Thắp sáng niềm tin, giữa miền bóng tối hoang lạnh…

Gió đông lành lạnh như sớm đưa bóng tối về bao trùm vạn vật…Ở một nơi hoang vu xa ánh sáng đô thị; Bỗng đâu giữa miền bóng tối hoang lạnh đó, một ngọn nến được thắp lên, rồi từng ngọn nến được thắp lên…rồi ánh đèn điện vụt sáng lan tỏa cả một miền nghĩa trang…

Những ánh mắt cũng thắp lên niềm tin giữa miền hoang vu lạnh lẽo của nghĩa trang Tân Hòa…

Như thông lệ, mỗi năm cứ đến ngày lễ linh hồn, cha quản xứ Tân Lợi và cha Giám đốc TT Mục vụ sẽ về nghĩa trang Tân Hòa để dâng thánh lễ đồng tế. Nhưng năm nay có thêm cha khách dòng Anh em mọn hèn cùng góp mặt đồng tế.

Chiều chưa qua, mà trời sao vội tối…cũng là lúc giáo dân từ muôn nơi về đây góp mặt để tham dự thánh lễ cầu cho thai nhi. Một thánh lễ thật ý nghĩa và đặc biệt để những người muôn phương từ Hà Lan, Ban mê, Châu Sơn, Tân Hòa, Tân Lợi…về đây thăm viếng gia mộ thai nhi với hương khói và hoa tươi thắm để làm ấm cũng lại nghĩa trang trong buổi chiều nay.

Vào đầu Thánh lễ, cha Giám đốc đã ngỏ lời:

Chiều nay chúng ta đang đứng giữa nghĩa trang, như đang đứng giữa biên giới của sự sống và sự chết cũng thật mong manh. Chúng ta cầu cho những người ra đi trước chúng ta được an nghỉ trong Chúa. Chúng ta cũng cầu cho những người cha mẹ, biết tôn trọng sự sống để giữ lại sự sống cho người con mình, vì không ai có quyền giết chết mầm sống và giết chết mầm sống là một tội ác…Chúng ta cũng cầu nguyện cho mọi người biết rộng tay để giúp đỡ những thai nhi có được nơi an nghỉ ấm cúng…

Một bàn thờ bài trí đơn giản: một tượng thánh giá Chúa phục sinh đang dang tay chào đón con dân Chúa và hai thiên thần hai bên với câu: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại”.

Dẫu cho giữa đồng hoang quạnh quẽ, và dẫu cho từng cơn gió đông về  rét run, nhưng con dân muôn nơi đã quy tụ đông đủ về đây sum họp, cũng đã làm ấm cúng lại khung trời chiều nay nơi nghĩa trang Tân Hòa này.

Bài chia sẻ của cha Giám đốc khơi lại hai bài đọc Thánh thư và Phúc âm:

Sinh ra là để chết, mà chết rồi là để đi vào sự sống khác..

Như vậy chết ko phải là hết, mà chết là để đi vào một nhịp cầu khác…Tại thế, qua đời, khuất núi…quy tiên, chết là về với tổ tiên. Hai người hai nấm mộ chôn chung với nhau, nhưng số phận của 2s con người khác nhau. Người sống lành thánh chỗi dậy để được hưởng phúc, chúng ta kèn cử tấc đất…

Người làm điều dữ chỗi dậy sẽ bị án phạt. cuộc đời kẻ chết người sau – cuộc đua tới đích mai sau đời đời

Ai đi qua bãi tha ma, nghĩa trang cũng đều có cảm giác run sợ. Và càng sợ hãi hơn trước cái chết. Tại sao chúng ta lại sợ hãi như thế! Sợ hay không là do ý thức của chúng ta về cái chết. Với niềm tin của Kito giáo chúng ta, nấm mồ và ma quái không còn là nỗi sợ của chúng ta nữa, mà nấm mồ là nơi an nghỉ cuối cùng theo thánh vịnh…

Thực ra, nấm mồ cũng chỉ là cõi tạm mà thôi…Cuộc đời này ai rồi cũng phải chết, người giàu kẻ nghèo, người trí thức người nông dân đều phải chết như nhau. Những mỗi người đón nhận cái chết theo mỗi cái nhìn khác nhau. Thánh Phao lô cho rằng: chết là một mối lợi để được gặp Đức Kitô. Ngài nhìn cái chết qua lăng kính của niềm hy vọng, vì bao lâu tôi ở trong thân xác là tôi còn lưu lạc, chỉ khi nào chết tôi được về với Thiên Chúa, từ đó mở ra cái nhìn mầu nhiệm sự chết. Có người bảo rằng: sinh ra là để chết, nhưng chết rồi sẽ được sống lại. Cái chết là một nhịp cầu cho cõi mai sau…

Thực ra, cõi trần gian này, cũng chỉ là chốn lữ thứ là cõi tạm trú mà thôi, còn hộ khẩu thật của chúng ta ở quê hương trên trời. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã diễn đạt:

Con chim ở đậu cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn.
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về trốn xa xăm cuối trời

Cũng là cái chết giữa hai ngôi mộ, nhưng có kẻ khi sống lại sẽ được hưởng phần phúc, có kẻ sẽ bị án phạt đời đời. Cũng thế, có kẻ chết thì bị người đời chê trách sống gian ác với mọi người thì không nên sống làm chi…. Có kẻ chết được mọi người khóc thương tiếc, vì cuộc sống của họ đạo đức tốt đẹp và sống có ích cho mọi người.

Sống và chết thực ra không quá quan trọng, mà quan trọng là chúng ta có thuộc về Chúa Ki Tô không mà thôi?

Trong tâm tinh hiệp thông chúng ta cũng cầu nguyện các thai nhi được Chúa thương xót đưa về hưởng dung nhan Chúa. Ngoài ra, chúng ta cũng cầu nguyện cho cha mẹ của Thai nhi biết ý thức trách nhiệm với con cái mình mà đừng ruồng bỏ chúng…

Hãy nghe tâm sự tự bạch của một thai nhi: Mẹ ơi! Con đã được mẹ cưu mang trong dạ của Mẹ, và con muốn được hạnh phúc khi gọi tiếng mẹ. Vậy mà mẹ nỡ loại bỏ con khi con chưa kịp ra đời. Chính mẹ đã nhờ người giết chết con để không được sinh ra. Con nghĩ, loài cầm thú hung giữ thế kia mà vẫn còn muốn cưu mang để sinh con nó ra. Vậy mà mẹ đã nỡ giết con. Niềm ước mơ của con là mong được ra đời làm người. Mẹ ơi, mẹ ơi!!

Cũng là cái chết, chỉ là kẻ trước người sau…

Nghĩ người rồi nghĩ đến ta

Mai sau rồi sẽ lần lượt ta đi..

Sau thánh lễ, chị Khiêm – người phụ trách nhóm Thiện nguyện hoàn tất nghĩa trang thai nhi đã ngỏ lời cám ơn đến quý cha đồng tế, quý công đoàn dân Chúa đã bớt chút thời giờ đến tham dự thánh lễ. Nhóm Thiện nguyện cũng rất mong quý cha luôn chỉ bảo và hướng dẫn cho nhóm thiện nguyện để phục vụ thai nhi một cách tốt đẹp hơn.

 

Ngoài ra, chị cũng cám ơn quý chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhóm thiện nguyện nghĩa trang thai nhi có được thánh lễ chiều này. Chị cũng nhắn gửi với chính quyền địa phương là hãy tạo điều kiện tốt đẹp hơn nữa, và đừng làm khó dễ, để nhóm thiện nguyện có thể phục vụ việc chôn cất các thai nhi được trọn vẹn hơn nữa.

Thánh lễ ra về khi bóng đêm tối tăm đã bao phủ vạn vật…nhưng trong lòng mọi người lại sáng lên niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, con người sẽ sống lại như Chúa Ki Tô đã phục sinh.

Ở nơi mà, niềm tin đã được thắp sáng, giữa miền bóng tối hoang lạnh…

 

Ban Thời sự TĐCS

 

Check Also

CÁO PHÓ: CỐ ÔNG PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN KINH

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!!!  R.I.P                 BĐD Tiến Đức kính báo cho quý bà con …