Đúc kết: Những Hồi đáp sau bài viết: Đám cưới ơi! Báo động đỏ!!! Thừa mâm thiếu khách!!

BBT rất mừng khi rất nhiều bạn đã quan tâm đến vấn đề này. Dường như các GX bạn đều xảy ra vấn nạn trên, nên được nhiều người trăn trở và đóng góp rất nhiều ý kiến. Chỉ trong một ngày mà số views lên đến hơn 500 người xem. Sau đây là một số comments, BBT xin được tổng hợp lại để biết phản ánh của bạn đọc về vấn đề này.

Dong Tran

Bạn thì ít, bè thì nhiều,lại đua nhau bữa tối mở rộng, ôi phiền phức quá!

Vankinh Nguyen

Đúng đấy anh!!! Lúc này tiệc tối mở rộng phình ra, và bữa tối lập dịch cũng nâng cấp hảo vị không thua kém tiệc chính!!! Làm cho khách mời đi mừng phải nâng tiền lên!!

 Huong Thi Le

Quê mình vẫn chưa áp dụng được phương pháp gửi thư/gọi điện trả lời đi hay không đi để chủ hôn đặt bàn không thừa không thiếu ạ? Các nước ai trả lời không đi, hoặc không trả lời thì đến ngày tiệc nếu có xuất hiện cũng không có bàn ngồi vì bàn được đánh tên từng người hết rồi . Làm như thế tiện cho khâu tổ chức được chu đáo và tránh lãng phí.

BBT: rất cám ơn bạn Huong Thi Le đã đưa ra giải pháp gửi thư/gọi điện trả lời đi hay không đi để chủ hôn đặt bàn không thừa không thiếu ạ? Xin được trả lời bạn là, văn hóa đó chưa quen với người Châu Sơn ta nha bạn.

Minh Nguyet Tran

Trung Hoà giờ giảm nhiều anh, tiệc nào lớn cũng chừng 60 mâm, trung bình 50 mâm, ăn chiều 10-15 mâm có nhà không làm vì sợ phiền bà con đi mừng thêm. Cha xứ cũng khuyên bà con giảm bớt gánh nặng cho khách mời anh ạ .

Vankinh Nguyen

OK! Trung Hòa ở xa TP, rứa mà coi bộ văn minh tân tiến hơn Châu Sơn rồi đó nha!!! Có lẽ, việc này phải nhờ cha xứ nhắc nhở mới có hiệu quả đến với người giáo dân…

BAN BIÊN TẬP: Qua phản ánh của bạn, mới thấy được Trung Hòa không còn vấn nạn mâm thừa thiếu khách, thật đáng để học hỏi…

Năng Vũ

Hai giáo xứ như Kim Châu và Kim Hoà cha xứ nhắc nhở và bà con đồng thuận không ăn bữa tối hôm trước, chỉ khách họ hàng ở xa về hoặc ruột thịt thân cận mấy người, cỡ chừng 4 – 5 mâm đổ lại.

BAN BIÊN TẬP: thực hiện được điều này, quả là rất tốt.

Ngôn Ngữ  Bao giờ có ” Văn hoá hồi đáp ” thì kg còn cảnh này nữa…

Vankinh Nguyen Nhưng liệu ai dám đi đầu “văn hóa hồi đáp” đây??! Lỡ chủ hôn hỏi: Tại sao bạn không đi đám tiệc nhà mình?? Chẳng lẽ lại trả lời: hoàn cảnh khó khăn, thì mất mặt quá!! hay vì bạn mời tôi ko có căn cớ, thì cũng phụ lòng chủ hôn vậy!!!

Vankinh Nguyen Bao giờ cho Châu Sơn được như thế nhỉ!!??? Bao giờ đến bao giờ…??

Ngôn Ngữ Đi cũng báo kg đi cũng báo ( thiệp mời nên P/S xin hồi đáp qua số phone : xxxxx

Vankinh Nguyen Đi cũng báo thì chủ hôn cứ phải trả lời dài dài … cả mấy tuần ấy chứ!!

Ngôn Ngữ kg cần trả lời, chỉ nhận tin thôi , nên dùng sđt ACE trong nhà

BAN BIÊN TẬP: Cám ơn bạn Ngôn Ngữ đã đưa ra ý kiến “văn hóa hồi đáp” rất hay như dân thành phố. Ngặt nỗi dân mình chưa quen văn hóa đó. Sau nữa là lộ bài: lạy ông tôi ở bụi này… Thôi thì không đi thì đánh cú lơ là xong!!

Năng Vũ việc này mấy người lớn tuổi cùng với quý chức đề nghị với cha xứ có tiếng nói. Như ở giáo xứ kia, đôi bạn dắt nhau vô nhà xứ gặp cha xin thủ tục hôn phối, cha xứ hỏi: tổ chức ăn tối bao nhiêu mâm? Vài ba mâm thôi nhé! Làm nhiều mâm là khỏi làm lễ cưới luôn.

BAN BIÊN TẬP: cám ơn bạn đã có nhiều góp ý rất hay. Chỉ có cha xứ mới chuyện trị được việc này. Nhưng rồi sẽ có ý kiến phản hồi: cha xứ ko có quyền xía vào việc đám tiệc của con dân mang tính xã hội…

Hong Le Thi Thuy

Cám ơn anh đã đưa vào đề tài mà mọi người ai cũng cần cân nhắc kĩ trước khi viết thiệp mời !! Mỗi người 1 hoàn cảnh riêng , cho nên chúng ta tổ chức đúng ý nghĩa của đại gia đình mình !!

Ngôn Ngữ Đây là sống theo kiểu : ” Dại bầy hơn khôn độc “

BAN BIÊN TẬP: Đúng vậy!! Người dân ta đang sống theo tập quán “bầy đàn” chưa thoát ra khỏi vòng “kim cô tập quán”

Vankinh Nguyen Đây là diễn đàn phát biểu ý kiến cho mọi người tham khảo và đưa ra những lựa chon… để rồi người Châu Sơn tự đúc kết cho mình… Xin cám ơn các bạn đã góp ý để làm sáng tỏ vấn đề hơn.

Hương Thu lựa chọn đúc kết xong ,ngày lập dịch k mời ăn sáng, k mời ăn sáng ngày lễ cưới, k mời ăn tối ngày chính đám rồi lại bảo nào là KEO là KỸ. Ý họ là ăn từ sáng ngày giúp cho tới khi đám xong , chắc là rứa á

BAN BIÊN TẬP: Cám ơn bạn nhiều!! điều bạn đưa ra cũng là vấn nạn. Vì nếu ko ăn sáng sau lễ cưới, ko có bữa trưa trước lập dịch, và buổi chiều lập dịch thì chủ hôn mang tiếng là keo kiệt và ki bo!!! Khổ là như thế đấy!!

Năng Vũ nhiều nhà phải đi vay nợ để đãi bữa tối trước ngày cưới.

Vankinh Nguyen Có đấy! Rất nhiều chủ hôn gặp khốn đốn khi lo cửa nhà cho con cái. Cay đắng thay!!! Chỉ vì sĩ diện mà đành ngậm bò hòn làm ngọt vậy…

BAN BIÊN TẬP: XIN ĐƯỢC ĐÚC KẾT.

Xin chân thành cám ơn các bạn đã góp ý rất hay như “văn hóa hồi đáp”. Nhờ cha xứ kêu gọi nhắc nhở…. Góp ý thì dễ, nhưng vào thực tế thì khó vô cùng…

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời là thế đó!

Lúc này, rất cần sự ý thức của tự bản thân mỗi chủ hôn nữa mà thôi.

Có ý kiến cho rằng:

– GX Châu Sơn chúng ta, một đám cưới nên hạn chế ở tầm mức 45 đến 50 mâm bàn là vừa. Con cháu xuống hàng F3, F4 thì tinh giản được rồi không ai chê trách cả đâu. Họ hàng ngang thì chỉ mời con trưởng cũng là tốt thôi. Bạn bè nhiều tầng lớp xã hội, cần tinh giản bớt, chỉ mời những người thân quen hay đi lại…

– Ăn sáng sau lễ cưới cũng nên gọn nhẹ, chừng vài ba mâm. Đừng rườm ra kéo bè cánh cả chục mâm lãng phí!!

– Nên bỏ buổi trưa trước buổi chiều lập dịch. Bỏ mổ heo tiết canh lòng lợn đi cho nhẹ gánh.

– Việc lập dịch cũng nên nhỏ gọn lại, chỉ con cháu nội tộc… và khách ở xa về. Lập dịch cũng chỉ nên 5 đến 10 mâm cho gọn nhẹ…

Người ta tính sự lãng phí của râu ria quanh đám tiệc phải có đến trên hàng chục triệu, một con số lãng phí đáng kể.

Còn một điều quan trọng cần lưu ý: Viết thiếp mời đông khách mời thì rất dễ, nhưng liệu đến khi về già, hoàn cảnh khó khăn, mình có đi đám trả lại cho người ta không, đó là điều nên trù liệu???

Châu Sơn choa

Check Also

Nắng! Nóng! Cực Nắng!!! Lạy trời mưa xuống…

Những ngày gần đây, trời Ban Mê nói chung, và Châu Sơn nói riêng đang …