NGƯỜI TÍN HỮU VỚI HÔN NHÂN CÔNG GIÁO .

Trước  khi bước vào đại gia đình nhân loại ta hay nói về gia đình Ki-tô-giáo. Mỗi một gia đình Ki-tô-hữu  chúng ta thường đặt gia đình thánh gia làm mẫu gương để chiêm ngưỡng và để noi theo.

 Thánh Giu-se là người nhẫn nại, lòng tràn ngập niềm tin. Thánh kinh gọi  Người là người công chính. Mẹ Maria, mẹ diễm lệ, người nữ trinh khó nghèo của Phúc âm. Ta hãy suy niệm một vài khía cạnh của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Mẹ giáo hội, mẹ gia đình. Mẹ là kẻ đã đưa ta đến với Chúa  và đây cũng là sứ mạng cao cả của các bà mẹ công giáo. Gia đình thánh gia làm nổi bật các điều cơ bản sau đây cho người KI-tô-hữu : trước hết là tinh thần tông đồ, khó nghèo, trong sạch và vâng phục (tinh thần khó nghèo là sự khó nghèo của Phúc âm ) . Chúng ta luôn suy niệm về những tính chất cơ bản ấy.

 Tình yêu Thiên chúa dành cho nhân loại là sự sống của Ngài. Sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa là sự sống thần linh. Chúng ta biết nền tảng gia đình là sự bất khả phân ly của đôi bạn. Đôi bạn hãy cùng nhau nhìn về một hướng là Thiên Chúa, trước hết là để giúp nhau nên thánh và để thánh hóa gia đình. Thánh Phao-lô trong thư gửi giáo đoàn Corintho : anh em hay mặc lấy những tâm tình từ bi,  ôn hòa, nhẫn nại, hay chịu đựng lẫn nhau và nếu có chuyện bất bình với nhau hay tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự phải có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc mọi điều hoàn thiện. Nguyện cho lời  Đức Ki-tô cư ngụ dồi dào trong tâm hồn anh em và hay phục vụ và phục tùng lẫn nhau để anh em được sự bình an. Sự bình an mà anh em đã được kêu gọi để làm nên một thân thể trong Đức Ki-tô .

 Gia đình là trường học là giáo hội là xã hội đầu tiên. Thánh Phao-lô trong thư gửi giáo đoàn Êpheso ( 5-21-33) cho thấy Thiên Chúa  thiết lập Giáo hội Ngài  xây dựng đức tin của Giáo hội trên nền tảng đức mến thế nào, thì chính Chúa cũng xây dựng gia đình Ki-tô-hữu cũng như thế . Vì thế để xây dựng một giáo hội và một xã hội tốt đẹp thì sự yêu thương và  kính trọng nhau giữa các mối tương quan các phần tử trong gia đình được thể hiện trong đức ái bắt nguồn từ trong gia đình. Chính ở nơi đây đức tin được triển nở trong đức mến bởi lòng đạo đức  chân chính của người cha hay người mẹ đã gieo vào lòng hy sinh tận tâm cho con cái mình. Điều quan trọng của cha mẹ là để đạt tới hạnh phúc đích thực trong việc giáo dục con cái. Thiên Chúa phán: hãy để trẻ nhỏ đến với ta vì nước trời là của những ai giống như chúng.

  Tóm lại, gia đình là nơi làm nẩy nở các ơn gọi tông đồ dù là giáo sĩ hay  giáo dân , Giáo hội có thăng tiến, xã hội có tốt đẹp đều bắt nguồn từ việc giáo dục gia đình. Chúa đến là để xóa tội và để thánh hóa loài người. Ngài ban sự sống, như chính Ngài ban cho chúng ta trong luật yêu thương, nâng bậc hôn nhân lên hàng các bí tích để nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình, trước hết là sự hệ trọng giữa hai người . Bước vào đời sống hôn nhân hay ý thức trách nhiệm của mình với gia đình là thánh hóa bản thân, thánh hóa gia đình với ý thức phụng sự Thiên Chúa cho giáo hội và xã hội là  góp  phần tham dự  vào chương trình cứu độ của Thiên chúa. Vì thế hay đón nhận chính Chúa để Ngài ban cho ta một tâm hồn vị tha, một trái tim biết yêu  thương để đem lại cho ta sự bình an và hạnh phúc trong những bước thăng trầm của  cuộc sống.

Teresa NTL (Mỹ)

Boston Ngày lễ Thánh Gia

 

Check Also

CÁO PHÓ ANH AN TÔN PHẠM PHÚ QUỐC

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!!!  R.I.P                 BĐD Tiến Đức kính báo cho quý bà con …