CHÂU SƠN VÀ NHỮNG CƠN MƯA CUỐI MÙA…
tienducchauson
09/12/2016
Thời Sự Châu Sơn
287 Views
Đầu mùa năm nay, bà con nhà nông ta chờ đỏ con mắt mới có được cơn mưa đầu mùa…Nhưng cũng phải trải qua hệ lụy cơ cực của cơn hạn Elnino, hoành hành kéo dài từ tháng 10.2015 năm trước cho đến những ngày đầu tháng 5.2016, gây thiệt hại cây trồng cà phê, tiêu, thanh long, lúa ruộng nước cháy khô, khiến cho nhà làng khóc ròng: nước ơi là nước! mày thất lạc đi đâu mà nhà làng tìm không thấy!
Vào mùa mưa năm nay, những tháng đầu mùa, mưa thuận gió hòa lắm, ai cũng mừng vì tiêu cà, thanh long đều tốt tươi xanh đẹp…Thế mà sang đến những tháng sau 8,9,10 ông trời lại ra vẻ keo kiệt, để dè xẻn với những cơn mưa nhỏ giọt, như muối bỏ biển chẳng thấm béo chi với đất đai đang khô khốc. Sang tháng 10 rồi mà giếng nổi, nước chưa dâng lên, thì biết bao giờ cho có nước đủ lượng nước chìm cho giếng khoan đây!?? So với mức nước giếng nổi năm ngoái, thì năm nay mức nước còn thấp đến 1,50 mét. Nguy cơ cho một viễn cảnh mùa khô năm tới sẽ khan hiếm nước, là khó tránh khỏi.
Rồi bỗng đâu, may mắn làm sao, mưa dầm mưa rào đêm ngày…Cũng là nhờ các cơn bão 3 và 4, 5…miền dưới lụt lội tơi bời thì, Châu Sơn ta mới được hưởng sái chút mưa móc ơn trời cho vậy. Quả là miền Duyên hải và miền cao Tây nguyên là hai thái cực trái ngược nhau, anh sướng thì tui khổ mà anh khổ thì tui sướng…Mà cho dẫu có yêu thương muốn san sẻ cho nhau cũng buồn chịu, vì không thể đem cái lũ lụt lên mùa nắng hạn ở tây nguyên được. Ông trời đã mặc định như thế rồi, đành chịu chứ biết răng chừ!!
Và rồi coi bộ quen mưa ăn bén mùi, dồn tới tấp từ áp thấp rã rích cho đến những cơn mưa giông bão nối tiếp nhau 6,7,8,9…
Và bây giờ là tháng 11…mưa bão hoành hành cho miền dưới Khánh Hòa, Bịnh Định, Quãng Nam, Tuy Hòa…ra bả. Lụt lội mà số người chết lên đến 63 người thì phải biết khủng khiếp đến dường nào. Hồi tháng 9 lũ lụt 5 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị, Thưa Thiên Huế vừa thiên tai vừa nhân tai xả lũ như một cơn đại hồng thủy như thế mà chỉ chết có 30 người…
Mùa mưa năm nay xem ra cái kết có hậu vậy…Vì mọi năm, sang đến đầu tháng 11 lễ linh hồn, chỉ còn là những cơn mưa phùn vớt vát mấy giọt mưa sa nữa mà thôi.
Nhà nước mình ta ra sức phòng chống bão lụt chừng nào thì mưa bão hoành hành chừng đó, cho bỏ ghét cái câu phát động: Phòng chống thiên tai bão lụt!!!
Phải chăng, vì nhà nước mình ngu si đần độn, để không biết dùng ngôn từ “lựa lời mà nói cho vừa lòng ông trời”, cho nên kể từ biến cố 75 đến nay, mưa giông bão lụt tơi bời hoa lá cành khiến đất nước XHCN phải chịu trận!!!
Phải chi nhà nước ta biết khiếm tốn và lễ độ với ông trời một chút để nói: “Phòng tránh thiên tai bão lụt” (đề phòng và tránh né thiên tai) thì có lẽ, ông trời cũng nương tay, vì nghĩ rằng, thằng này tuy vô thần nhưng cũng biết điều, thì tao đành tha cho mầy, chứ mà mày lếu láo với tao là không xong đâu nghe!!! Đúng là nhà nước ta xấu hay làm le, mà dốt hay khoe chữ…để cơ ngơi đất nước ta cơ cực đến thế!! Rõ ràng là người tính không bằng trời tính!! Làm tội bà con miền dưới khổ cực vì lũ lụt giông bão và miền cao tây nguyên thì hạn hán mất mùa, thì cũng chỉ vì tại cái vạ lỗ miệng của cái anh nhà nước ta mà ra.
Những cơn mưa cuối mùa quả là có mát mẻ thật, nhưng cũng gây khốn khổ cho dân ta.
Năm nay cà phê mất mùa, lại chín trễ, không thuê ra người hái. Cà hái về không có nắng để phơi, lại bị mắc mưa cả tháng nay, làm cà đen sì và sỉnh lên. Đã thế lại có cơn mưa rào bất chợt vào chiều tối ngày 28.11, làm trôi cà phê, vì không ai kịp trở tay tuôn cà, đành phải ngậm ngùi nhìn cà phê trôi theo dòng nước.
Rồi cà phê chưa hái kịp, đành phải hái cà trong mưa gió lầy lội, cơ khổ biết dường nào, đã thế lại còn chín rụng rơi đầy cả gốc…Cà trên cây chưa hái được, làm sao mà đi lặt thứ cà rơi rụng được chứ! Thật là cơ ngơi cho dân ta. Đúng là mắc trận chó đòi, giàu thì không thấy dồn, mà khó thì thấy tới tấp…
Khi viết bài này, thì cơn mưa vẫn cứ rã rích theo nỗi thống khổ của nhà nông ta…
Bà con ta ở xa quê, vui sống nơi thành đô hoa lệ, xin hãy chia sẻ nỗi niềm với người quê nhà, để ấm áp lại chút tình quê…
Người cùng một quê, chớ để “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” mà buồn lắm thay!!!
Châu Sơn Choa ghi nhận