Có một người cha, đã vun trồng cây đời Châu Sơn vươn cao!!!

Phần I

Hầu hết thế hệ học sinh Trung học Hưng Đức vào thập niên 60, đều biết đến cha Lê Hùng Tâm. Vì ngài là Tuyên úy quân đội, và “đóng đô” ở nhà thờ Quân đội.

Phần đa học sinh Châu Sơn sau khi học hết cấp I, thường chọn trường Hưng Đức, vì những lý do sau: trường đạo, khai giảng sớm và chỉ nhận vào mà không phải thi…Và tôi cũng không là ngoại lệ.

Khi chúng tôi bước vào lớp Đệ Thất, thì Cha Lê Hùng Tâm đang là Tuyên Úy quân đội…Trong vai trò Giám đốc của trường, cha chính là chỗ dựa tinh thần cho trường Hưng Đức, vì trường nằm trong khu vực Lam Sơn Quân đội. Hơn nữa, trường Hưng Đức là trường điểm và là con cưng của Giáo Phận.

Con người cha đề đặm, càng làm cho chiều cao của cha có phần thêm khiêm tốn. Với khuôn mặt bụ bẫm trẻ thơ, nhưng rồi làn da rám nắng cũng đã làm cho nét mặt cha thêm chút rắn rỏi. Con người cha tỏ ra nghiêm nghị và mực thước, càng trông oai vệ hơn trong sắc phục quân đội với cấp hàm Đại úy, mỗi khi ngồi trên xe Jeep.

Những giờ ra chơi, chúng tôi thường hay tới chuồng khỉ trước nhà cha để trêu chọc nó. Có lần mấy đứa con gái bị nó cào cấu cho rách áo và chảy máu, khiến cha phải lo lắng vào lấy bông và cồn sát trùng xức. Cha bảo: lần sau các con trêu chọc nó phải đứng xa ra cho an toàn nghe chưa.

Đó là chút kỷ niệm ở trường Hưng Đức…

Đến năm 1969, cha được bổ nhiệm về GX Châu Sơn nhằm mục đích là để xây lại nhà thờ mới, thay nhà thờ ván đã xuống cấp. Giáo phận nhận thấy cha Lê Hùng Tâm có nhiều lợi thế để xây dựng nhà thờ mới, vì cha đang là Tuyên Úy quân đội, chắc chắn ít nhiều sẽ có tầm ảnh hưởng đến bên lính Công binh, nên rất dễ để điều động công thợ giúp đỡ GX xây cất nhà thờ.

Phải nói, cha Lê Hùng Tâm về cứu thua cho GX Châu Sơn một bàn thua trông thấy, khi cha Trịnh Chính Trực đã lên khuôn đào móng và đúc gách Táp lô sẵn sàng để xây dựng nhà thờ, bỗng cha lại có bài sai về làm cha Chính đại diện ở nhà thờ Chính tòa GX Thánh Tâm. Nếu không, GX Châu Sơn sẽ không có được một ngôi nhà thờ hoành tráng theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Khắc Hy…

Nhớ lại thời đó…

Mỗi sáng, tiếng loa của ông Trần Công vang vọng khắp bầu trời GX: “Allo, allo!! Đã đến giờ làm việc, xin những nhóm tình nguyện xây cất hãy mau chân đến hiện trường để bắt tay vào công việc xây dựng nhà thờ…”. Những nhóm người tình nguyện này đều là người con dân GX Châu Sơn.

Cha Tâm cũng xoăn xoái chạy đi chạy lại…để xem một cách tổng quát nơi nào thiếu xi măng, vật liệu sắt thép, để việc xây cất được điều hợp một cách đồng bộ…

Gần hai năm trời…Ngày khởi công 26.10.1969 – 25.04.1971 thì khánh thành.

Chỉ một năm sau, cha đã bắt tay vào việc xây dựng trường Trung học Tiến Đức…Chính cha là người đã khai sinh ra trường Trung học Tiến Đức.

Năm 1970, Cha cho các giáo viên lão thành nghĩ hưu và đào tạo lớp giáo viên trẻ kế nhiệm bổ sung…Phòng trào Công giáo tiến hành phát triển đồng bộ và rất mạnh như: Hùng Tâm Dũng Chí, Con cái Đức Mẹ, Thanh Sinh Công, Phong trào Legio…

Con người cha tính cương nghị. Nhớ có lần anh bạn tôi HTH và VĐT hái trộm mấy trái xoài trước cổng nhà cha, bị bắt được, cha bèn bắt nằm giữa sân nhà xứ và đánh mấy roi cảnh cáo. Có lẽ, cha đánh cũng chẳng đau đâu, nhưng đủ biết tính cha kỷ cương công tư phân minh.

Thời gian êm đềm trôi đi trong tình thân gắn bó giữa cha con rất đỗi thân thương…

Và, đã có một người cha, vun trồng cho cây đời Châu Sơn như thế đấy!!!

Xin được trích đăng mấy vần thơ của tác giả Di Tính Đắc trong Sử thi, Châu Sơn Đất nở hoa nhân sinh:

Sáu năm khó nhọc công lao

Mồ hôi máu chảy phù sa đất này

Làm cho mảnh đất sinh sôi

Cây đời chưa kịp đâm chồi tán xanh

Mà sao đã phải ngỡ ngàng

Cha con sao nỡ đoạn đành biệt ly

Ra đi không nói lời chi (14.03.1975)

Để cho giáo xứ bùi ngùi nhớ thương

Một đời sống hết nghĩa tình

Để nên tấm bánh không ngừng lễ dâng

Chân thành xin thắp nén hương

Ghi lòng tạc dạ công ơn của ngài

Con chiên vẫn mãi ngậm ngùi

Cha về thiên quốc độ trì đoàn con      

Xin mời xem tiếp Phần II kỳ tới Có một người cha, đã viết Thiên

đã viết nên Thiên Bi Hùng Ca Tráng Lệ!!!

NVK

Check Also

Niệm khúc cuối – cho người thầy: Trăm năm trồng người!!!

Chỉ mới hơn một tuần nay, Ban TĐCS đã đến thăm thầy Trần Duy Duyệt. …