HÀNH TRÌNH VỀ LINH ĐỊA CHA FX TRƯƠNG BỬU DIỆP

Từ nhà thờ Khúc Tréo đoàn chúng tôi qua phà để trở lại nhà thờ Tắc Sậy. Cũng nên nói sơ lược về Tiểu sử cha Diệp. 

       Cha Fanxico Trương Bửu Diệp sinh ngày 01 tháng 01 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước. Thụ phong linh mục năm 1924 . Tử đạo ngày 12 – 03 -1946 tại Cây Gừa, cách nhà thờ Tắc Sậy 3km, an táng tại nhà thờ Khúc Tréo.

 Dời mộ lần thứ nhất về nhà thờ Tắc Sậy năm1946.

 Dời mộ lần thứ 2 sang nhà mồ mới ngày 04-03-2010 nhằm ngày 19-01- năm canh dần.

 Di tích hiện nay còn hai bộ ván hòm; một bộ chôn từ năm1946 đến năm 1969 và một bộ từ năm 1969 đến năm 2010 được lưu giữ cẩn trong phòng trưng bày cho mọi người tham quan ngoài ra trong phòng này còn có bốn bức tranh do họa sĩ Đặng Can vẽ theo lời kể của các nhân chứng sống. Bức thứ nhất mô tả cảnh làng mạc thời cha Diệp đương nhiệm, bức thứ hai mô tả cảnh cha đang phân phát lương thực cho người nghèo, bức thứ ba cha đang rửa tội cho 5 người của gia đình ông Trần Văn Năng ngày 12-03-1946 , bức thứ tư với chủ đề ” Chết Vì Đoàn Chiên ” mô tả cha đang quỳ bên cạnh cái ao, trói hai tay phía sau với hai tên đao phủ đang chuẩn bị hành hình!!!

 

 Qua phòng nơi mộ cha được dời qua lần thứ nhất, nơi đây cũng trưng bày những bức hình chụp có giá trị như tấm hình chụp hài cốt của cha, mộ cũ của cha, nhà thờ Khúc Tréo và Tắc Sậy khi xưa… Nhà thờ Khúc Tréo từ xưa tới bây giờ vẫn không thay đổi!! nhưng nhà thờ Tắc Sậy thì đổi thay , năm 1992 nhà thờ chỉ mới lợp tôn xập xệ.

     Ngày nay nhà thờ Tắc Sậy được xây dựng đồ sộ với 3 tầng, trên cùng là thánh đường với nội thất hiện đại lộng lẫy trang nghiêm, phía trước có mươi pho tượng bằng gỗ to hơn người thật mô tả các môn đệ Chúa Giêsu như Phê Rô,  Gioan , Giacobe v.v.. do một việt kiều Mỹ dâng cúng !! từ đây hai bên có bậc cấp đi xuống…

 Tầng giữa là nơi sinh hoạt của các cha, các thầy…

 Tầng trệt để xe cho các giáo dân đi tham dự thánh lễ, tầng trệt cũng có thể biến thành nơi hội họp cũng như tổ chức  các buổi hội nghị, ra phía sau là dãy nhà ăn, nhà bếp và wc, rất rộng rãi và sạch sẽ đủ phục vụ cho nhiều đoàn hành hương…

   Dãy nhà nghỉ cho khách hành hương nằm bên trái nhà thờ mặt tiền xây 5 mê và ngang 5 dãy phòng, mỗi phòng kê 5 cái giường rộng 1m6 để cho khách hành hương ngủ nghỉ vừa đủ tiện nghi và dãy nhà này kéo dài ra phía sau rất nhiều phòng và chúng tôi cũng không tò mò phòng xử dụng làm gì cho ai…

  Dãy nhà bên phải của thánh đường là mộ của cha quay mặt tiền ra phía hông thánh đường. Lăng mộ xây theo lối kiến trúc Á Đông ( nhìn trong hình ) 

 Dãy giữa là lăng mộ của cha, bước vào gian đại sảnh là ba chiếc lư bằng đồng cao bằng người lúc nào cũng nghi ngút khói!  tiếp đó người ta kê mấy cái bàn, nơi đây một số người ( có lẽ là người lương ) họ bày các lễ vật để cúng kiếng… họ cúng cả mấy con heo quay!!! trái cây, đủ thứ bánh kẹo…

         Bước lên tam cấp là khu lăng tẩm, bên trái có tượng Đức Mẹ bên phải là tượng Thánh Giuse chính giữa là bức phông màu đỏ treo ảnh chuộc tội tất cả đều điêu khắc bằng gỗ rất trang nghiêm… 

  Mộ của cha nằm chính giữa sảnh làm bằng đá rửa màu huyết dụ, nơi đây lúc nào cũng đông nghẹt người ta quỳ mọp bên mộ lâm râm khấn nguyện, dùng tay xoa lên mộ rồi vuốt lên người với hy vọng được hơi của cha để chữa lành. có cả các xơ cũng làm như vậy!!! họ đặt nhiều món đồ lên mộ của cha để xin, phổ biến nhất là những chai nước khấn xin xong họ mang về để uống coi như đó là nước thánh chữa lành!!

  Đoàn chúng tôi tập trung  ăn cơm trưa ở nhà bếp, nghỉ ngơi xong đã quá trưa và đã đến giờ xe lên đường trở về, đoàn người ai nấy đều vui tươi phấn khởi vì một chuyến đi trọn vẹn bình an, mọi người ai cũng vui thỏa như đã được ơn ban, đĩa cd vang lên khúc nhạc dissco tạ ơn…

 … xin tạ ơn, con xin tạ ơn Chúa, mãi muôn đời con xin tạ ơn Chúa. Dù trần gian bao khó nguy ngập tràn, tình Ngài thương, con bước đi bình an…

 xin ngợi ca, bao la tình thương Chúa, mãi muôn đời, ca vang tình thương Chúa,  trọn niềm tin con phó trong tay Ngài, vì đời con tất cả là hồng ân….

           ganamhong

Check Also

NHỮNG CÁI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ TẠI GX CHÂU SƠN

Sống trên đời này chuyện “sinh ký tử quy” – sống gửi thác về – …