng đỉnh đứng dậy, đàn heo con lúp xúp chạy theo và rồi mẹ con thong thả dắt nhau đi dạo xóm. Nghe kể có nhà nuôi heo nái thả rông, tới kỳ sinh nở heo mẹ ủi vô bụi lang nào đó sinh 10 heo con, rồi nuôi con lớn. Sau phải có người đi tìm, chủ mới tới mang cả đàn heo mẹ lẫn con về!

    Ngược lại ở phố thị “hở ra là mất” thậm chí còn bị giật cả trên tay. Như vậy không biết lối sống “văn minh tình người” của hai nền văn hóa quá khác biệt.

    Thử hỏi “nhịp điệu” lối sống “tử tế tình người” bên nào cao hơn bên nào???
    MĐ2Cuối cùng trước khi về nhà, anh T đưa tôi ghé thăm Tòa Giám Mục Kon Tum, Vào đến sân là biết tòa giám mục của vùng Tây Nguyên, hình ảnh những chiếc gùi, những bình nước, nhà sàn, chiêng cồng… và cả con trâu rừng nằm bên vũng nước hiện điện đây đó trong sân trông rất mỹ thuật. Nhưng đặc biệt hơn hết vẫn là “Đức Mẹ Sơn Nữ” trông thật duyên dáng đứng ngay trước sân, nơi trang trọng nhất của Tòa giám mục. Mẹ mặc bộ váy của nàng sơn nữ, trán thắt dây tua, vai đeo gùi, tay bồng Chúa Jesu, cũng mặc áo em bé sắc tộc. Đúng là nền văn hóa Kitô hôm nay là nền văn hóa hội nhập và tan chảy trong nền văn hóa các dân tộc. Tôi chắp tay cầu nguyện trước Đức Mẹ sơn nữ, có chút bỡ ngỡ vì mới gặp lần đầu, nhưng Mẹ vẫn là Mẹ Maria của chúng con;
    “Xin cám ơn Mẹ đã cho con một ngày hành hương tràn đầy viên mãn, được biết thêm về Mẹ với nhiều hình ảnh khác nhau! Đặc biệt cám ơn Mẹ đã dẫn đưa con tới chốn này, gặp được người tử tế giúp đỡ con trong chuyến hành hương tìm về với Mẹ Măng Đen hôm nay. Hình ảnh Mẹ Măng Đen cụt cả hai bàn tay nhắc nhở con phải luôn là “bàn tay nối dài” của Mẹ để đỡ nâng, giúp đỡ những ai cần đến con trong cuộc sống hằng ngày. Hình ảnh Mẹ Măng Đen kiên cường đứng vững, dù gặp bách hại hiểm nguy giúp con mạnh dạn dấn thân hơn mà không hề sợ sệt trước bất kỳ áp lực nào, để con luôn một niềm cậy trông:

    “Khi con an vui, con dâng lên M, Khi con cô đơn, xin dâng v Me

    Đi nhng gian truân, M s i an Trong khi âu lo, xin dâng lên M
    Li yêu con dâng mt nim phó thác…”
    Kết thúc chuyến hành hương Măng Đen 1/2014
    Phượng Vũ
     
    Bình luận

    Bài liên quan

    Thông báo

    Chúng tôi vừa nâng cấp phần mềm lõi của website nên lượt xem của một số bài viết có thể hiển thị sai.

    Thời tiết bây giờ tại Châu Sơn

    Buon Ma Thuot
    overcast clouds
    20.5 ° C
    20.5 °
    20.5 °
    91 %
    3.2kmh
    96 %
    T4
    21 °
    T5
    26 °
    T6
    28 °
    T7
    27 °
    CN
    29 °

    Chuyên mục chính

    Bài mới