Bài học nhớ đời cho dân ta!!!

Đọc bài viết “Cơn lốc vỡ nợ, gây bi lụy đến Châu Sơn ta” của tác giả Thiên Lương, thật là thấm thía nỗi đau cho người dân ta. Quả đây là một bài viết công phu, dường như tác giả nhìn thấu suốt mọi vấn đề của việc vỡ nợ trong xã hội Châu Sơn, để đưa ra những lý do nội tại và ngoại tại.

– Bản chất con người dân ta thuần nông nghiệp là hiền hòa, chất phát, cả tin, cần cù, lam lũ….Trong khi bản chất của kinh doanh lại trái ngược với bản chất nông nghiệp. Bởi thương trường là chiến trường. Và kể cả mặt trái của nó: man trá, lọc lừa, gian xảo, bạo lực của xã hội đen.

– Chưa đủ năng lực để quản lý và điều hành với số tiền bạc tỷ, cũng như không đủ trình độ để cạnh tranh, đấu đá với người ngoài.

Và theo tôi, cái câu tác giả nhắc nhở đáng nhớ là, khi ta ngủ, thì nợ vẫn thức để đẻ ra tiền lãi xuất chồng chất.

Còn nguyên nhân trực tiếp là,

– Sự buôn bán tính toán không bài bản, không rành mạch rõ ràng giữa tiền vốn cố định, tiền vốn vay lưu động của nhà làng gửi vào…Người dân ta làm kinh tế mà không hề có kế toán làm sổ sách bài bản chi li… thì thật là hết biết??

– Trái lại, các nhà buôn kinh doanh dân ta, chỉ thấy đồng tiền trước mắt mình càng lớn thì ảo tưởng rằng: mình ăn nên làm ra, chứ đâu biết đó là tiền ảo của các chủ nợ… Hệ lụy của sự vỡ nợ: như một chuyển động dây chuyền. Một nhà vỡ nợ kéo theo bè đoàn lũ lượt vỡ nợ. Khi vỡ nợ mà vẫn cứ tỉnh bơ chối quanh, đổ lỗi cho người khác: nhà nớ mắc nợ không trả cho tôi, thì tôi biết lấy gì trả anh đây??

Xem ra tác giả mô tả rất cặn kẹ từ con buôn vỡ nợ tới người cho vay đều hám lãi cao, để đưa tiền cho con buôn gà mờ sử dụng mới xẩy ra nông nổi vỡ nợ như thế!

Điểm đặc biệt mà tác giả đã cảnh giác: người dân ta vẫn thiếu tinh thần đề cao cảnh giác. Bởi hơn 20 năm qua, đã có biết bao nhiêu vụ vỡ nợ, xù nợ, huê hụi… mà vẫn cứ mắc vào cái vòng luẩn quẩn ấy.

Và cuối cùng tác giả đã đưa ra những bi lụy của việc vỡ nợ:

– Có nhiều nhà làm nông cả đời, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên nương rẫy…

– Có những nhà có tiêu, cà dư dả, bèn đóng vào kho doanh nghiệp để chờ giá tiêu cà lên mà ăn lãi xuất bội thu…

– Những tội nhất là những hộ già, neo đơn, cả đời thu vén được ít trăm triệu, cũng góp vào cho doanh nghiệp, hầu góp sổ tiết kiệm cho cảnh già…

Đây là một bài viết cảnh tỉnh cho người dân ta, nhưng rồi tháng ngày trôi đi, rồi đâu lại vào đấy!!?? Vỡ nợ!!!

Bài học về “vỡ nợ” thì dân ta học được những hơn 20 năm nay, chứ có phải bây giờ mới học đâu. Người dân ta vẫn học, nhưng cái cơ khổ là không chịu “nhớ đời” cho mới chết chứ! Thế rồi mới sinh ra vỡ nợ liên miên… Nếu như dân ta học mà “nhớ đời” thì đỡ khổ biết mấy!!!

Bài viết “Cơn lốc vỡ nợ, gây bi lụy đến Châu Sơn ta” của tác giả Thiên Lương rất được người đọc tham gia khá đông đảo, vậy mà không ai dám comments, vì sợ tai tiếng vạ lây…Chỉ có người dân ngoài Châu Sơn ở Mỹ, ở xã Cư Ebur… mới dám đăng đàn comments về vấn đề này mà thôi. Đây cũng là điều tế nhị đầy nhạy cảm, vì cả hai đối tượng – bên vỡ nợ và bên cho vay, đã chịu nhiều nỗi dâu bể cuộc đời, và comments chỉ làm thêm vào nỗi đau của hai bên. Một hành động xem ra đầy tính nhân bản, nhưng sự im lặng đôi khi là như một sự đồng lõa tiếp tay cho những hành vi làm vỡ nợ cho con buôn!! Xem ra có nên không!!!???

Người viết chỉ mong rằng: lỗi lầm của đôi bên chỉ xảy ra một lần rồi mãi mãi sẽ không còn thấy cảnh vỡ nợ trên đất Châu Sơn này nữa!!

Một bài học nhớ đời cho dân ta vậy!!!!

Chém gió

 

 

Check Also

CHÂU KIỀU HẢI NGOẠI – NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG TẠI HẢI NGOẠI

Ngày 30.04.1975, biến cố lịch sử sang trang: miền Nam VNCH thất thủ vào tay …