ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ MỘT MÙA GIÁNG SINH TẠI QUÊ NHÀ

Bốn tập ảnh vừa đăng về: Phố đêm giáng sinh, tập I, II và III, ghi hình hang đá giáng sinh giữa ban ngày, chắc chắn cũng phản ảnh phần nào về một mùa giáng sinh trên quê nhà GX Châu Sơn ta và người anh em dân tộc cùng chung một GX. Với bạn, có lẽ cũng đã cảm nhận được đôi chút về một mùa giáng sinh ở quê nhà: đẹp đẻ, rực rỡ, hoành tráng…???

Nhưng như người ta thường nói: “Đằng sau tấm huy chương vàng nào, cũng có mặt trái của nó…”. Và mùa giáng sinh 2016 ở quê ta cũng không là ngoại lệ.

Mùa Giáng sinh năm nay, cả nước bước vào một bối cảnh không lấy gì sáng sủa cho lắm, và thậm chí là một mùa giáng sinh ảm đạm và thảm khốc do thiên tai bão lụt liên miên, đem đến sự khốn đốn và đau thương cho các vùng miền dưới…Và kể cao miền Tây nguyên cũng bị vạ lây.

4

a8

Năm nay mùa cà phê nhà làng chín đã trễ, thuê người hái lại không ra, đã thế, trời lại mưa dầm dề, khiến việc thu hoạch khó khăn và muộn màng…Mất mùa cà đã đành, rồi trời cứ mưa rã rích ngày đêm khiến cà rơi rụng đầy gốc. Cà trên cây mà đến gần Giáng sinh chưa hái kịp, bảo sao đi nhặt cà rơi rụng cho nổi, và thất thoát là không sao tránh khỏi. Quả thật, cụ Nguyễn Du nói thật chí lý: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Mỗi năm cứ vào tuần 3 mùa vọng là nhà nhà, xóm xóm phấn khởi xuất quân làm hang đá rầm rộ khắp làng. Thế mà năm nay, mãi đến ngày 21,22 mà có nhiều hang đá còn dở dang, chưa xong. Chắc Chúa cũng chẳng chấp trách nhà làng có xao nhãng trong việc làm hang đá trễ tràng đâu. Nhưng việc ít ỏi hang đá hơn so với những năm 2014, 2015 thì liệu Chúa có bỏ qua được không nhỉ!!??

Các bạn thử đoán xem, cả GX ta có bao nhiêu hang đá của xóm, của toán?? Khi được hỏi, ai cũng bảo là trên cả trăm hang đá đấy chứ! Xin thưa, chưa đến 50 hang đá, mà chính xác chỉ là con số 48 mà thôi. Đã thế, hang đá gia đình cũng tính chỉ trên đầu ngón tay.

a9

Tính ra, 20 gia đình mới có một hang đá. Bạn thử nghĩ xem đường A dài có đến 700-800 mét mà chỉ có một hang đá. Đường B lại còn thảm hại hơn nữa, có đến 2 km mà chỉ có 4 hang đá trong đó có 2 hang đá của GH: G.B và An Tôn…thì đủ biết là ít ỏi dường nào.

Có đoạn đường đi mãi không thấy hang đá, tếu táo hỏi một chị phụ nữ: trong này họ bỏ đạo hết hay sao mà không thấy có hang đá hả chị! Chị này cũng không vừa, đáp lại: Hang đá cốt ở nơi tâm hồn mỗi người chúng ta! Chứ nhằm nhò chi hang đá phô diễn bên ngoài phải không anh! Đúng là vống đẽo mà khéo chữa. Chị quên rằng, ly nước có đầy mới tràn ra ngoài ly chứ ạ!

Tuy là nói vậy, nhưng không thể vơ đũa cả nắm được, vì vẫn có được một con đường mà hang đá rộ nở; đó là đường C, có đến 12 hang đá, tính cả nhà thờ. Các con đường E,G,H,I, K của hai thôn có tỷ lệ đạt là khoảng 600 mét có 3 hang đá.

da1

Sau khi ghi hình ở GX, chúng tôi chợt nhớ tới các thôn giáo buôn tân tòng cũng nằm trong GX chúng ta, vậy thì tại sao lại không ghi hình chứ!? Ban đầu chúng tôi cứ nghĩ là họ chẳng mừng lễ Giáng sinh, vì điều kiện vật chất khó khăn, nên không mấy ai làm hang đá. Sau khi đi ghi hình ở các thôn buôn dân tộc, mới thấy tỷ lệ hang đá của họ vượt xa GX cựu tòng chúng ta.

Thôn 4 có khoảng 50 gia đình có 5 hang đá, tỷ lệ 10 nhà có một hang đá. Thôn 6 số nhà theo đạo là 60, có 14 hang đá, đạt tỷ lệ 5 gia đình một hang đá. Thôn 1, chúng tôi không biết hết số hộ có đạo, nhưng chúng tôi chỉ ghi hình những đường chính, mà có tới gần 30 hang đá. Có lẽ, thôn I là tỷ lệ hang đá cao nhất.

Nhìn chung hang đá của GX ta năm nay, có phần kém khởi sắc hơn các năm trước. Đơn giản nhất là lấy bạt cà phê, thang hái tiêu có sẵn, phủ lên là có một bộ khung hang đá rồi. Các phụ kiện trang trí: điện đóm, dây kim tuyến, ảnh phông, bộ tượng hang đá có sẵn từ mấy năm trước, chỉ cần ráp vào nữa là xong. Một hang đá của xóm hay toán, nếu làm tất lực thì chỉ trong 1 ngày là xong. Ấy thế mà kéo dài dây dưa cả tuần, để rồi sau mỗi buổi làm đều có chút nhâm nhi nữa chứ! Có xóm nhỏ thì làm heo, có toán lớn hoành tráng hơn thì làm bò ăn mừng.

a8

Chung chung hang đá truyền thống vẫn chiếm ưu thế, vì dễ làm mà không cần phải nghĩ ngợi gì mất công. Hang đá quả cầu, mái tranh chỉ chiếm số lượng ít. Năm nay các toán có thêm phụ kiện mang màu sắc Tây nguyên như: ché rượu cần, cây nêu ở nghĩa trang, nhà sàn…Và phong cảnh hồ nước cò bay…cũng làm cho cảnh giáng sinh thêm chút hữu tình.

Đặc biệt nhất là, năm nay cây thông điện tử mọc khắp làng. Nhờ hiệu ứng của bóng điện lập lòe màu xanh màu trắng lung linh khắp cả làng, trông rất đẹp mắt và mãn nhãn.

9

Khi chúng tôi vào ghi hình các thôn buôn dân tộc họ rất ngạc nhiên!! Và người dân tộc cũng rất dễ thương để khiêm tốn từ chối: Đừng chụp hang đá nhà mình, nó xấu lắm, không bằng được người kinh đâu. Chúng tôi bảo: hang đá là tấm lòng của mình đối với Chúa không phân biệt sang giàu, đẹp xấu, miễn sao có thành ý với Chúa là được.

a2

Người dân tộc thôn 4 một số nhà bắt chước theo người kinh làm hang đá truyền thống là lấy bạt hái cà phê phủ lên là xong. Thôn 6 thì có vẻ như thuộc bài hát “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của nhạc sĩ Phao Lô Đạt để: cỏ rơm bỏ lót bơ thờ…Hầu như hang đá nào cũng kết mái tranh và lót rơm rạ. Có hang đá đặt dưới một chòm cây, lót rơm tựa vào hai viên đá để đặt bộ tượng giáng sinh… Thậm chí là họ lấy lá dừa kết thành hang đá, quá đỗi đơn sơ. Trông mộc mạc ngô nghê, nhưng rất dễ thương. Điều đó làm chúng tôi cảm động, vì họ bộc lộ cảm xúc về mùa giáng sinh một cách hết sức mộc mạc, đơn sơ, nhưng chứa đựng sự chân chất, thật thà…

a13a12a7a20

Đến thôn I, giáo buôn thuộc giáo xứ Mẫu Tâm…nên chúng tôi không biết rõ số hộ theo đạo! Vì đây là một thôn có sự trà trộn của người kinh ở thành phố vào nhập cư, nên chúng tôi nghĩ là sẽ có ít hang đá lắm đây! Nào ngờ, đi đến đâu gặp hang đến đó. Nhỏ và có vẻ hơi tùy tiện, vì chỉ phủ lên tấm bạt và đặt bộ tượng giáng sinh vào và ít sự trang trí…Không sao, có lẽ Chúa cũng chẳng chấp trách họ đâu, vì suy nghĩ của họ chỉ đến đấy thôi, sao lại bắt tội được nhỉ!? Hỏi ra thì hầu như chỉ có người dân tộc làm hang đá, xem ra người nhập cư có rất ít người có đạo chăng?!

a3a8

Nói thật, nhìn hang đá của người dân tộc chúng tôi cảm thấy một sự thánh thiện lạ lùng, vì nơi hang đá nghèo hèn, mộc mạc đơn sơ đó, ẩn chứa một một sự giàu sang và phong phú của cảm xúc trong tâm hồn chân chất thật thà của họ.

Như chúng tôi đã gợi ý trước, là sẽ làm một cuộc bình chọn tùy theo cảm tính để đánh giá hang đá giáng sinh năm 2016 để tổng kết một mùa Giáng sinh của GX Châu Sơn chúng ta.

Có lẽ, không khó để các bạn để bình chọn hàng đá nào lên hàng đầu? Cho dù ai khó tính đến mấy, cũng khó có thể gạt hang đá toán Anphongso lên hàng đầu được. Xét về độ hoành tráng, hang đá của giáo xứ cũng chẳng kém cạnh, nhưng về quy mô và độ bắt mắt đầy ấn tượng thì hang đá GX phải nhường cho hang đá toán Anphongso. Mà cũng phải thôi, với sự đầu tư thời gian gần cả tháng để gieo vại mạ…Một bộ khung hang đá dài cả gần 20 mét thì biết bao nhiêu đồ tre, gỗ cho vừa.

atl24atl18atl4

Nếu có chê hang đá hang đá toán Anphongso, thì chỉ là hang đá có tính phô diễn tục hóa đời thường hơn sự trang nghiêm của tôn giáo. Ví như đưa hai nhân vật Thị Nở và Chí Phèo. Anh lính Biệt động quây nước, chú mục đồng ngồi trên lưng thổi sáo…Khung cảnh đô thị Parí tráng lệ với tháp Effen…Nhưng chính những điểm nhấn đó, đã thu hút được một lượng khách vãng lai đi ngang qua, đã không thể cưỡng nổi mà phải ghé vào tham quan vậy. Thôi thì trước mua vui sau làm việc đạo đức vậy, cũng tốt thôi!!

Phải nói: hang đá toán Anphongso hội đủ mọi điều kiện: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa…bảo sao mà không đẹp cho được.

Thời tiết mấy ngày giáng sinh chỉ heo hắt nắng chứ không mưa.

Đia lợi, nằm trên trục tỉnh lộ 5 nên thuận tiện cho khách vãng lại chiêm ngắm và chụp hình lưu niệm.

Nhân thì quá hòa quyện vào nhau để chi ra một khoản tiền 25 triệu, không hề nhỏ một chút nào, chỉ để phụ thêm cho hàng đá, mà mấy năm trước đã có sẵn các phụ kiện. Còn ăn nhậu thì sa la la không nói hết. Ngay đêm 23.12 toán đã đãi tiệc với khách mời trên 10 mâm tiệc…

Phải nói đây là một hang đá kỳ công, có đầu tư công sức và tiền bạc, xứng đáng danh hiệu ngôi vị quán quân. Xin chúc mừng toán Anphongso!!!

atl12

Có lẽ GX cũng chẳng buồn, vì dù sao thì GX cũng có được tiếng thơm lây, khi hang đá của toán Anphongso được nhiều người khách lạ tham quan nhất, và hơn hết là được đài truyền hình ANTV vào quay phim rất chi tiết. Thôi thì con hơn cha là nhà có phúc, để hang đá GX đứng vị trí thứ II vậy.

agx2

Vị trí thứ 3 đồng hạng phải được trao cho 4 giáo họ: Giuse, An Tôn, G.B, Phê Rô…Dù sao cũng là bộ mặt của mỗi GH, ngoài việc đạo đức, cũng còn phải có chút phô trương thanh thế của GH mình nữa chứ!

Ngoài ra còn có khoảnh 10 hang đá làm công phu và bài trí đẹp mắt…

Riêng chúng tôi, xin bình chọn một hang đá nhỏ gọn, không cầu kỳ, không công phu, không quá độc đáo, chỉ với một mái tranh nhỏ, nhưng kết thành một vành nón lá, vừa có chất tình tự dân tộc, nhưng lại vừa đạt được sự biểu cảm mỹ thuật lại vừa có chút là lạ…

a15

Đó chính là hang đá ở đường B đặt trước nhà bà Ban…

Đây chỉ là ý kiến cá nhân riêng tư mà thôi, chưa nói lên được điều gì. Mong các bạn thông cảm cho!

Khép lại một mùa giáng sinh với muôn hình vạn trạng của mỗi hang đá, mỗi hang đá mỗi vẻ, mười phân vẹn mười. Chúng ta lo trang trí, tô vẽ cho hang đá ngoài đời thường, thì tưởng cũng nên lo chăm chút cho hang đá tâm hồn thanh cao trong sáng để xứng đáng rước Chúa ngự đến.  Được thế thì sẽ vẹn toàn cả đôi đường đạo đời.

Dù sao thì chúng tôi cũng xin mượn lại câu nói của một chị phụ nữ ở GX ta: “Hang đá cốt ở nơi tâm hồn của mỗi người chúng ta, phải không anh…” làm câu kết, để mỗi người giáo dân chúng ta tự suy nghĩ!

Nguyễn Vĩnh Căn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Check Also

Đôi điều nghị sự quanh việc bầu BTV/ HĐGX Nhiệm kỳ: 2024 – 2028

Đến hẹn lại lên. Cứ 4 năm, việc bầu BTT/HĐGX lại được tổ chức theo …