BÔNG HỒNG CHO AI

BÔNG HỒNG CHO AI

 Hoa hong trong tim

Ở một vài bộ lạc thiểu số trong rừng rú Phi châu, hoặc thổ dân trên hoang đảo,  có những tục lệ quái đản, chẳng hạn người già lăo, phải leo lên ngọn cây tre, cả làng xúm lại lay thân cây chao đảo. Nếu người đó không rơi xuống chết, sẽ được cho về sống thêm ít lâu. Hoặc, đưa vào rừng sâu, bỏ mặc lại đó tự mà sống, nói đúng hơn, tự mà chết. Con cháu đồng tình, vì đây là luật của làng, người già nào cũng như vậy.

Bây giờ, ở các quốc gia giàu có, để người dân yên tâm sản xuất, nuôi sống bản thân, làm ra nhiều của cải cho xă hội, người ta lập ra những nhà trẻ coi sóc ấu nhi. Và đặc biệt, những trung tâm nuôi dưỡng người già. Về hình thức mà nói, cơ bản là tốt. Song, về mặt tinh thần, cái gọi là viện dưỡng lăo, chẳng khác gì các bộ lạc mọi kia.

hoa 4

Đây chính là một trong nhiều bề trái của những nước được gọi là phát triển, công nghiệp nặng, kỹ nghệ hóa. Câu hỏi đặt ra là giàu như thế để làm gì, khi tính nhân văn cao đẹp của con người đă bị guồng máy công nghiệp hóa bức ép như vậy? Những đứa trẻ tách rời tình mẫu tử quá sớm, hoà vào nhịp đời vội vã, tâm sinh lý của chúng sẽ thế nào? Những người già dồn vào khu tập thể, cô đơn với ngày tháng, xa rồi tiếng cười đùa của con cái cháu chắt, nỗi lòng sẽ ra sao?

hoa 1

Tại Việt Nam, xứ sở nông nghiệp, phần lớn người dân sống co cụm thành làng xóm, hoặc theo quần thể tôn giáo, chính là cái cấu trúc nông thôn với những ưu điểm cần phải biết sàng lọc gìn giữ. Cấu trúc nông thôn này vốn nghèo nàn, lạc hậu, đầy khiếm khuyết, và trong thời buổi toàn cầu hóa, ít nhiều bị lung lay, lắm nơi pḥng tuyến bị phá vỡ, nhưng vẫn là một cấu trúc có rường cột nhân nghĩa gắn bó, t́nh cảm gia hệ hài ḥa. Những đứa cháu được gửi nhờ ông bà nội ngoại, đây là cái nhà trẻ tốt nhất. Ông bà đã một đời nuôi con, bây giờ lại trông cháu.

hoa nghia1

Nhưng đó là niềm hạnh phúc của ông bà, quanh quẩn bên lũ cháu trong từ đường, môi sinh dưỡng lăo tuyệt vời nhất cho tuổi xế chiều. Xã hội phương Tây đang trượt dài trên con đường làm giàu, cho rằng không có điều kiện. Đây là lời ngụy biện trâng tráo nhất. Không ai có thể bận rộn làm ăn đến mức không có nỗi thời giờ quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, nhưng lại có rất nhiều thời gian để dành cho biết bao nhu cầu giải trí, picnic dã ngoại cuối tuần, sống cho cá nhân mình là chính. Nói gì những đứa con đứa cháu vị kỷ trong xă hội cấu trúc công nghiệp máy móc khô lạnh kia, có khi hàng năm chẳng buồn đi thăm viếng bậc sinh thành, ngay ở đây trong lòng quê hương gia tộc gần gũi quây quần, vẫn có những kẻ ở cách ông bà cha mẹ chỉ vài bước chân, nhưng cả tháng không biết thân sinh của mình ra sao. Nhu cầu của người già không có bao nhiêu. Họ chỉ cần được nhìn thấy con cháu, vài lời thăm hỏi, dăm buổi nói chuyện văn xa gần, cho dù những câu chuyện đó chẳng đâu vào đâu. Kẻ có lòng với ông bà cha mẹ, sẽ thực hiện những việc đó rất dễ dàng.

nghia 2

Nói khái quát vài chuyện như thế, để biết rằng công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ vô cùng to lớn, và lòng tri ân của con cháu cần phải điều độ thường xuyên vào thực tế. Đừng chờ đến tết mùng 5, đưa đến cho cha mẹ vài món quà và dăm lời hoa mỹ. Đừng đợi mùa cầu hôn mới thắp cho ông bà mấy cây nhang lụi tàn tro bụi, chẳng ra gì đâu.

Một bông hồng tươi thắm, hàm ư biết bao nỗi lòng tiết thương, ngưỡng mộ, tôn kính, biết ơn, xưa nay thường chỉ dành cho mẹ, cho những ai còn hoặc không còn mẹ. Thế còn cha thì sao? Cha ở đâu, ông bà ở đâu trong núi công lao trời biển đó? Tại sao lại bất công như vậy? Hăy trả lại công bằng cho tất cả. Một bó hồng rực rỡ cho mẹ, cho cha, cho cả ông bà nội ngoại thân thương, cho những ai đã vì con cháu mà vất vả hy sinh, không nề hà chi khuya sớm, vun đắp cho tương lai bầy trẻ dại trưởng thành. Hăy bớt dán mắt vào màn hình với những phim tuồng ca nhạc bóng đá vớ vẩn rẻ tiền. Hãy bớt đi những buổi tụ tập rượu chè phù phiếm vô tâm.

nghia 3

Hăy dành nhiều thời giờ hơn cho ông bà, chuyện vãn nhiều hơn với cha mẹ. Để bớt đi cái bi khúc muôn đời của nhân loại, là khi mất đi rồi không còn nữa, lại muôn vàn xót xa hối tiếc. Đời sống như một sự kế thừa, tiếp nối măi măi. Một ngày kia, đám con cháu nên người lại kính nhớ đến chúng ta. Tất cả, cùng hoàn thành tốt đẹp, sứ mệnh của mỗi cá nhân, của từng thế hệ theo dòng thời gian, như hằng hà dấu son để lại trên thềm những bậc thang vĩnh cửu!.

 

NGUYỄN CAO NGUYÊN

 

Check Also

Trúng số!!!

TRÚNG SỐ 1. Cuối cùng, ba ngày Tết rồi cũng đã qua đi. Và ai …

3 comments

  1. Thật thú vị khi đọc bài viết của Bác Nguyễn cao Nguyên cùng với bài viết của bác Kính “Về đây thăm lại, một miền đất tâm linh” trong tháng 11 này. Những nhận xét rất trực diện, chỉ một chi tiết có thể là không chính xac hoàn toàn khi bác Nguyên nói về “đạo hiếu trong Xã hội phương Tây: không hẳn họ “đang trượt dài trên con đường làm giàu, cho rằng không có điều kiện. Đây là lời ngụy biện trâng tráo nhất….” vì đó là cả một ý thức hệ, một não trạng. Cũng rất mong được đọc những bài viết như thế.

  2. Đọc bài của Nguyễn Cao Nguyên, có cảm tưởng dân tây toàn là thứ bỏ đi, dĩ nhiên ở đây chỉ bàn đến trong lĩnh vực bài viết đề cập : tương quan con cái, cha mẹ. Chúng ta đâu thể nhìn vấn đề qua lăng kính Á đông để dễ dàng “phán” người tây như thế được. Sự hiếu thảo đâu chỉ hệ tại sự gần gũi, sống chung, cho ăn cho uống …. Cách thức diễn tả cũng đâu nhất thiết phải giống nhau. Và vì thế, anh không thể đứng dưới cái nhìn của mình để nhận định cách sống của người khác là « mọi » được. Trong môi trường công nghiệp hóa, anh có nhiều thời giờ là chuyện lạ. Hơn nữa, quan điểm của người tây cho như thế là cần thiết và người ta chấp nhận chuyện đó. Tôi dám đảm bảo với Nguyễn Cao Nguyên rằng có rất nhiều người tây có lòng hiếu thảo bằng mấy người Việt Nam, và họ luôn sẵn sàng dâng tặng hàng bó bông hồng hiếu thảo cho bố mẹ họ bằng cách lo cho bố mẹ họ vào … nhà hưu dưỡng đấy. Bởi đó là sự bảo đảm cần thiết cho cuộc sống của các cụ trong điều kiện tuổi già. Đó là chưa nói đến chuyện ở Việt Nam, có nhiều người để bố mẹ già trong gia đình nhưng lại để các ngài sống cực khổ và bi đát hơn … những người bộ tộc châu phi kia.
    Xem bài viết như một sự khích lệ con cháu Việt Nam yêu thương kính trọng hiếu thảo với ông bà thì tốt rồi, nhưng mượn cái đó để đề cao mình và hạ thấp người khác, bài viết mất đi giá trị rất nhiều.
    Kính.

  3. Kha Trấn Ác
    Bằng một giọng văn trải nghiệm súc tích, tác giả đã khơi gợi cho chúng ta về lòng hiếu thảo, sự biết ơn. Một đề tài xưa như trái đất, nhưng được “làm mới” bằng sự cảnh báo cho những người sống thực dụng theo kiểu phương tây để xem nhẹ sự hiếu đạo, quên đi cội nguồn, cha mẹ ông bà tiên tổ…là nguồn mạch Phương đông. Tuy nhiên, tác giả cũng quên cảnh báo mình với lối văn rạch ròi, sòng phẳng của phương tây nơi tác giả để chuyển tải bằng cảm tính: sự lạnh lùng, pha chút gay gắt trong giọng văn…: « họ đang trượt dài trên con đường làm giàu, cho rằng không có điều kiện. Đây là lời ngụy biện trâng tráo nhất….” . Lại nữa : “Thế còn cha thì sao? Cha ở đâu, ông bà ở đâu trong núi công lao trời biển đó? Tại sao lại bất công như vậy? Hãy trả lại công bằng cho tất cả… nghe ra có kẻ cả sách hoạch, phần nào đó, làm bớt đi hiệu ứng cảm xúc của bài văn về lòng hiếu nghĩa. Phải chi bài văn “bông hồng cho ai” viết nhẹ nhàng hơn, mền mỏng hơn sẽ lay động lòng người hơn. Có một điều là, không ai có thể bắt người khác viết theo cách của mình. Vì thế nhà văn Pháp, Georges-Louis Leclerc Buffon đã nói: văn tức là người!
    Tuy nhiên, vẫn còn những câu : “…Nhu cầu của người già không có bao nhiêu. Họ chỉ cần được nhìn thấy con cháu, vài lời thăm hỏi, dăm buổi nói chuyện văn xa gần, cho dù những câu chuyện đó chẳng đâu vào đâu. Kẻ có lòng với ông bà cha mẹ, sẽ thực hiện những việc đó rất dễ dàng”.
    “Một bó hồng rực rỡ cho mẹ, cho cha, cho cả ông bà nội ngoại thân thương, cho những ai đã vì con cháu mà vất vả hy sinh, không nề hà chi khuya sớm, vun đắp cho tương lai bầy trẻ dại trưởng thành”.
    Tất cả như một lời nhắc nhở chúng ta, hãy luôn tôn kính các đấng sinh thành.
    Kha Trấn Ác