Gặp gỡ cuối năm, “Một thắng lợi tinh thần”

Gặp gỡ cuối năm, “Một thắng lợi tinh thần”

Ghi nhận

gapgo1          Thật bất ngờ, khi nhận được giấy mời của BHG, mời họp mặt vào cái thời điểm năm hết tết đến, bộn bề công việc. Lại càng ngạc nhiên hơn, khi địa điểm mời họp mặt lại là một nhà kho tư nhân (Doanh nghiệp Hoàng Quyến) với một số lượng đông đảo, đủ mọi thành phần trong GX Châu Sơn khoảng 350 người.

          Hỏi ra mới biết, đây là sáng kiến của BHG, trăn trở sau những xuống cấp, thoái hóa đạo đức của giới trẻ. Và như để cứu vãn tình thế, BHG muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo cho mọi giới, để cùng nhau tạo một cú hích đồng bộ trong công việc Giáo Dục Giới Trẻ.

          Và ngày 31/01 là ngày mừng lễ Bổn mạng Cộng Đoàn Trưởng, nhận Thánh Sư Don Bosco, một người thầy lớn lao trong sự nghiệp giáo dục giới trẻ. Ý nghĩa của một ngày giáo dục tốt đẹp như thế, tại sao lại không tổ chức một cuộc chia sẻ giáo dục kia chứ!???

          Hình như mọi người có vẻ hiếu kỳ hơn mọi cuộc họp khác, để đông tựu tại sân nhà Hoàng Quyến sớm hơn. Lúc này, khách mời cũng đã hiện diện, nhưng giờ cao su cũng phải kéo giản đến 17 giờ 30 mới đông đủ.

          MC Ngọc Hạnh xuyên suốt chương trình, với giọng trầm ấm và lai láng thơ văn, nhưng không quên chào mừng gapgo2quan khách, và chúc mừng Cộng Đồng Trưởng nhân ngày lễ Quan Thầy Don Bosco.Tiếp đến:

          Trưởng Ban Huấn Giáo, ông Cao Đình Minh trân trọng giới thiệu thành phần:

– Quý cha QX, Quý thầy ĐCV, Quý Sơ, BTVHĐGX

– Các ban chấp hành các Đoàn thể: Thiếu nhi, Thanh niên, Thanh Tráng Niên, Tráng Niên, Phụ Nữ, Phụ Huynh…

          – Các Hội Đoàn: Lễ Sinh, Ca Đoàn, Ban Kèn, GLV, Thánh Thể, Lòng Thương Xót, Caritas…

          Khách mời đặc biệt:

          – Ông Nguyễn Ngọc Mình UVMVGD Giáo Phận BMT

          – Ông Võ Văn Cần Phó Ban Giáo Dục Kitô Giáo GP

          – Cha Nguyễn Văn Đậu Trưởng Ban Giáo lý GP

          Thay mặt BHG, xin gửi lời chào mừng và cám ơn sự hiện diện quý báu của Quý cha, cùng toàn thể quý vị đã bớt chút thời giờ quy tụ về đây trong buổi họp mặt chia sẻ này. Tiếng vỗ tay đôm đốp vang dậy cả hội trường.  

gapgo3          Nội dung chia sẻ: gồm bốn phần, mà ý tưởng chính xuyên suốt chủ đề: Giáo dục hôm nay-Giáo hội- Xã hội ngày mai.

          BHG cũng gửi lời chúc mừng đến Cộng Đoàn Trưởng, nhân ngày lễ mừng Thánh Bổn Mạng Don Bosco. Cám ơn các anh chị đã nhiệt tình phục vụ, yêu thương, dạy dỗ, nâng đỡ các em trong công việc giáo dục.

          Vậy mà rủi thay, vẫn còn có những sản phẩm đáng buồn của một số con em chúng ta xuống cấp đạo đức trầm trọng: bỏ thánh lễ Chủ Nhật, bỏ học giáo lý…

          Chỉ có nhiệt tình và thiện chí là chưa đủ, mà còn phải biết cầu nguyện và phải có phương pháp sư phạm mới có thể truyền đạt cho các em hiệu quả. Đây là một hiện trạng yếu kém còn tồn tại trong đội ngũ GLV.

          Xin mượn lời của Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận như một phương châm sống: “Chấm này nối kết chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt: Đời sẽ Thánh”( Đường Hy Vọng số 977).

          Cha Quản Xứ có một đôi điều linh hướng:

          – Tôi cho rằng đây là một sáng kiến độc đáo của BHG, nhân năm Đức tin và lễ mừng Thánh Don Bosco. Chọn một địa điểm tư nhân, có thể nhiều người e ngại, nhưng tôi cho là một ý kiến táo bạo để tổ chức trong một không gian nhà kho của Doanh nghiệp, mới đủ chỗ cho một buổi họp mặt có quy mô lớn như thế. Điều này cũng thúc bách GX phải nhanh chóng xây dựng nhà Đa Năng, để GX có chỗ sinh hoạt thuận tiện hơn.

          – Điểm đặc sắc là nội dung hội thảo rất gần gũi và thiết thực với giới trẻ, để cha mẹ phụ huynh, GLV cùng góp ý chia sẻ trong sự tọa đàm vui vẻ, cởi mở với nhau. 

          – Sự góp mặt của các vị khách mời là những chuyên gia về những vấn đề chuyên môn, để phụ huynh và GLV cùng tháo gỡ vấn đề giáo dục giới trẻ.

          Mong rằng, tất cả chúng ta cùng đồng hành theo Chúa Giêsu trong việc giáo dục đức tin và nhân bản. Xin cám ơn.

          Một vị Trưởng Cộng Đoàn, anh Trần Đình Tùng, ngỏ lời cám ơn đến quý cha và quý vị đã đến dâng thánh lễ buổi sáng và chúc mừng ngày lễ Bổn Mạng CĐT. CĐT cũng ước mong mọi người chung tay tháo gỡ những khó khăn, để buổi hội thảo này đem lại kết quả tốt đẹp cho việc giáo dục con em chúng ta.

          Đề tài I: Hiện trạng giới trẻ và những trăn trở,

          Do ông Trần Ngọc Hợi Trưởng GLV Thanh Tráng Niên chia sẻ:

          Đây là một bài thuyết trình có bố cục và dàn bài khá chặt chẻ. Diễn giả đưa ra những tác động nhất định của xã hội trong sự toàn cầu hóa trong xu thế hội nhập: Văn hóa, kinh tế, giải trí…đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống đạo của GX. Đó là sự đô thị hóa đã làm cho giới trẻ, chao đảo, tả tơi, sa sút trong đời sống đạo.

          Cộng với sự phát triển tâm sinh lý giới trẻ khá phức tạp: Bên cạnh sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, tự tin, dấn thân…không thiếu những mặt bất cập: bồng bột, hiếu thắng, đua đòi bắt chước thần tượng, phản kháng, vô ý thức…

          Đó là một sự lớn dậy của lớp trẻ, rất cần một sự định hướng tốt, cần một hành trang chuẩn bị tốt để vào đời. Nhận diện của lớp trẻ về cuộc sống một cách hời hợt, phiến diện…đem đến một sự hoang mang trong tín lý, đạo đức…Thích hưởng thụ, tiêu xài, đem đến ăn nhậu, cờ bạc, trộm cắp…

          Gia đinh và giới trẻ chưa có sự gắn kết, thân thương để tạo ra một nền nếp đạo đức, gia phong. Thực ra, cha mẹ chỉ gapgo4thường quan tâm đến vật chất, tiền bạc cho con cái: xe cộ đi học, đóng tiền học thêm, laptop, vi tính..mà không quan tâm đến con cái học như thế nào, học được những gì? Và đa số cha mẹ không biết con mình đang học GL cấp nào?

          Giới trẻ đáng thương hơn đáng trách, vì không có được một nền giáo dục tốt, mà chỉ là một nền giáo dục thực dụng, chuộng hình thức bằng cấp, mà không cần biết đến năng lực thế nào. Một xã hội cổ súy những giải trí thiếu lành mạnh: Ăn chơi, cà phê đèn mờ, trò chơi game mạng, nhảy rap. Những trang web đồi bại….thiếu tính giáo dục…

          Hiện trạng thoái hóa, biến chất đạo đức của con em là, rất đáng báo động SOS cho mọi phụ huynh chúng ta. Cần phải lấy lại kỷ cương nền nếp gia đình làm đầu. Trong đó, cha mẹ phải là những tấm gương sáng cho con cái noi theo. Giáo dục phải là tình thương, lòng bao dung và tha thứ cho con em mình, từ đó, giáo dục tín lý Kitô giáo mới có thể thẩm thấu qua được. Xin chân thành cám ơn.

          Đề Tài 2: Học và dạy giáo lý

          Do Cha Nguyễn Văn Đậu TBGLGP chia sẻ. Vẫn cái cách nói dung dị và thân thương gần gũi với cử tọa, cha bày tỏ: Một thực tại xót xa khi phải tiếp xúc với những con chiên, chỉ trước đây mấy năm là giáo dân của một xứ đạo ở giáo hạt Quảng Đức I, mà nay đã trở thành những người thuộc giáo phái Canh Tân Tin Lành.

gapgo5          Họ phản ánh, cách giữ đạo của Công giáo không tạo nên hiệu quả sống đạo, mà trở nên khô khan, khuôn sáo. Đi lễ buồn ngủ, đọc Thánh Kinh uể oải…Họ vui mừng, phấn khởi vì sống trong niềm tin cứu rỗi của đạo Tin Lành, thiết thực với cuộc sống hơn, mặc dù luật đạo khá khắt khe: cấm uống rượu, hút thuốc…

          Cha nói: Chỉ mới ngày 01/01/2013 rồi tôi được gặp một số giáo dân của một GX nọ, giữ đạo từ năm 1954 có LM quản xứ, mỗi nhà đều có Thánh Kính, thế mà giờ đây họ bỏ đạo để sang Tin lành. Một phụ nữ xin gặp tôi để thắc mắc Giáo Lý Thần học: Người ngoại đạo và kể cả Đức Phật khi chết có được lên thiên đàng không? Đức Mẹ không đồng trinh…Tại sao lại thờ ngẫu tượng hình ảnh Chúa…Chúa Kitô đã phục sinh, tại sao lại thờ tượng chịu nạn? Đức Maria và Thánh Giuse có phải là vợ chồng? Và nhiều thắc mắc khác…

          Qua đó, tôi biết đức tin của họ không được nuôi dưỡng, không được bồi dưỡng thường xuyên, không được GLV giải thích thỏa đáng về những điều họ thắc mắc. Trong khi bên Tin Lành tháo gỡ vấn đề thỏa đáng, thì họ sang Tin lành chẳng có gì là khó hiểu.

          Vậy thì qua đó, chúng ta nhận ra được cái điểm yếu của GLV chúng ta còn non kém, và con hời hợt về đức tin, tín lý. GLV không được trang bị đầy đủ kiến thức, nên không có khả năng làm tuyên truyền viên để giải thích ngọn nguồn, không có đủ năng lực thu hút để đưa Chúa Giêsu vào tâm hồn họ. Vai trò của GLV là phải làm sao cùng đồng hành được với họ trong đời sống đạo. GLV phải là men trong bột, mà men kém chất lượng không làm dậy bột được thì, men đó là vô tác dụng.

          Khi được hỏi: GLV của 4 Giáo hạt, có đến 80% GLV không đi lễ sáng thường ngày và không biết cầu nguyện với Chúa Giê Su. Trong GLV không có năng lượng Chúa Giêsu thì làm sao có thể chuyền tải năng lượng sang cho người khác được.

          Người ta nhận xét rằng: Cách dạy và học đạo của người Pháp có tính sư phạm rất cao và tốt hơn người Mỹ. Vậy mà trong thực tế, người Pháp bỏ đạo nhiều hơn người Mỹ. Thưa là không thể cậy sức mình, phương pháp tốt…mà phải nhờ vào năng lượng của Chúa Giêsu mới có thể giữ đạo bền vững và truyền thụ tín lý sang cho người khác được.

          Vậy thì GLV phải được học tín lý giáo lý bài bản, thực tế hơn và đến nơi đến chốn hơn, để trở thành một GLV trưởng thành mới vượt qua được những thách thức thời đại.

          Dạy giáo lý là gợi mở để gặp gỡ Đức Kitô thì, trước hết, trong mỗi GLV phải có Đức Kitô ở trong bản thân.

          Bài chia sẻ thu hút và gây được sự chú ý của mọi người, nhưng cũng đọng lại sự nhức nhối, suy tư trăn trở trong mỗi người trước những thực tại phũ phàng, đau lòng mà giáo hội phải đối mặt. Đó cũng là thách thức lớn cho mỗi GLV trước dòng chảy hội nhập thời đại.

          Chỉ với hai đề tài thuyết trình mà đã cháy thời lượng gần đến cả giờ. Trong khi BHG quy định: một bài chia sẻ ngắn gọn từ 5 đến 7 phút, quả là một điều thiếu thực tế, vì với một đề tài lớn như thế, thời lượng đó không đủ tải.

          Sau một màn vũ thư giản làm nhẹ đi bầu khí căng thẳng, tiếp đến là:

          Đề tài thứ 3: Làm thế nào để đến với giới trẻ:

          Được chia sẻ bởi ông Võ Văn Cần, Phó Ban Giáo dục Kitô giáo GP.

          Thời gian đã hơi quá tải với cử tọa, cộng với sự kiệm lời, từ tốn của diễn giả, đã khiến cho buổi hội thảo chùng xuống trong im ắng, rời rạc…

          Bài chia sẻ cũng đưa ra những nhận xét khá tương tự đề tài I: giới trẻ mất thăng bằng tâm lý, thiếu sự định hướng, phản kháng bản năng…Phụ huynh và con em chẳng những chưa có tiếng nó chung, mà còn dần xa cách. Tuổi trẻ nhanh nhạy, luôn thay đổi mà cha mẹ thì không thích ứng với dòng chảy thời đại.

          – GLV muốn đến với người trẻ, cần phải trang bị kiến thức và cùng đồng hành với giớ trẻ. Hãy biết cách làm giảm nhẹ sự khô khan nơi bài Giáo Lý. Phải có khả năng sư phạm, tâm lý, để nắm bắt tâm tư tình cảm nguyện vọng của giới trẻ để cùng tháo gỡ, động viên cho bạn trẻ…Giới trẻ cần sự cảm thông và yêu thương.

          Đề tài 4: Giáo dục Kitô giáo đồng hành với giới trẻgapgo6

          Do ông Nguyễn Ngọc Minh UVMVGD Giáo Phận BMT chia sẻ.

          Đây là một bài tham luận với đầy đủ những trích dẫn văn kiện: Tín lý, mục vụ, Tông huấn của Công Đồng Vaticano II và Thánh chỉ của ĐGH, quả thật không chê vào đâu được.

          Diễn giả nói lên mối tương quan giáo dục Kitô giáo từ góc độ Giáo hội, đến vai trò GLV và giáo dân trong xã hội đương đại một cách rất bài bản. Nhưng trong một buổi chia sẻ, đọc monotone như thế, nó trở nên nhàm chán, khô khan, người nghe khó cảm thụ được. Rằng hay thì thật là hay, nhưng mà “biết rồi khổ lắm nói mãi”.

          Đã quá thời lượng quy định của chương trình, nên cuối cùng BHG chỉ đủ thời gian đưa ra phương hướng, chứ không có thời gian mạn đàm, mà lẽ ra, đây mới là phần chính của buổi thảo luận.

          Phương hướng: cầu nguyện trước khi giảng dạy giáo lý và giáo dục nhân bản.

          GLV phải sống đời sốngapgo7g chứng nhân hơn là giảng dạy suông. Cải tiến phương cách giảng dạy. Gần gũi, đồng cảm với các em trong cuộc sống.

          Gia đình phải giữ vai trò hàng đầu trong giáo dục tín lý và nhân bản. Cha mẹ phải biết làm gương sáng và tôn trọng con cái cùng cảm thông với con cái.

          Có ý kiến cho rằng, BHG quá tham vọng với nhiều đề tài quá lớn trong một thời lượng không cho phép, khiến buổi thuyết trình tản mạn, quá tải. Thực ra, chỉ với đề tài I và đề tài II cũng đã hàm súc mọi vấn đề rồi giáo dục giới trẻ rồi.

          Tiếc rằng không đủ thời lượng để mọi người cùng mạn đàm, ngõ hầu tìm ra một phương hướng mới, như một kim chỉ nam để hành động.

          Sau đó là một bữa tiệc buffet với các món tự chọn. Đây là một hình thức dùng bữa gọn nhẹ, khá mới lạ với chúng ta, nhưng thật ấm cúng và thân thương với nhau.

          Có thể còn nhiều điều phải nói trong một buổi gặp gỡ họp mặt cuối năm, nhung chúng ta cũng nên thông cảm với BHG: khâu tổ chức cập rập, gấp gáp, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Nhìn chung, đây là tín hiệu đáng mừng cho một sự khởi đầu của những buổi mạn đàm sau, sẽ có nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện hơn.

          Riêng người ghi nhận cho rằng:

          Gặp gỡ cuối năm, một thắng lợi tinh thần của BHG.

Ghi nhận của Nguyễn Vĩnh Căn

Check Also

CÁO PHÓ: CỐ ÔNG PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN KINH

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!!!  R.I.P                 BĐD Tiến Đức kính báo cho quý bà con …