50 năm được, mất và chưa được!?

50 năm được, mất và chưa được!? 

Cặp đôi hoàn hảo và hạnh phúc nhất mà chúng tôi nhận ra trong 7 đôi góp mặt tại ngày họp mặt lớp 63-64 này là hai cặp đôi: Nguyễn Đình Thắng&Đậu thị Châu và Trần Cao&Trần Thị Hường.

A18A40

Niềm hạnh phúc của họ được hiện rõ khi xuất hiện với lớp: chắc chắn là họ hạnh phúc vì được gặp gỡ bạn bè sau 50 năm xa cách đã đành, họ hạnh phúc và háo hức vì sắp được chia sẻ niềm hạnh phúc vừa mới nhận được cách hôm nay 16 ngày. Niềm hạnh phúc họ thể hiện trên khuôn mặt tươi cười và trẻ trung trở lại. Trong lời chia sẻ giờ lễ của lớp họ nói rằng: Chúa đã thương và Chúa đã ban cho họ người con mà họ đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ, mà nay Chúa chọn gọi vào hàng linh mục của Chúa. Họ biết và nói rõ ràng rằng: không phải là công lao của họ hoặc con của họ mà là ân ban nhưng không của Chúa. Họ phải vui mừng để có thể bày tỏ ơn Chúa ra bên ngoài và họ còn nói là ân ban này cũng là nỗ lực sống của họ dựa theo giáo huấn của các thầy cô từ thời còn ở nhà trường tiểu học Tiến Đức cơ. Như thế thì thành quả của 50 năm chỉ là được và được. Phải tạ ơn Chúa và rao truyền danh Chúa cho mọi người.thànhthânA23A37thienCũng trong giờ chia sẻ, vợ chồng Thành-Hường, vợ chồng Huyên-Thanh, vợ chồng Thận-Hoà, vợ chồng Thiện, vợ chồng thầy Thiện và Vinh cũng nói rằng: 50 năm qua khó nhọc cũng nhiều, thất vọng cũng có, chán nản cũng không ít, thua cuộc cũng quật họ ngã nghiêng, nhưng với ơn Chúa mà họ nhận được đúng lúc, đúng buổi đã giúp họ đứng dậy và vươn lên, để giờ này đây ngước mắt lên Chúa và ngẩng mặt nhìn anh chị em thì cảm tạ Chúa vì nhận ra mình được chứ không mất và một điều khằng định là: từ chính quá khứ của trường Tiến Đức đã dạy cho họ cách sống và cách nhận lãnh ơn Chúa để mỗi ngày thấy Chúa đang thực hiện cho gia đình mình biết bao điều cao cả, và nay thì con cái họ cũng vững chân đứng ở đời rồi.

Dũng, người nhỏ tuổi nhất lớp đã bày tỏ cái được nơi sự gắn bó keo sơn với vợ qua bài thơ rất hay của Nguyễn Trung Kiên :

A28

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia …

Hai chiếc dép đã trở thành một đôi, nhưng không phải hễ có hai chiếc là đã thành một đôi đâu, mà phải là hai chiếc Chúa đã chọn và cho. Chỉ có hai chiếc như thế mới là “cặp đôi hoàn hảo thôi.” Chỉ còn một là không còn gì hết, nếu không tìm được chiếc thứ hai kia …”

A25

          Có một phát biểu nữa cũng nói lên cái được Chúa cho: đó là phát biểu của một nữ đồng trinh của lớp: Trần thị Hoa. Là cô giáo từ thời trước giải phóng, rồi những thách đố của xã hội chủ nghĩa trên một cô giáo có nguồn gốc Công giáo, có cha là một nguỵ quyền, có anh là một thầy tu, có em là một nguỵ quân, thế mà đã là một cô giáo giỏi, một cô giáo mẫu. Mà không phải là cô giáo giỏi và là cô giáo mẫu xã hội chủ nghĩa mà đánh mất đi căn tính Kitô hữu của mình đâu. Quá trình dạy và lao động chính là quá trình đấu tranh, đấu tranh với chính mình làm sao mình phải sống đạo thật tốt vừa làm việc thật tốt trong môi trường đỏ; đấu tranh cho lý tưởng truyền đạt lẽ sống đạo cho môi trường ngoại giáo chống Công giáo này, đấu tranh để độc thân, nhưng vẫn có con làm tu sĩ, đấu tranh để làm sao không ai khinh miệt mình đã đành mà phải để không ai trách ngôi trường Tiến Đức của mình, không ai chê bai lẽ sống Công giáo, không ai đàm tiếu về lối giáo dục của một trường Công giáo. Giờ này đây vẫn chưa là cuối đời, dù rằng đã là U 70 hơn, dù đã về hưu có lương đàng hoàng, nhưng vẫn là nữ đồng trinh trọn đời và vẫn là một cô gái trinh đẹp đẽ: cả về vóc dáng, lẫn đẹp về tâm hồn và phong cách sống nữa.

          Thế rồi, chính trong bữa tiệc vui của lớp, có một phát biểu: tưởng chừng như đó là cái mất, nhưng lại là cái được, dù rằng hiện tại là chưa được: Chị Thành đã xin góp ý như sau : “Em thấy lớp của các anh chưa được và chưa đúng: số là hôm nghe tin anh Nhiên ở Trung Hoà mất, em đã nhắc nhở và sắp xếp để anh Thành mau chóng đi đến nhà tang ngay để còn kịp gặp anh Nhiên khi còn gặp được và chia buồn với chị Nhiên, cũng như dâng lễ an táng cho anh Nhiên. Thế mà chần chừ sao đó, anh Thành đã không đi và em nghe nói là cả lớp không có ai có mặt ở đám tang, thật em thấy không được, lớp của các anh chưa được ở chỗ đó, em nói ra sự thật này để các anh chị sửa ngay đi”. Đúng là lớp mình chưa được và ít ra anh trưởng lớp chưa thấy được việc phải làm là đốc thúc anh chị em lớp làm cái “nghĩa tử là nghĩa tận” đó.

A24

          Có một phát biểu mà không phát biểu, chỉ biểu tỏ bằng việc ôm mắt khóc giữa anh chị em cùng lớp và ngay trong thánh lễ của lớp: đó là phát biểu câm lặng của chị Nhường. Cũng tưởng rằng đây là cái mất, cái mất trần trụi giữa cuộc đi lên của một gia đình đại gia xứ Châu. Chị Nhường, khi đến lượt mình chia sẻ, đã đứng lên giữa mọi người và không gìm được nỗi đau, chị bật khóc. Lúc đó tôi bước tới bên cạnh và phát biểu thay cho người cùng lớp: tôi xin thay tiếng bạn Nhường để nói lên với Chúa và ngỏ cùng anh chị em: Mọi người ai cũng biết chỉ riêng cha Linh không biết. Vâng tôi vừa mới biết hoàn cảnh của chị tối hôm qua. Chị chỉ bày tỏ có đôi lời trong cơn xúc động, nhưng tôi đã hiểu ra: bao công lao góp nhặt và lao động cật lực, vợ chồng bạn Nhường đã tạo cho gia đình mình một thế đứng vững vàng tại vùng đất xứ Châu thân thương này. Nhưng “cha làm con cái phá” đó là sự sụp đổ, đó là cái tê tái của cuộc nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày, để gia đình bạn Nhường phải trốn mọi người, đi xa. Rất ngại trở về với cái vẻ trần trụi của ngày hôm nay. Nhưng hôm nay, sau khi nghe tin lớp gặp nhau, Nhường tranh thủ, Nhường che mặt để chạy đến với anh chị em. Nhưng Nhường cũng nhận được nhiều an ủi từ bầu khi thân thương hôm nay của anh chị em trong lớp và từ sự cảm thông sâu xa của anh chị em và cũng từ những chia sẻ được thua của anh chị em mà Nhường lấy lại được sự bình an. Cám ơn Chúa và biết ơn anh chị em rất rất nhiều. Nhường đồng ý sẽ có mặt trong những lần họp mặt hằng năm.

          Thế là, qua một ngày sống thân mật bên nhau, sau 50 năm rời bỏ mái trường xưa, tất cả đều nhất trí tạo điều kiện cho chất sống của trường Tiến Đức có nhiều cái được, đó là quyết định mỗi năm họp mặt một lần dịp trung tuần tháng 10 mỗi năm.

Ghi nhanh kẻo quên và mất đi tính thời sự, hôm nay về lại địa sở sau ngày gặp mặt quý hiếm này, tôi ghi nhận lại cái được, cái mất và cái chưa đúng này lên diễn đàn Tiến Đức, mong được chia sẻ cùng mái trường thân yêu, như là giọt nước tràn ly cho chén rượu nồng yêu thương và đùm bọc của trường xưa nghĩa cũ.

          Mong lắm thay!

          Duy Linh

 

Check Also

Tai nạn ở bùng binh Đường Vanh Đai- 10.03

Sáng nay vào lúc 9 giờ, một xe Container chạy từ hướng Đông về hướng …