LƯỢC SỬ TRƯỜNG TIỂU & TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC

       Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Tiến Đức (1956-2016), BBT Tiến Đức Châu Sơn sẽ đăng tải những bài vở trong tập Kỷ Yếu 55 năm Trường Tiến Đức, để các bạn hiểu biết thêm về một mái trường Tiến Đức đã từng một thời đóng góp  trong việc giáo dục cho các thế hệ di cư vào Nam trên mảnh đất thân thương GX Châu Sơn.

Xin các bạn đón đọc và phổ biến rộng rãi cho mọi người con dân GX Châu Sơn…Xin cám ơn – BBT

        LƯỢC SỬ

        TRƯỜNG TIU & TRUNG HC TIN ĐỨC

          19 năm – tuổi thọ của ngôi Trường Tiểu học TIẾN ĐỨC quả là ngắn ngủi đối với một ngôi trường làng. Nhưng cũng chỉ với 19 tuổi đời, cái nôi nhỏ bé này đã kịp sản sinh và đào tạo ra những thế hệ học sinh vào đời với sự trưởng thành và gặt hái được những thành quả đáng kể trên nhiều lãnh vực: Giáo viên, Viên chức, Sĩ Quan, Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Thác sĩ, Tiến sĩ, Nhạc sĩ, Kiến trúc sư, Doanh nhân … và sẽ thiếu sót khi quên không nhắc đến những vụ mùa bội thu của những hoa trái tinh thần với 12  Linh mục. Chúng ta cũng không thể vô tình lãng quên những đoá hoa thanh tịnh trong các vườn hoa tu viện nữ gồm 24 Sơ đã khấn trọn đời.

        Nhắc đến những thành tựu đáng khích lệ kể trên, chúng ta không quên nhớ đến những chặng đường gian nan và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của ngôi Trường Tiểu học Tiến Đức, cũng như biết bao công lao to lớn của các Linh Mục và thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của con em chúng ta.

Mặc dù phải đối phó với muôn vàn khó khăn và vất vả để định canh và định cư, song người dân Châu Sơn cũng đã sớm ý thức được việc giáo dục cho con em là một việc hệ trọng và cấp bách.

I- TRƯỜNG TIỂU HỌC TIẾN ĐỨC

  • Trường Tiểu học Tiến Đức được định vị ở 4 vị trí khác nhau sau 3 lần di dời.

  1. Tháng 10 -1956 Lớp học đầu tiên ở Dòng Châu Sơn

Được dựng lên ở khu vực Dòng Châu Sơn. Nay là vườn ông Trần Văn Lan, thôn 3. Dưới sự đôn đốc của Linh Mục G.B Nguyễn Đăng Khoa và Ban Định Cư, hai mái tranh vách phên nứa khá rộng rãi được dựng lên.

A NHẬM

        Lớp Ba:  Thầy Lưu Văn Nhậm

A DUYET

        Lớp TưLớp Năm: Thầy Trần Duy Duyệt

A HÒANG

        Lớp Vỡ lòng : Thầy Nguyễn Quang Hoà

  1. Năm 1957- 1958 Trường được dời về Vườn Trẻ

         Bây giờ là hoa viên Thánh Gioan Baotixita – Trường được xây dựng mái tôn, vách ván, nền xi măng. Gồm 2 dãy nhà xếp theo hình chữ L mỗi dãy 2 lớp. Trước sân có cây đa cổ thụ toả bóng mát. Trường chỉ có từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhì

     Lớp Nhì: Thầy Trần Xuân Tuệ và Thầy Nguyễn Đình Hiệp, cùng năm nầy, Thầy Nguyễn Đình Hiệp cho học sinh luyện thi Tiểu học và kết quả đậu gần 100%

A THAI

Lớp Ba: Thầy Nguyễn Đình Thái

Lớp Tư : Thầy  Trần Duy Duyệt và 

A TRI

Thầy Trần Văn Trị

A THGOG

Lớp Năm : Thầy Cao Đình Thông và Thầy Nguyễn Quang Hoà

A HOA

 Lớp Vỡ lòng: Thầy Nguyễn Văn Hoa.

        Hiệu trưởng đầu tiên của trường: Linh Mục Nguyễn Văn Bân, Ngài chỉ ở hai năm rồi chuyển ra làm Cha phó nhà thờ Chính Toà, nhưng quyền Hiệu trưởng vẫn duy trì mãi cho đến năm 1970

  1. Năm1958 – 1970 Trường được di dời ra khu vực nhà thờ G.X

Trường được xây dựng: mái tôn, vách ván, nền xi măng – 4 lớp xếp theo thứ tự: Nhất, Ba, Tư, Năm  nằm song song theo vườn ông Trần Văn Đông và ông Trần Đức Kỳ, 2 lớp mẫu giáo và lớp nhì nằm song song dọc theo vườn ông Trần Văn Lương và ông Ngô Sinh Hữu.  Một thời gian sau, lớp Nhì chuyển về lớp Mẫu giáo và lớp Mẫu giáo chuyển lên dãy trên.

Ban đầu  niên khoá 1958-1959 trường dời ra chưa có lớp nhất.

Lớp Nhất

A HOAN

59-61: Thầy Nguyễn Thái Hoàn là Hiệu đoàn trưởng, Kẻ giảng giúp xứ.                 

A THIEN 

61-63: Thầy Trần Đức Thiện

A AN

63-64 Thầy Đặng Văn An

A TUYEN

64-65 Thầy Bùi Văn Tuyên,

A HONG

Thầy Nguyễn Văn Hồng, Thầy Nguyễn Văn Huyền

64-66 Thầy Nguyễn Văn Hồng

A CHAP

66-70 Thầy Lưu Vĩnh Chấp

Lớp Nhì

58-66 Thầy Lưu Vĩnh Chấp

63-64 Thầy Nguyễn Văn Huynh

A LUC

66-70 Cô Cao Thị Lục

Lớp Ba

57-70 Thầy Nguyễn Đình Thái

       Lớp Tư

 56-70 Thầy Trần Duy Duyệt

Lớp Năm

  57  ?   Thầy Nguyễn Văn Hoa

A NGUYET

 59- 65 Cô Phạm Minh Nguyệt

 67-68 Thầy Nguyễn Văn Trang

A NAM

 68-69 Thầy Trần Thanh Toàn (Thầy Nam) sau làm văn phòng

 69-75 Cô Trần Thị Liên

 69-74 Cô Trần Thị Tuyết

Lớp Mẫu giáo

A THU

 60-70 Cô Trần Thị Minh Thư

58-59 Cô Nguyễn Thị Thuyên (Bà Quảng)

A CHINH

63-70 Cô Nguyễn Thị Chinh

61-62 Thầy Nguyễn Đình Tấn

63-64 Thầy Nguyễn Đình Lương

ADINH

64-70 Cô Lê Thị Đình

  • 1956 – 1958 Linh mục Quản xứ G.B Nguyễn Đăng Khoa:

Người đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục của giáo xứ Châu Sơn. Chỉ sau hai tháng định cư tạm ổn định, Ngài đã đôn đốc để dựng lên hai mái nhà tranh, phên nứa, để cho con em kịp thời có lớp học tập.

  • 1957-1970: Linh mục Phó Xứ Phêrô Nguyễn Văn Bân là Hiệu trưởng của trường Tiểu Học Tiến Đức.

Bản tính Ngài vốn hiền hoà chất phát, nên Ngài rất quan tâm chăm lo cho học sinh về những học cụ: sách vở, bút mực, sách Giáo khoa …Ngài xin được nhiều nguồn trợ cấp để cấp phát cho học sinh.

  • 1959: LMQX Gioan Nguyễn Trí Thức

Là một LM trí thức, Ngài hoạt động rất năng nổ về lãnh vực giáo dục Nhân bản. Ngài động viên cho các học sinh học tập bằng những câu châm ngôn :‘Tiên học lễ hậu học văn” –“Ngày nay học tập ngày mai giúp đời”. Là một LMQX nhưng ngài lại rất gần gũi với con em học sinh. Ngài dạy học sinh những bài ca vui học rất hóm hĩnh.

  • 1960 -1966: LMQX Giuse Trịnh Chính Trực.

Ngài rất quan tâm đến đời sống và việc giáo dục cho con em. Ngài xin được nhiều nguồn trợ cấp thực phẩm như bơ, bột mì, bột sữa… và nhiều sách giáo khoa để phân phát cho con em học sinh.

Được sự quan tâm của ngài, việc giáo dục mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng. Đức dục, trí dục, thể dục, phát triển đồng bộ. Ngài xây thêm 2 lớp Mẫu giáo.

  • 1966 -1969 LMQX Grêgôriô Đỗ Trúc Đường.

Là một Linh Mục đạo đức, Ngài thiên về giáo dục nhân bản: Đào tạo nhân cách, lễ nghĩa và đạo đức.

  • 1969 -1975 LMQX Phêrô Lê Hùng Tâm .

Là một LM tuyên uý Công giáo, Ngài đã hoạt động về lãnh vực giáo dục nhiều năm ở trường Trung học Hưng Đức. Vừa mới về, Ngài đã có hàng loạt cải tổ: Cho các Giáo viên trẻ đi học bồi dưỡng các khoá sư phạm. Năm 1970, cho các Giáo viên lão thành về hưu trí. Năm 1969 Ngài cho khởi công xây trường Trung Tiểu học Tiến Đức.

  1. Năm1969-1975 chuyển ra trước khuôn viên Thánh đường G.x một số lớp tiểu học: Nhất, Nhì, Ba, Tư.

Với một số lượng đông đảo giáo viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết đã dần thay thế các giáo viên lão thành

 Lớp Nhất:  70-72   Sơ  Nguyễn Thị Thịnh

 72-75  Cô Cao Thị Lục

72-73  Cô Trần Thị Dần

73-74  Cô Nguyễn Thị Hồng

Lớp Nhì: 70-72  Cô Cao Thị Lục

72-75  Cô Nguyễn Thị Kỳ và Cô Cao Thị Hà

Lớp Ba: Sơ Nguyễn Thị Nhân, Sơ Nguyễn Thị Hiệu. Cô Nguyễn Thị Loan

Lớp Tư: Sơ Nguyễn Thị Phượng, Cô Trần Thị Hường

   Lớp Năm: Cô Trần Thị Liên, Cô Trần Thị Tuyết, Cô Trần Thị Loan

Lớp Mẫu giáo – Gồm các cô:

        Phạm Thị Nghị, Hoàng Thị Tâm, Nguyễn Thị Trường,  Nguyễn Thị Trọng, Trần Thị Ân,  Lưu Thị Quế, Trần Thị Vinh

         19 năm mở ra biết bao khung trời hoa mộng và ước mơ của tuổi học trò.

        19 năm để rồi những cánh chim bay vào cõi nhân sinh với biết bao: thăng trầm, vinh nhục, dâu bể.

        19 năm  mở ra với lòng biết ơn sâu sắc đến những công lao to lớn của các LM và các thầy cô đã vun trồng cho cây đời xanh mầu tương lai.

        19 năm  khép lại với bao tiếc nuối cho thiên đường tuổi thơ vĩnh viễn qua đi, không bao giờ trở lại.

***

II- TRƯỜNG TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC

1969-1975 – Trường ra đời trong bối cảnh, khi Lm Lê Hùng Tâm – Nguyên Tuyên uý Quân Đội từ Trường TH Hưng Đức về làm LMQX Châu Sơn. Ngài nhận thấy một nhu cầu cấp bách cho số lượng học sinh của GX ngày càng đông đảo phải ra Thị xã học, với một lộ trình vất vả hơn 5 Km, thì tại sao lại không thiết lập trường ngay tại GX?

Một Ngôi Trường với năm phòng khang trang được xây dựng nên ở phía đường ngang Ông Đào, Bà Vân.

  • 1969-1970 Niên Khoá đầu tiên lớp Đệ Thất gồm các thầy:

        –  Giuse Nguyễn Vĩnh Bảo làm Giám học- Giúp xứ.

         –  Cao Văn Lương, Vũ Đức Tuyển  

  • 1970-1971 – Đệ Lục gồm các thầy:

     – Batêlômêô Phan Nhất Thanh, Giám học, Thầy giảng.

     –  Cao Đình Minh, Nguyễn Đình An

  • 1971-1972 – Đệ Ngũ gồm các thầy:

     – Nguyễn Xuân Tĩnh, Hoàng Uy, Bùi Văn Tuyên, Lê Ngọc Chương, Hoàng Linh Đông, Đậu Quang Giáo, Trần Đình Phương, Ngô Đại Thành.

  • 1972-1973 – gồm các thầy:

  – Trần Ngọc Ái – Giám học, Phạm Hồng Minh, Trần Đình Thuyên

  • 1973-1974 gồm các thầy cô:

 – Thầy Hoàng Thanh Liêm -Tu sĩ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn thị Hồng,

  • 1974-1975 – Đệ Tứ.

  • Trường TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC được chính thức cấp giấy phép – lúc đầu chỉ là chi nhánh của trường TRUNG HỌC HƯNG ĐỨC do Lm Đặng Sĩ Bình làm Hiệu Trưởng.

Học sinh sau khi học hết lớp của trường TH Tiến Đức ra Thị Xã, phần đông đều vào học trường TH Hưng Đức và Vinh Sơn (Trường Nữ) Một số khác học trường TH Tổng Hợp BMT, trường La San…

Mặc dầu chiếm đa phần là Giáo viên người làng, nhưng chất lượng giáo dục luôn được nâng cao, có thể sánh kịp với các trường Thị Xã thời bấy giờ.

Trường đang bắt đầu mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho sự nghiệp giáo dục tương lai của con em thì, biến cố 75 – thống nhất Đất Nước đã quy tập về Nhà Nước. Trường xuống cấp trầm trọng. 30 năm sau, Trường được Nhà Nước trả về cho Gx

Trường TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC chỉ tồn tại 6 năm ngắn ngủi, nhưng lại gieo được những hạt mầm triển nở cho thế hệ học sinh trưởng thành và vững bước vào đời với nhiều hoa trái nhân bản tốt đẹp.

A truong

(Tư liệu này được lấy từ 50 năm, Kỷ yếu giáo xứ Châu Sơn – Tư liệu này có sự đóng góp của ông Nguyễn Xuân Tĩnh)

Nguyễn Văn Kính

    

 

Check Also

Đôi điều nghị sự quanh việc bầu BTV/ HĐGX Nhiệm kỳ: 2024 – 2028

Đến hẹn lại lên. Cứ 4 năm, việc bầu BTT/HĐGX lại được tổ chức theo …