TẠI SAO KHÔNG CÓ THỂ TUNG HÔ!! KHI TÁCH BẠCH SỰ NGHIỆP VÀ CON NGƯỜI CỦA MỘT TÁC GIẢ???
tienducchauson
18/03/2017
Diễn Đàn Bạn Đọc
779 Views
Đọc bài viết “không thể tung hô” của Nguyễn Lưu trên báo đầu tư, tôi cũng có phần nào đồng cảm với ông Lưu về cuộc đời và con người của nhạc sĩ Phạm Duy. Chính cuộc đời của ông, hay chính cái miệng phát ngôn bừa bãi của ông đã làm hại sự nghiệp của ông là điều không ai có thể chối cãi được.
Thực ra, Phạm Duy là người không có chính kiến, không có lập trường, quan điểm chính trị mang tính ngẫu hứng, gió chiều nào theo chiều đó…Nếu để chê trách con người Phạm Duy là không có nhân cách, thiếu chín chắn, thái độ sống bất nhất mà thôi. Vì thế mà trong cái gia tài âm nhạc đồ sộ của ông không sao tránh khỏi những hạt sạn, những vết nhơ đen đúa khi viết tục ca…hay viết ca khúc vận động chính trị phản trắc giữa các thể chế chính trị kiểu “sáng đánh tối đầu”.
Cổ nhân đã nói: Nhân vô thập toàn…Ngay cả tôn giáo cao đạo là thế mà Chúa còn cất nhắc thánh Phê Rô và Phao Lô lên làm thủ lĩnh của giáo hội Công giáo!! Mà chính hai vị này, ngày trước đã từng chối Chúa và bắt đạo…Nói chi xa, Bác Hồ được ca ngợi là thần thánh mà vẫn sai lầm trong cải cách đấu tố ruộng đất năm 1954. Chính bác Hồ phải khóc xin lỗi trước nhân dân…Liệu bác Hồ có trong sáng không, khi dư luận lùm xùm về chuyện ái tình của bác!?? Lầm lỗi của đời người là không sao tránh khỏi.
Ngay cả đến ông Nguyễn Lưu, ông có dám nói mình trong sáng trong mọi điều chăng?? Không mua quan tiến chức, không ganh tỵ nhỏ nhen?? Có đấy!! Ông hãy tự xét mình lại xem!!! Nếu được xét đoán về ông thì có rất nhiều điều để xét đoán lắm! Ví như: Danh phận của ông chỉ là tốt nghiệp đại học sư phạm toán của cái thời chiến, năng lực cũng chỉ tầm tầm lớp 12 miền Nam! Vậy mà ông vung vít, lấn sân qua bên báo Đầu Tư viết về Thể thao (không có nghiệp vụ báo chí), qua âm nhạc ông cũng sáng tác (không trường lớp), rồi lại còn được phong là nhà phê bình âm nhạc là cớ làm sao??
Tuy nhiên, không phải vì thiên kiến trên, mà tôi không đồng quan điểm với ông Nguyễn Lưu khi nhận xét về con người Phạm Duy:
“Và chất đa tình cố hữu, ta thường thấy ở giới nghệ sĩ, ở Phạm Duy được xem là nhược điểm. Và cái phải đến đã đến, Phạm Duy “dinh tê”, bỏ kháng chiến vào thành…Và từ đó trở thành tên tuổi hàng đầu trong đám văn nghệ sĩ chống Cộng”.
Nhưng tôi lại không đồng ý với ông Nguyễn Lưu khi gán ghép một cách phi lý đến ấu trĩ, khi ông viết:
“Đỉnh cao” sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy là bài Mùa thu chết. Ở đó, tác giả đã công khai tư tưởng chống Cộng của mình. Ông ta đã từ bỏ tình yêu với Tổ quốc bằng một bút pháp thật sâu cay, đểu giả và ít ai quên cái mùa thu trong ca khúc ấy chính là Cách mạng mùa thu, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đánh đồng bài mùa thu chết với mùa thu cách mạng là một sự vu khống, một sự đánh lận con đen để kết tội Phạm Duy là không đúng, dẫu rằng Phạm Duy có thể bị gọi là tên tội đồ phản động đối với thể chế, nhưng bảo rằng Phạm Duy viết bài Mùa thu chết để trù yếu cách mạng tháng 8 là không xác thực. Xem ra ông Lưu quá hồ đồ khi cố tình cầm nhầm để bóp méo hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Ông há phải biết Phạm Duy phổ bài mùa thu chết dựa trên lời thơ tiếng Pháp L’Adieu của Guillaume Apollinaire[1], sáng tác năm 1965. Phần lời được dịch từ lời thơ:
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est mort souviens-t’en…
Mà do chính Bùi Giáng dịch thành:
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi…
Chứ không phải do Phạm Duy dịch. Một sự xuyên tạc của một nhà báo là, rất đáng xấu hổ của một người tự cho mình là ở tuổi Thất thập cổ lai…đi nhiều, biết nhiều…
Trong Bách khoa toàn thư Wikipedia giải bày:
Một số người cho rằng Mùa thu chết chứa ẩn ý về Cách mạng tháng 8 năm 1945 với sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp; tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là bản phổ nhạc của bài thơ L’Adieu…Nay được Nhà nước cho phép phổ biến ông có thấy mình như được giải oan?”, Phạm Duy đã trả lời:”Tôi chẳng nghĩ gì cả, ai từng hiểu sai là quyền của họ, tôi cũng không cần phải giải thích gì về điều đó cả. “
Tại sao ông Nguyễn Lưu lại viết: “Ai muốn coi Phạm Duy là thần tượng, tùy ý, còn tôi, trước sau xin nói không!”. Ai bắt ông phải nói điều này.
Thế là ông chưa hiểu tâm tính người miền Nam rồi. Người miền Nam không giống người Bắc ở chỗ, cứ hễ chế độ cổ súy, tâng bốc ai lên, là mọi người dân đều xưng tụng tôn vinh. Trái lại, người miền Nam có suy nghĩ rất độc lập, không phải chế độ cứ muốn xưng tụng ai là người dân đồng lòng, ví như TT Diệm, một thời chế độ suy tôn, nhưng sau đó độc tài và đã bị lật đổ…Tôi dám chắc rằng, người miền Nam không mấy ai tôn con người Phạm Duy lên hàng thần tượng, nhưng hầu như mọi người đều ngưỡng mộ cái thiên tài sáng tác âm nhạc của ông. Không biết có quá đáng không khi có nhà phê bình nể phục Phạm Duy để viết: “Chỉ với gia tài âm nhạc đồ sộ, đa sắc màu và đa phong cách của Phạm Duy, có thể đại diện cho nền âm nhạc đương đại của VN ra thế giới…”.
Tôi tự hỏi: Tại sao với những sai lầm nghiêm trọng như thánh Phê Rô, thánh Phao lô và cả bác Hồ…người ta vẫn có thể tách bạch con người, sự đạo đức và sự nghiệp của họ riêng ra để xưng tụng họ được, mà nhạc sĩ Phạm Duy lại không thể được xưng tụng? Liệu điều đó có bất công với Pham Duy chăng??? Người ta có thể không thích con người của Phạm Duy, thậm chí là khinh ghét, nhưng không ai có thể phủ nhận được sự nghiệp âm nhạc với tài sản khổng lồ của ông được…
Nói lên điều này, để thấy nơi con người của ông Nguyễn Lưu có định kiến xấu về con người Phạm Duy. Điều đó ông có quyền, nhưng qua bài viết của ông mang tính vạch lá tìm sâu, phản ánh lên cái sự gato – ghen ăn tức ở, khi ông viết: “Tôi muốn nói đến trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc “Ngày trở về” (diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM).
Chính ông đã từng ca ngợi chính sách nhà nước “khép lại quá khứ”: “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, sao khi người ta trở về vinh vang ông lại ganh ghét để nhắc lại những điều lỗi lầm khi viết: “Một người từng bỏ kháng chiến theo thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó, đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng…”. Thế là nhà nước khoan nhượng kẻ chạy lại, thì ông lại đánh PD…Có lẽ, cái tâm của ông bất nhất để có lời nói mâu thuẫn như thế.
Khán giả là người tinh tường lắm ông ơi, cái gì hay cái gì tinh túy, họ cũng đều gạn lọc ra để nhận chân những giá trị đích thực…
Bài viết trên của ông biểu lộ sự ghen ăn tức ở, và tố cáo ông chính là người thọc gậy bánh xe, khi nhà nước lâu nay đã cho lưu hành các bài hát trên, bây giờ ông lại moi móc, xói xỉa ra…là tại làm sao???
Tất cả những điều ông viết trên, chỉ để thấy cái tâm ông hẹp hòi, và con người ông thiếu sự độ lượng mà thôi!!!
Thiên Lương