MỘT VÀI SUY TƯ CỦA NGƯỜI CON TRONG GIÁO XỨ – PHẦN II

  1.             Cha mẹ.

                  Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên hình thành nhân cách nơi con trẻ. Nhưng càng ngày theo năm tháng lớn lên, có thể vì nhiều lý do: có thể do vấn đề cơm áo gạo tiền, có nhiều khi vì trình độ, hoặc do sự sao nhãng của một số phụ huynh mà giới trẻ ngày nay đang được ký thác hoàn toàn cho những người hữu trách trong GX. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp cho con cái nhưng lực bất tòng tâm. Nhưng cha mẹ nhiều khi quên đi rằng nhiệm vụ giáo dục chính là của gia đình, và một khi gia đình khoán trắng cho cộng đoàn GX thì những vị hữu trách cũng đành bó tay.  GX cần cha mẹ tiếp tay bằng cách quan tâm đáp trả mỗi khi được yêu cầu , thế nhưng chúng ta đã nại vô muôn vàn lý do để sao nhãng bổn phận lo cho con cái. Cuộc họp ” đi tìm giải pháp……”   là một tiếng chuông cảnh tỉnh tất cả mọi thành phần trong GX, đặc biệt các bậc cha mẹ có con cái là giới trẻ trong GX. Đã đến lúc  các bạn và tôi, những bậc cha mẹ, quyết tâm để rồi cùng với GX đưa giới trẻ thoát khỏi Vũng lầy cuộc đời hiện tại. Tất cả vì GX thân yêu , bởi chúng ta hiểu được rằng tuổi trẻ hôm nay GX ngày mai. Chúng ta cùng nhau quyết tâm :

          – Quan tâm cộng tác với GX trong công cuộc giáo dục giới trẻ

          – Làm gương cho con cái trong các sinh hoạt thường ngày, làm chủ bản thân trong các tiệc tùng vui buồn hiếu hỷ, bỏ đi thói quen cờ bạc làm gương mù gương xấu cho con cháu.

          – Cố gắng duy trì cổ võ việc đọc kinh tối trong gia đình.

          Với sự quyết tâm của từng bậc cha mẹ , chúng ta hy vọng một ngày mai tươi sáng cho GX.

  1.           Giới trẻ.

Đây chính là thành phần hay đối tượng mà cuộc họp vừa qua tại GX  nhắm tới. Tại sao phải nhắm tới? Tại sao phải chấn chỉnh?  Chắc chắn là vì sự tuột dốc đáng báo động của giới trẻ trong GX.

        Phải nói rằng giới trẻ là thành phần tràn đầy sức sống đang từng bước vươn lên vè mọi mặt: thể lý, sinh lý và cả tâm lý. Nhưng sự vươn lên đó đang bị nhấn chìm bởi sự thiếu ý thức nhiều khi mang tính bản năng . Nếu không được kịp thời uốn nắn, định hướng chắc chắn sẽ đi tới những kết quả không ai mong muốn. Nhiều  người nghĩ rằng phải để giới trẻ tự ý thức, nhưng làm sao tự ý thức ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, đặc biệt trong lãnh vực trau dồi Đức tin và nhân bản .  Đối với giới trẻ, học văn hoá ở trường hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn , bởi việc học văn hoá nhằm mục đích trở thành  cần  câu cơm trong tương lai , còn việc học giáo lý vừa khô khan vừa gò bó ,làm sao lôi kéo được giới trẻ nếu không có những phương pháp , những cách thế trợ huấn.

Tuổi trẻ đâu hiểu được rằng cuộc sống của ngày hôm nay là để chuẩn bị cho cuộc sống mai ngày Vĩnh hằng nơi thiên quốc. Họ chưa hiểu được cái gì là hữu hạn và cái gì là vô hạn, cái gì là Vĩnh cửu và cái gì là chóng qua. Vì thế việc hướng dẫn  là một nhu cầu của giới trẻ đang cần sự quan tâm của mọi thành phần trong GX. Sau những giây phút dài học hỏi giáo lý chắc hẳn giới trẻ đang cần những sân chơi, những sinh hoạt trợ huấn. 8 laptop mà ban HG đề nghị là một phương tiện hợp thời, nhưng nó chỉ có thực sự ý nghĩa khi quy tụ được toàn thể giới trẻ của GX vào sinh hoạt trong  đoàn thể.                                                     

  1.             Một ý kiến của Giáo Họ.                                                          

Vâng, tôi thật sự tâm đắc với ý kiến này: Công cuộc giáo dục không thể một sớm một chiều mà là một chiến lược lâu dài: trồng cây thì mười năm còn trồng người thì trăm năm. Phải tập cho con cái có ý thức Đức tin qua việc đọc kinh tối cùng nhau trong gia đình mỗi đêm. Việc đọc kinh, ngoài tạo ý thức Đức tin, còn là môi trường để các thành viên trong gia đình có điều kiện gần gũi nhau hơn, hoà đồng với nhau hơn, tin tưởng nhau hơn để rồi từ đó cha mẹ dễ kiểm soát con cái hơn…

              Nhân đây cũng xin được mạo muội có một số ý khiến với ban HG:

  1. Phải xác định được đối tượng giáo dục là ai?  Số lượng như thế nào? Toàn thể các em trong độ tuổi hay chỉ những em đến đăng ký ? Còn số đang đứng ở ngoài thì sao?

  2. Phải có một chương trình lâu dài, có sách thủ bản. Đừng nóng bắt lỗ tai như hiện nay tạo nhiều khó khăn cho GLV khi soạn giáo án, đồng thời không mang tính đồng bộ.

  3. Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn. Hội Thánh có 6 điều răn. Nước có quốc pháp. GX có nội quy. Tại sao Giáo Huấn không đưa ra Nội Lệ cho từng đối tượng nhằm mục đích trợ huấn cho công cuộc giáo dục.

Trên đây là những suy nghĩ mang tính cách cá nhân chắc hẵn không làm vừa lòng hết mọi người, nếu có gì không vừa ý , một lần nữa xin tất cả bỏ qua cho. Ước mong một ngày mai tươi sáng sẽ đến với GX chúng ta. Mong thay!!!!

                                                                                                            THI PHU

***

BBT XIN ĐĂNG TẢI MỘT VÀI COMMENTS

VỀ BÀI VIẾT: ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHẤN CHỈNH GIỚI TRẺ GX

Văn QuyVăn Quy quá đau đầu và chưa có lối thoát

Hoang NgaHoang Nga Hiện tượng đô thị hóa đang xâm lăng làng quê, nhất là những vùng cận thị lại càng bị điêu đứng hơn do tính chất nửa tỉnh nửa quê. Giới trẻ giai đoạn nào cũng có những bộ phận bị cuốn theo trào lưu của xã hội. Ai là người gây ra những hiện tượng này? Không thể chỉ đổ lỗi hoàn toàn cho xã hội mà phải nhìn nhận lại gia đình là cội nguồn của mọi sự. “Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con” có phải là điều mẫu mực trong xã hội không? Xưa rồi! Quan niệm hiền lành bị một số nhà cách tân giáo dục cho là giáo dục con trẻ theo tinh thần bị trị. Cha mẹ ngày hôm nay phải hiểu biết mới có thể dạy được con. Con ngồi trước computer cả ngày mà cha mẹ lại đi khoe con mình chăm chỉ, táy máy, tọc mạch bắt chước được trò gì thì cho là thông minh, trong khi cha mẹ chẳng biết gì vi tính thì làm sao kiểm tra được, đến khi phát hiện ra nghiện game thì đã muộn. Con cần xe thì mua xe, cần laptop thì mua laptop, cần Smartphone thì cho ngay. Hỏi làm sao mà không hư. Chính cha mẹ là người cổ súy cho chủ nghĩa hưởng thụ vật chất phát triển… Đừng áp đặt những việc làm mà người lớn cho là đạo đức để hy vọng thay đổi được giới trẻ. Ta phải hiểu được giá trị của đạo đức và những việc làm xuất phát bởi một tinh thần đạo đức Kytô giáo: “Hãy xé lòng, đừng xé áo”… Giới trẻ cần sân chơi, giáo xứ cần phải có những con người dấn thân để hỗ trợ, định hướng cho lớp trẻ (việc làm này đòi hỏi sự hy sinh lớn), bên cạnh đó các bậc cha mẹ, anh chị cũng tự nâng cấp mình để có thể biết và quản lý trong việc giáo dục con em. Một vài điều chia sẻ với anh, nói ra thì còn dài lắm…
Nguyễn Vĩnh CănNguyễn Vĩnh Căn Cám ơn HN đã có bài comments rất thiết thực, càng làm sáng tỏ hơn vấn đề giáo dục giới trẻ ngày nay, thật không đơn giản một hút nào. Giáo dục dù là thời đại nào thì gia đình vẫn là hàng đầu. Rủi thay, cha mẹ sinh ra được con cái, mà không theo kịp đà tiến bộ cuả thời đại để trang bị cho mình những kiến thức tâm sinh lý cần thiết để giáo dục con cái. Thực ra, giáo dục vẫn đang là vấn đề đau đầu của những nhà giáo dục chuyện môn, chứ đừng nói đến dân dã như chúng ta!!!
Văn QuyVăn Quy kinh điển bài bản rất nhiều nhưng cụ thể chẳng có bao nhiêu cuối cùng cũng chỉ là vòng luẩn quẩn
Mary LuuMary Luu Theo con thì những ý kiến đóng góp được đưa ra trong buổi họp đều rất hay. Hy vọng là giáo xứ và nhất là mỗi gia đình trong chúng ta có thể thực hành được. Để con em chúng ta được sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Tuy con đã xa quê, nhưng con luôn luôn vẫn là một người con của giáo xứ. Khi biết được một số tuổi trẻ của gx đã đi theo những tệ nạn của xã hội, mà lòng con cảm thấy nhói đau. Mấy ngày qua con đã đọc kinh và cầu nguyện thật nhiều.!!!
Con xin được chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ của riêng con.
Theo con thì điều kiện và gia đình rất quan trọng trong sự hướng dẫn và theo dõi.
Ở bên Mỹ thì tất các các thánh lễ đều dành chung tất cả mọi người, chứ không phân biệt già, trẻ, lớn, bé. Điều đặc biệt hơn là gia đình, người thân, và bạn bè có thể ngồi chung với nhau, nên rất tiện cho sự quan tâm và hướng dẫn của cha mẹ đến con cái từ khi tuổi còn rất bé. Và cũng là một cách để theo dõi con cái có đi lễ hay không? Hoặc lớp trẻ có bạn ở xa đến, hay là bạn trai, ( bạn gái) có đạo, hoặc không có đạo, thì họ vẫn có thể vào nhà thờ ngồi cạnh nhau để thêm phần sốt sắng, cầu nguyện….
Các bậc cha mẹ cũng như gx cũng nên khuyến khích, hướng dẫn, và tạo điều kiện cho con cái tham gia sinh hoạt vào các đoàn thể trong giáo xứ, làm việc chung, cũng như góp công sức cho gx theo khả năng và thời gian có thể của mỗi người.
Nhất là gia đình luôn luôn phải có giờ đọc kinh tối và cầu nguyện chung với nhau mỗi ngày trước khi đi ngủ . Đặc biệt là cha mẹ dù có bận rộn thì cũng cố gắng chia sẻ và biết lắng nghe những tâm sự của con cái. Nên khuyên bảo, chứ không nên áp đặt hoặc ép con cái làm những việc mà các cháu không muốn. Được như vậy thì con cái mới cảm thấy gia đình là nơi ấm áp, hạnh phúc, và “tự do” Nhất, mà các cháu không cần phải ra ngoài tìm kiếm.
Đây chỉ là một và suy nghĩ nhỏ nhoi của con mà thôi. Con xin chúc giáo xứ luôn luôn lớn mạnh, bình an, hạnh phúc, và mãi mãi được nhiều hồng ân của Chúa và Mẹ Maria. !!!!!

***. (Cha Phạm Ngọc Tuấn Email) “Hôm nay ghé thăm Đại Chủng Viện Holy Apostles, tình cờ gặp Cha Thuần (con Thắng-Châu) đang học ở đó, chụp mấy tấm hìnhvề nhà gởi Liên-Thơ xem cho vui. Liên phone qua, hai thằng tán gẫu một hồi, bảo mình vào web Tiến Đức xem tình hình quê nhà chút, báo động về giới trẻ. Gì chứ chuyện này thì báo động nhiều lần rồi, xem ra thì căng thẳng thật”

BBT xin chân thành cám ơn những góp ý quý  báu của quý vị về những góc nhìn để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc chấn chỉnh lại giới trẻ G X.

Rất mong quý vị luôn đồng hành với trang web Tiến Đức Châu Sơn, để điểm tô cho trang web Tiến Đức Châu Sơn ngày thêm phong phú và phổ biến hơn…Xin chân thành cám ơn

***

Xin đăng trọn bài để quý bạn tiện  việc tham khảo

                                    MỘT VÀI SUY TƯ CỦA NGƯỜI CON TRONG GIÁO XỨ

PHẦN I

Ai có ưu tư và trăn trở với giới trẻ GX, xin hãy đọc bài viết này!!!

        Những năm tháng dài vừa qua là thời gian tôi sống trong khắc khoải lo âu khi từng ngày chứng kiến cảnh giới trẻ GX tuột dốc về nhiều mặt. Tệ nạn không còn len lõi, mà chính thức dừng chân để ngày ngày từng bước hủy diệt dần tương lai của GX. Nhiều lúc muốn chạy đến với những vị hữu trách để bày tỏ nguồn cơn trước thảm họa đó nhưng không đủ can đảm bởi nghĩ rằng mình không đủ tư cách, sợ rằng tiếng nói của mình không được đón nhận, không được lắng nghe.

Hôm qua, chợt mở trang web tienducchauson.net, thấy một bài viết với tựa đề: Đi tìm giải pháp chấn chỉnh lại giới trẻ GX. Mừng mừng tủi tủi, tôi đã đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối. Không mừng sao được khi mà hôm nay GX chính thức quan tâm đến vấn đề mà nhiều người đang đau đáu lo toan, nhiều người đang đau nỗi đau của toàn GX khi chứng kiến cảnh tuột dốc của con em mình. Không đau sao được khi biết rằng Giới trẻ đang sống trong tâm lý bầy đàn (như lời của một Lm cựu QX). Có nghĩa là những tệ nạn này đang ảnh hưởng cấp số nhân tới người trẻ trong GX. Bạn bè sinh hoạt trong đoàn thể sẽ kéo thêm nhiều người vào sinh hoạt. Trái lai bạn bè sa đà trong ăn nhậu, hút xách, bỏ học giáo lý….ắt hắn sẽ kéo theo một thế hệ trẻ nối tiếp trong sự sa đà đó, bởi “trong thế giới bất lương,người không bất lương là người bất lương”.

Vui mừng vì hội nghị đã đưa ra được một số giải pháp, nhưng tất cả đang chỉ là giải pháp trên giấy bút mà thôi. Ước mong rằng GX sẽ tìm ra được đường hướng tốt đẹp khả dĩ có thể níu kéo được những gì sắp tuột khỏi tầm tay. Có thể hơi muộn màng nhưng better late than never. – muộn còn hơn  không.

          Đọc xong bài viết, tôi đồng tình với một số ý kiến trong cuộc họp. Nhưng có hai ý tôi rất tâm đắc và xin được đào sâu hai ý kiến đó. Nhưng trước khi góp ý, tôi xin thưa trước là những suy nghĩ của mình chỉ là quan điểm cá nhân hoàn toàn mang tính xây dựng, chứ không nhằm đã kích chê bai một cá nhân hay một tập thể nào. Trong khi diễn đạt ý tưởng, nếu có gì sơ suất xin tất cả vì tình thương thông cảm bỏ qua cho. Ước mong rằng tất cả những suy nghĩ của mình đóng góp được một chút nào đó cho giải pháp chấn chỉnh giới trẻ GX.

  1.         Một ý kiến: chúng ta thử tìm nguyên nhân bắt nguồn từ đâu: Cha QX, HĐGX, GLV, các phụ huynh cha mẹ, ban ngành đoàn thể thiếu quan tâm, thiếu đường hướng giáo dục thích hợp, hay do tự bản thân các em…( Trích nguyên văn bài viết trong tienducchauson.net).

            Vậy muốn tìm hiểu tại sao giới trẻ GX đang tuột dốc, thì việc đầu tiên phải làm là tìm ra nguyên nhân của sự việc. Gia đình là trường học đầu tiên, trong đó cha mẹ là những thầy cô đầu đời hình thành nên nhân cách đứa trẻ. Nhưng nhiều khi vì nhiều lý do, đặc biệt lo cơm áo gạo tiền cha mẹ đành nhờ cậy nơi cộng đoàn GX, qua sự hướng dẫn của quý Cha QX, ban TV/HĐGX, các ban ngành đoàn thể….. Vì thế xin được đi từ trên xuống dưới theo cơ cấu của một GX

  1.         Quý Cha QX

            Theo nguyên ngữ, các Linh mục QX là những mục tử, nghĩa là những người được sai đến để chăn dắt đoàn chiên của mình: tìm đồng cỏ non xanh tươi, chọn nguồn nước mát trong. Như thế vai trò của linh mục là hướng dẫn, dìu dắt tạo điều kiện cho giới trẻ phát triển về nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực Đức tin. Các Ngài biết rằng, một con chiên đang đứng ngoài đàn sẽ rất dễ lây nhiễm những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội, và từ những con chiên lạc này sẽ tiếp tục lây nhiễm theo cách số nhân cho cộng đoàn vì tính cách tâm lý bầy đàn của giới trẻ hiện nay. Giáo dục ngày nay không còn là những chỉ thị từ trên xuống dưới, mà phải bám sát, hoà nhập, để kịp thời phát giác và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm làm ảnh hưởng tới cộng đoàn.

            Thế nhưng hiện nay có biết bao nhiêu phần trăm giới trẻ đang sinh hoạt trong đoàn thể? 40%? 50%? Hay 60%. Như thế số còn lại đang đứng ngoài đoàn thể mà không kéo theo sự tuột dốc của đoàn thì mới là chuyện lạ!!!!

           Hiện náy quý Linh mục đang đứng ở vị trí nào trong việc giáo dục giới trẻ trong GX? Hay các Ngài đang tự mãn vì GX mình đang đầy đủ đoàn thể ban ngành, còn việc sinh hoạt như thế nào thì đang có những cấp dưới cáng đáng lo thay…..có bao giờ các Ngài chịu khó bớt chút thời gian rảo qua các lớp học giáo lý (chưa nói là đi vào trong lớp ban huấn từ) để coi giáo dân trẻ của mình đang làm gì? Có bao nhiêu em tham gia? Giáo lí viên đang truyền đạt điều gì? Và những gì GLV truyền đạt có đúng với giáo lý của GH, có đúng với thần học không?

Chúng ta cứ nghĩ rằng phải giáo dục chúng bằng tình thương, nhưng tình thương đó không chỉ diễn tả bằng môi miệng, mà phải biến thành hành động cụ thể, bằng sự quan tâm chăm sóc, và nếu cần ” bỏ 99 con để đi tìm con chiên lạc…”  Thương cho roi cho vọt – quan niệm của người xưa vẫn còn giá trị trong ngày hôm nay. Bởi trong GX mà những biện pháp trợ huấn đang được phụ huynh đồng tình ủng hộ, tại sao chúng ta không áp dụng mà chỉ dừng lại ở chổ ai muốn tham gia thì tham gia còn không đành chịu. Đã có GLV tâm sự: có những buổi học chỉ vỏn ven 2,3 em thì làm sao lên lớp!!!!!!

  1.             Ban TV/HĐGX

Là những người được giáo dân trong GX bầu lên để điều hành tất cả mọi sinh hoạt trong cộng đoàn GX qua từng nhiệm kỳ. HĐGX đã chọn ra những ủy viên đặc trách từng mảng một. Nói chung quý vị đã đóng góp rất nhiều cho cộng đoàn GX , đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở vật chất. Thế nhưng trong công việc xây dựng con người chắc còn nhiều hạn chế, đang bị chùn tay. Lý do chính có lẽ là ” lực bất tòng tâm” bởi quý vị đang được lãnh đạo bởi các vị bề trên. Qua cuộc họp ĐI TÌM GIẢI PHÁP…., có lẽ đây là thời điểm để quý vị bắt đầu một chu trình mới trong vấn đề giáo dục giới trẻ. Ước gì quý vị mạnh tay hơn, bởi chúng ta biết rằng: các Cha ở rồi đi theo sự sắp xếp của ĐGM GP, nhưng GX tồn tại mãi, nhưng GX sẽ tiếp tuc tồn tai như thế nào trong tương lai là do chúng ta chuẩn bị được những gì trong ngày hôm nay, bởi tuổi trẻ hôm nay, GX ngày mai đó quý vị. Cơ sở vật chất đã tạm đủ, chúng ta hãy dừng lại để tập trung vào đào tạo con người. Điều này là điều toàn thể phụ huynh đang mong đợi, và xin được ký thác niềm mong đợi đó cho những người chúng tôi đã tin tưởng bầu chọn. Mong thay!!!!

  1.           Các GLV

                 Trong Thánh Kinh, các ông chủ thường trao đàn chiên cho con cái mình chăm sóc, bởi giao cho người làm thuê chắc hẵn không toàn tâm toàn ý lo cho đoàn chiên. GLV là một ơn gọi. Thế thì giờ đây quý anh chị đang đứng ở vị trí nào trong on gọi đó.???

                  Trong tư cách là những người con, nghĩa là những cánh tay nối dài của quý Cha QX trong vai trò hướng dẫn dìu dắt giới trẻ  trong GX. Đồng thời GLV là người đưa ra những chương trình dài hạn, những sáng kiến cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của giới trẻ để tham mưu cho quý cha QX. GLV là một ơn gọi, là sứ mệnh chính thức được Chúa Giêsu trao ban qua Hội Thánh, cụ thể qua Lm QX. Chính vì thế GLV phải biết ý thức trách nhiệm của mình, biết quảng đại hy sinh, biết trau dồi bản thân, trau dồi kiến thức giáo lý, biết sống gương mẫu làm chứng cho những gì mình tuyên xưng cũng như những gì mình truyền đạt cho các em như lời của ĐTC PHAOLO VI trong Tông Huấn Evangelii nuntiandi: “Con người ngày nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân “.

               Qua cuộc họp ” Đi tìm giải pháp…….” Có lẽ giờ đây mỗi GLV cần nhìn lại chính mình, cần tự vấn lương tâm trong thời gian vừa qua mình đã làm gì trong tư cách một GLV, tôi đã thực sự quan tâm đến các em mà mình đã được giao phó chưa? Hay là chỉ cỡi ngựa xem hoa và chỉ coi GLV như một nhãn mác tô vẽ thêm cho bản thân mình. Và chúng ta cũng nên nhớ một câu ngạn ngữ xa xưa: nemo dat quod non habet (không ai có thể cho những gì mình không có) để rồi phấn đấu trau dồi mở rộng kiến thức bản thân hơn,hầu có thể trọn vẹn toàn tâm toàn ý đáp trả ơn gọi.

***

MỘT VÀI SUY TƯ CỦA NGƯỜI CON TRONG GIÁO XỨ

 PHẦN II

  1.             Cha mẹ.

                  Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên hình thành nhân cách nơi con trẻ. Nhưng càng ngày theo năm tháng lớn lên, có thể vì nhiều lý do: có thể do vấn đề cơm áo gạo tiền, có nhiều khi vì trình độ, hoặc do sự sao nhãng của một số phụ huynh mà giới trẻ ngày nay đang được ký thác hoàn toàn cho những người hữu trách trong GX. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp cho con cái nhưng lực bất tòng tâm. Nhưng cha mẹ nhiều khi quên đi rằng nhiệm vụ giáo dục chính là của gia đình, và một khi gia đình khoán trắng cho cộng đoàn GX thì những vị hữu trách cũng đành bó tay.  GX cần cha mẹ tiếp tay bằng cách quan tâm đáp trả mỗi khi được yêu cầu , thế nhưng chúng ta đã nại vô muôn vàn lý do để sao nhãng bổn phận lo cho con cái. Cuộc họp ” đi tìm giải pháp……”   là một tiếng chuông cảnh tỉnh tất cả mọi thành phần trong GX, đặc biệt các bậc cha mẹ có con cái là giới trẻ trong GX. Đã đến lúc  các bạn và tôi, những bậc cha mẹ, quyết tâm để rồi cùng với GX đưa giới trẻ thoát khỏi Vũng lầy cuộc đời hiện tại. Tất cả vì GX thân yêu , bởi chúng ta hiểu được rằng tuổi trẻ hôm nay GX ngày mai. Chúng ta cùng nhau quyết tâm :

          – Quan tâm cộng tác với GX trong công cuộc giáo dục giới trẻ

          – Làm gương cho con cái trong các sinh hoạt thường ngày, làm chủ bản thân trong các tiệc tùng vui buồn hiếu hỷ, bỏ đi thói quen cờ bạc làm gương mù gương xấu cho con cháu.

          – Cố gắng duy trì cổ võ việc đọc kinh tối trong gia đình.

          Với sự quyết tâm của từng bậc cha mẹ , chúng ta hy vọng một ngày mai tươi sáng cho GX.

  1.           Giới trẻ.

Đây chính là thành phần hay đối tượng mà cuộc họp vừa qua tại GX  nhắm tới. Tại sao phải nhắm tới? Tại sao phải chấn chỉnh?  Chắc chắn là vì sự tuột dốc đáng báo động của giới trẻ trong GX.

        Phải nói rằng giới trẻ là thành phần tràn đầy sức sống đang từng bước vươn lên vè mọi mặt: thể lý, sinh lý và cả tâm lý. Nhưng sự vươn lên đó đang bị nhấn chìm bởi sự thiếu ý thức nhiều khi mang tính bản năng . Nếu không được kịp thời uốn nắn, định hướng chắc chắn sẽ đi tới những kết quả không ai mong muốn. Nhiều  người nghĩ rằng phải để giới trẻ tự ý thức, nhưng làm sao tự ý thức ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, đặc biệt trong lãnh vực trau dồi Đức tin và nhân bản .  Đối với giới trẻ, học văn hoá ở trường hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn , bởi việc học văn hoá nhằm mục đích trở thành  cần  câu cơm trong tương lai , còn việc học giáo lý vừa khô khan vừa gò bó ,làm sao lôi kéo được giới trẻ nếu không có những phương pháp , những cách thế trợ huấn. Tuổi trẻ đâu hiểu được rằng cuộc sống của ngày hôm nay là để chuẩn bị cho cuộc sống mai ngày Vĩnh hằng nơi thiên quốc. Họ chưa hiểu được cái gì là hữu hạn và cái gì là vô hạn, cái gì là Vĩnh cửu và cái gì là chóng qua. Vì thế việc hướng dẫn  là một nhu cầu của giới trẻ đang cần sự quan tâm của mọi thành phần trong GX. Sau những giây phút dài học hỏi giáo lý chắc hẳn giới trẻ đang cần những sân chơi, những sinh hoạt trợ huấn. 8 laptop mà ban HG đề nghị là một phương tiện hợp thời, nhưng nó chỉ có thực sự ý nghĩa khi quy tụ được toàn thể giới trẻ của GX vào sinh hoạt trong  đoàn thể  .                                                      

  1.             Một ý kiến của Giáo Họ.                                                          

Vâng, tôi thật sự tâm đắc với ý kiến này: Công cuộc giáo dục không thể một sớm một chiều mà là một chiến lược lâu dài: trồng cây thì mười năm còn trồng người thì trăm năm. Phải tập cho con cái có ý thức Đức tin qua việc đọc kinh tối cùng nhau trong gia đình mỗi đêm. Việc đọc kinh, ngoài tạo ý thức Đức tin, còn là môi trường để các thành viên trong gia đình có điều kiện gần gũi nhau hơn, hoà đồng với nhau hơn, tin tưởng nhau hơn để rồi từ đó cha mẹ dễ kiểm soát con cái hơn…

              Nhân đây cũng xin được mạo muội có một số ý khiến với ban HG:

  1. Phải xác định được đối tượng giáo dục là ai?  Số lượng như thế nào? Toàn thể các em trong độ tuổi hay chỉ những em đến đăng ký ? Còn số đang đứng ở ngoài thì sao?

  2. Phải có một chương trình lâu dài, có sách thủ bản. Đừng nóng bắt lỗ tai như hiện nay tạo nhiều khó khăn cho GLV khi soạn giáo án, đồng thời không mang tính đồng bộ.

  3. Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn. Hội Thánh có 6 điều răn. Nước có quốc pháp. GX có nội quy. Tại sao Giáo Huấn không đưa ra Nội Lệ cho từng đối tượng nhằm mục đích trợ huấn cho công cuộc giáo dục.

Trên đây là những suy nghĩ mang tính cách cá nhân chắc hẵn không làm vừa lòng hết mọi người, nếu có gì không vừa ý , một lần nữa xin tất cả bỏ qua cho. Ước mong một ngày mai tươi sáng sẽ đến với GX chúng ta. Mong thay!!!!

                                                                                                            THI PHU

 

Check Also

Một tri âm tri kỷ: Đời vắng em rồi, say với ai!!??

Mỗi lần nhớ đến Hùng, anh lại chợt nhớ đến hai câu thơ của nhà …