50 năm NGƯỜI CHÂU SƠN – PHẦN II

50 năm

NGƯỜI CHÂU SƠN

1956 -2006

PHẦN II 

         Đó là thời gian đầu, tính chất, tập quán, suy nghĩ và văn hoá của mỗi GH đều có tính chất cá biệt và khác nhau.

        Ngày nay- sau năm mươi năm chung sống, dần dà theo thời gian, cả bốn GH sống gắn bó và hoà quyện với nhau thành một khối với nếp sống: tập tục, văn hoá, kinh tế khá tương đồng nhau.

        Quá trình cho sự hội nhập và hoà quyện của 4 giáo họ thành một khối thống nhất – con người Châu Sơn, là do tác động của những cuộc nhân duyên, những sinh hoạt cộng đồng GX và xã hội: Văn hoá Nước mới, Lễ hội, Tết, Đám cưới, Tang chế và những sinh hoạt khác…

  • NHÂN DUYÊN: sự kết hợp mối lương duyên của các đôi trai gái, đan kết chồng chéo giữa các GH, tạo nên những hệ tộc mới: cha mẹ, anh em, bà con, thông gia thành một thể gắn bó mật thiết, mà “rút dây là động rừng”.

  • VĂN HOÁ NƯỚC MỚI: Tập quán lâu đời của người Nghệ Tĩnh. Đó là sự nối kết và hoà nhập tình làng nghĩa xóm với nhau. A1

  • Nơi đây mọi thời sự: xa, gần, trong, ngoài nước, trên trời, dưới đất, đầu làng cuối xóm…đều được đưa ra bàn tán, bình luận, hài tếu, châm chọc dưới con mắt của các Tráng niên, và các Lảo Nông tri điền. Đôi khi là cóc ngồi đáy giếng. Nhưng dù sao văn hoá nước mới cũng đem lại sự đoàn kết thân ái và mật thiết với nhau. Văn hoá nước mới cũng trở thành rào cản cho những hành động cá nhân liều lĩnh và quá trớn.

  • A2

  • Bên cạnh những tích cực, văn hoá nước mới cũng có lắm điều tiêu cực: ngồi lê nói mách, xuyên tạc, đặt điều, “ngồi dai khoai nát” dẫn đến những cuộc cờ bạc, nhậu nhẹt thâu đêm gây hậu quả: cải vả, đánh nhau, bất hoà.

  • A3

  • LỄ HỘI: Thánh Đường GX là nơi diễn ra nhiều lễ hội Tôn giáo: Chầu lượt , Giáng Sinh, Phục Sinh, Quan Thầy GX, Rước sách…Tạo nên bầu khí tưng bừng cờ hoa, nến đèn lung linh đầy uy linh và trang trọng của các lễ nghi tôn giáo.

  • lê hội

  • Nơi dây tạo nên một nhân cách Đạo Đức của cộng đồng GX, được thể hiện dưới một niềm tin vào ĐỨC KITÔ, lan toả một niềm hiệp thông ấm áp tình Chúa, tình người.

  • lê hội 2

  • TẾT: lễ hội dân gian – một tập tục cổ truyền. Một ngày giao hoà, tay bắt mặt mừng, chúc tết, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, anh em, bà con lối xóm…

    • tết 1

    Thể hiện Đạo lý và lòng tôn kính của kẻ dưới với bậc trên với những lời chúc tốt đẹp nhất và những phong bì lì xì cầu chú một năm mới : Hạnh phúc, Tài lộc, An khang, Thịnh vượng…

  • ĐÁM HỎI: Còn gọi là Lể Dạm ngõ – Tấp ngõ – hay ăn Cơm ngon. Ngày xưa đây là tục lễ hỏi được tổ chức ở bên Đàng Gái, nhằm ra mắt những người thân tộc giữa Họ Trai và Họ Gái – 4,5 mân tiệc.

  • B3B1
  • Ngày nay, tuỳ hoàn cảnh, không nhất thiết phải có. Giản dị thì một giỏ trầu cau đi nộp tài.

  • ĐÁM CƯỚI: Tập tục lễ hội dân gian -một sự vay trả nghĩa tình. Đám cưới ở GX Châu Sơn, có trung bình số khách mời từ 400 – 500 người. Có giàn nhạc sống – đã có thời bị cấm.

  • B7B4B5
  • Ngày xưa, mọi công việc: Dựng rạp, bàn ghế, chén bát, nấu nướng đều do bà con lối xóm giúp đáp. Rất vui và nghĩa tình nhưng khá cồng kềnh và phiền phức cho cả hai bên – Chủ, Khách.

  • B6
  • Ngày nay, mọi công việc này đều do dịch vụ tư nhân đảm nhiệm, nên việc tổ chức Đám cưới khá gọn nhẹ, không còn người giúp đáp ăn uống rềnh rang như xưa. Tiền mừng cho đôi Tân Hôn hiện nay (2005) từ 40- 50 ngàn đồng. Tổng chi cho một Đám Cưới: Đàng Trai từ  20 – 30 triệu, Đàng Gái từ 15- 25 triệu.

Chương trình Tiệc cưới:

         Thành Hôn – bên đàng Trai lắm tiết mục hơn lễ Vu Quy đang Gái, thường có thời lượng từ 30 phút – trước đây gần cả giờ đồng hồ. Phần tặng quà luôn là trung tâm điểm của lễ Thành Hôn. Đó cũng là lúc hai họ phô trương thanh thế: Gia tộc, vàng bạc của cải, ruộng đất, và những quà cáp cho đôi Tân Hôn.

B2

Đây cũng là dịp cho thanh niên nam nữ phô trương sắc màu áo quần và khoe giọng hát lời ca trong tưng bừng đàn trống. Nhưng lại làm đinh tai nhức óc cho các  vị niên lão. Biết răng chừ, thôi thì chịu khó một chút cho cháu con vui vậy. Đời người chỉ có một lần.

  • Thời trang của Thanh niên Châu Sơn khá tươm tất và lịch sự, ít có màu sắc diêm dúa và lố bịch. Thời trang của Thanh niên GX Châu Sơn chưa bao giờ đứng đầu các mốt thời thượng trong Giáo Phận.

  • Ca Nhạc: người Châu Sơn vốn không chuộng hát Karaokê, nên Thanh niên Châu Sơn ít phát huy được năng khiêu ca nhạc so với các GX khác. Ít có các giọng ca hay. Về đàn trống – giàn nhạc- cũng rất hạn chế, vì ít đam mê và học hỏi.

  • Khuyết Điểm Đám Cưới: Thời giờ cao su – cả Chủ lẩn Khách đều không tôn trọng thời giờ đã quy định. Phần tặng quà nặng phần trình diễn rềnh rang. Chương trình đón Dâu cho đến khi khai tiệc từ 30 – 45 phút là quá dài để tra tấn khách mời. Với thời đại mới, chương trình chỉ nên gọn nhẹ 15 phút. Ngày nay, đã có khá nhiều khách mời noi theo tập tục tiệc cưới ở Đô Thị: Chưa khai tiệc đã dùng thức ăn uống một cách tự tiện. Chúng ta là GX miền quê toàn tòng, có phong tục tập quán riêng – làm Dấu khai tiệc, và khách lạ phải tôn trọng – nhập gia tuỳ tục,  cớ sao chúng ta lại a tòng phá vỡ một tập tục tốt đẹp riêng GX.

  • Văn Hoá Ẩm Thực: xét về thực – ăn, chắng có điều gì đáng đề cập. Nhưng về văn hoá Ẩm – bia rượu, có lẽ chúng ta nên xét lại. Người Châu Sơn chúng ta – Thanh niên và Tráng niên, khi dùng thức uống thường thái quá, vộ độ, thiếu ý thức tự chủ và thiếu tế nhị với chủ hôn, gây áp lục khó xử cho gia đình chủ hôn bởi kinh tế thì đã kê tính cả rồi. Cung cách uống bia rượu như thế chỉ thich hợp cho một bữa nhậu ở nơi khác hơn là bữa tiệc cưới. Cách hô hoán đồng loạt các bàn: Một hai ba dô! Không thích hợp với tiệc cưới, vì đó là niềm vui chung của hai họ và quý khách, nên không thể mượn chén bia để vui riêng cho bàn mình. Người ngoài đánh giá chúng ta hành xử thiếu văn hoá. Những việc hành xử này chỉ thích hợp cho những tiệc vui cá nhân: Mừng thọ, Tân gia…

  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÓN DÂU – LỄ THÀNH HÔN:  

  1. Chào mừng họ gái- đón tiếp và toạ đàm trà thuốc.

  2. Nghi thức tôn giáo và lễ gia tiên.

  3. Cơi trầu của ông bà chủ hôn và cô dâu chú rể ra chào quý khách và hai họ.

  4. Phát biểu của họ trai.

  5. Phát biểu của họ gái.

  6. Tặng quà cho đôi tân hôn.

  7. Lời khai tiệc và nghi thức tôn giáo khai tiệc.

  8. Văn nghệ giúp vui.

  9. Đáp từ của họ gái.

  10. Lời cảm ơn của họ Trái và cơi trầu tiễn khách.

  • TANG CHẾ :thể hiện nghĩa cử cao đẹp – nghĩa tử nghĩa tận. Ngay nay, các phần mộ – Kim Tĩnh, được HĐGX qui hoạch lớp lang và xây dựng sẵn, mỗi phần mộ 600 ngàn đồng.

  • Xe tang
  • Phần tổ chức tang chế rất gọn nhẹ: xe tang của GX sử dụng chung cho 4 GH – Xe Tang hơi quá gọn nhỏ, và trang trí quá sơ sài chưa xứng tầm với một Xe Tang của GX- Cờ, trống, chiêng, đòng của họ nào nấy lo. Các dịch vụ dựng rạp, bàn ghế, kể cả nấu nướng đều do dịch vụ tư nhân đảm trách.

  • ĐT01

          Người chết Quàn trong nhà thường  là 24 giờ là di quan.

      – Phần nghi thức tẩm liệm,nhập quan, di quan đến Thánh Đường và Nghĩa Trang do các GH đảm trách.

      – Thăm viếng, Phúng điếu, Cầu kinh là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình thân thương giữa người sống và “người chết nối linh thiêng vào đời” của các đoàn thể, hội đoàn, bạn bè, bà con họ hàng thân thích và lối xóm rất đáng trân trọng, Tập tục xin lễ cầu hồn và đọc kinh: tuần 3, 7, 50 ngày, 100 ngày, một năm – giỗ trộm, hai năm giỗ Đại tường vẫn còn duy trì ở GX Châu Sơn.

ĐT02ĐT03

  Tiền Phúng điếu thông thường từ 10 – 20 ngàn đồng. Chi phí cho một đám tang từ 10 – 20 triệu. Tiền phúng điếu từ 5 – 15 triệu.

  • KHUYẾT ĐIỂM: Sau chôn cất, tống táng về thường tổ chức ăn uống rênh rang từ 15 –20 mâm cỗ gây tốn kém cho Tang chủ. Nhờ LM Võ Quốc Ngữ chúng ta đã khắc phục được một thời gian dài. Mỗi lần đọc kinh tuần 3, 7…các chi phí : trà, thuốc, kẹo bánh, hạt dưa …cũng tới nửa triệu đồng. Tang Chủ chắc chẳng nở cắt giảm. Chúng ta nên tự hiểu và thông cảm để tinh giản và khỏi làm khó dễ nhau, vì nay anh mai tôi.

  • ĐT0
  • Khi viết tư liệu này vào năm 2004- 2005 thì vẫn còn tồn tại những vấn đề trên. Bắt đầu từ 8/05 LMQX và HĐGX đã ra quyết định chung: Cấm ăn uống rênh ranh trong tang chế. Đọc kinh người chết không còn kẹo bánh…Hiện nay đang được mọi gia đình tuân thủ.

  • ĐT04

***

  • CẤU TRÚC ĐOÀN THỂ VÀ HỘI ĐOÀN

  • CHỦ QUẢN GX: Linh Mục được Bài Sai bởi Giám Mục chủ chăn ở Toà Giám Mục GP sắc chỉ. Linh mục chánh xứ là người đứng đầu GX, là máng thông ơn, là Mục Tử chăn dắt đoàn chiên, giảng dạy, giáo huấn giáo lý và các văn kiện Mục vụ Giáo Hội cho Giáo Dân.

  • NG DANG KHOA 0NG TRI THUC 22TRINH CHINH TRUC3DO TRUC DUONG4LE HUNG TAM 5NG QUANG DIEU 6NG THANH TAM7VO QUOC NGU8VU DUC HAU 9vu thanh lich10
  • Người có quyền tối cao và chi phối HĐGX và các đoàn thể, hội đoàn, ban ngành trong GX.

  • HỘI ĐỒNG GX: Tổ chức cao nhất trong GX – sau LMQX, điều hành các sinh hoạt của hội đoàn và ban ngành, do các hội đoàn đề cử và các chủ hộ giáo dân bầu phiếu hai vòng trực tiếp.

        – Hội Đồng GX gồm 7 nhân sự: Một Chủ tịch, hai phó Chủ Tịch- một kế hoạch, một phụ trách đoàn thể – một ủy viên phụng vụ, một thư ký, một thủ quỷ.

HĐGX

       – Ban bệ là thế nhưng qua các thời đại, HĐGX chỉ mới hoạt động như những cộng tác viên đắc lực cho LMQX, chưa phát huy được quyền tự chủ và phát kiến trong việc xây dựng và điều hành GX. Phải chăng quy chế HĐGX chỉ cho phép quyền hạn đến thế? Thực ra LMQX luôn là vị khách tối cao của GX, các Ngài chỉ tồn tại trong một vài nhiệm kỳ, còn HĐGX mới trường tồn cho một GX. HĐGX cần phải hoạch định một quy hoạch tổng thể phát triển lâu dài cho GX, và các LMQX kế tục phải dựa vào cái khung chung để xây dựng và kiến thiết cho phù hợp với hoàn cảnh của GX. Có lẽ điều này cũng chẳng trái với quy chế HĐGX?

  • LINH MỤC PHÓ: là phó của Lm Chánh xứ, tuy nhiên lại khá khiếm tốn trong quyền hạn.

  • NG VAN BAN 1NG VAN NGHIA2DINH CONG TIEN3HO QUANG LAM 4
  • Các Lm Phó không được tham gia và chi phối vào quyền điều hành của HĐGX. Các Lm Phó là những trợ thủ đắc lực cho LMQX trong mục vụ và giáo huấn cho các hội đoàn và các GH. Thăm viếng kẻ liệt.

  • CÁC TU SĨ NAM NỮ:

  • NG VAN HOA 1HOANG THANH LIEM 2TR NGOC PHUONG3TR DINH NAM 4
  • Những thừa tác viên kề cận tiếp tay cho LMQX trong các việc: cho giáo dân rước lễ, giảng dạy giáo lý cho các Cấp, Đoàn. Các Tu sĩ Nữ phụ trách giáo dục mần non, giáo lý tân tòng…Trang trí  bàn thờ.

  • THỪA TÁC VIÊN: 

  • Những giáo dân được sự đề cử của LMQX và được ĐGM Giáo phận ký quyết định bổ nhiệm, để phụ giúp LMQX trong việc cho rước lễ: kẻ liệt, già  lão…và Thánh Lễ, cùng một số nghi thức phụng vụ Thánh Lễ.

  • LỄ SINH: những người phụ giúp và cùng LM dâng Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ lễ hội.

  • LS1LS2LS3
  • Ngày nay, Hội Lễ sinh đã quy tụ được tất cả các Lễ sinh đã từng phục vụ trong nhiều thời kỳ qua.

  • GIÁO HỌ:  Họ hiếu là tiền thân của các GH. Mục đích là để tống táng kẻ chết và tương trợ tang gia. Ngày nay, GH được nâng lên hàng cơ cấu quan trọng trong GX, bởi những hiệu quả của các GH đem lại, làm mờ nhạt vai trò của các giáo khu. Ưu thế của GH là sự gần gũi, sự gắn bó mật thiết với các giáo dân trong GH của mình, nên mọi phổ biến về các sinh hoạt: công tác, đóng góp…rất hiệu quả. GX Châu Sơn có 4 GH.

  • GIÁO KHU: GX Châu Sơn chia làm 5 giáo khu. Giáo khu là một hệ thống – hữu danh vô thực – chỉ có danh mà không có việc làm, chỉ có một số đoàn thể: Thanh niên, Thanh Tráng niên, dựa vào GK để chia nhóm, hoặc toán…

  • ĐOÀN THỂ

Các đoàn thể là xương sống cho hệ thống tổ chức hàng dọc của GX, gồm các Đoàn: Thiếu Nhi,Trưởng Don Bosco,Thanh niên, Thanh tráng niên, Tráng niên, Phụ nữ, Phụ huynh.

  • ĐOÀN THIẾU NHI: tiền thân là Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí, là một Đoàn thể nền tảng.

  • thiếu nhi 1

  • Giáo hội thông qua Giáo Xứ ươm mầm non cây xanh trên nền tảng Giao Lý căn bản: Đạo lý, luân lý, Giáo luật, nhân bản…Để trở thành những người công dân tốt Đạo đẹp Đời. Đoàn thể này bắt đầu từ tuổi 4 – 16 do các anh chỉ cộng đoàn trưởng phụ trách giảng dạy Giáo lý từ sơ cấp cho đến cấp 9.

  • thiếu nhi 2

  • Đây là một đoàn thể có sinh hoạt: quy củ, vững mạnh, liên tục và lâu đời nhất, dù phải trải qua bao biến cố thời đại.

  • thiếu nhi 3

  • Mùa Giáo lý bắt đầu từ tháng 6. Quan thầy của Đoàn Thiếu Nhi là Hài Đồng GiêSu.

  • CỘNG ĐOÀN TRƯỞNG: Những huynh trưởng được đào tạo rất căn bản bởi LMQX, các Soeur và ban huấn giáo.

  • HTDCTRUONG HTDC
  • Nhằm đào tạo nên một đội ngũ huynh trưởng căn bản Đạo Đức và trưởng thành, để phụ trách giảng dạy và sinh hoạt cho đoàn Thiếu Nhi. Đoàn này đã được hình thành rất sớm từ thập niên 1960 là một trong những đoàn sinh hoạt sôi nổi nhất của Giáo Phận BMT thời đó. Ngày nay, các thế hệ huynh trưởng sau đã tiếp bước được truyền thống của các lớp đàn anh chị đi trước. Quan thầy của Cộng Đoàn Trưởng là Thánh Bosco.

  • ĐOÀN THANH NIÊN:  Một đoàn trôi nổi nhất trong thời kỳ chiến cuộc và hậu chiến. Trước 1975, Đoàn không có người, vì đến tuổi nghĩa vụ quân sự, hoặc đang là sinh viên, học sinh. Đến thời hậu chiến (1975- 1985) Đoàn lại không có người, vì các thanh niên đều phải đi nông trường, làm hợp tác khó có điều kiện quy tụ sinh hoạt Đoàn.

  • thanh niên

  • Đoàn Thanh Niên do các giáo lý viên phụ trách sinh hoạt và giảng dạy về giáo lý: Nhân bản và Hôn nhân…Mỗi năm học giáo lý 6 tháng mùa khô từ tháng 5 đến tháng 11.

  • thnh niên2

  • Học tại nhà sinh hoạt GX. Quan thầy của Đoàn Thanh niên là Các Thánh Tử Đạo VN.

  • ĐOÀN THANH TRÁNG NIÊN: Thanh niên Nam tuổi từ 26, Nữ từ 24, trở lên được nhập vào đoàn Thanh Tráng Niên.

  • thanh trang niên

  • Học giáo lý vò 6 tháng mùa khô từ tháng 5 – tháng 11. Đoàn chia làm 5 nhóm, phụ trách công tác duy tu Nghĩa trang. thanh tráng niên 3

  • Mỗi tháng học giáo lý và sinh hoạt 2 lần, tại các nhóm. Quan thầy của Đoàn Thanh Tráng niên là Máctinô foret.

  • thanh trang niên2

  • ĐOÀN TRÁNG NIÊN: Nếu đoàn Thiếu Nhi quy củ, Đoàn Thanh Niên trôi nổi thì Đoàn Tráng Niên lại rất kiên vững, dù biến trải qua bao thời cuộc, Đoàn vẫn ổn định trong tính chất tự tại của một người gia trưởng.

  • trang niên1

  • Có lẽ tuổi tác và sự từng trải cũng giúp cho Đoàn kiên vững trước mọi thời cuộc. Mặc dầu Đoàn không học giáo lý thường niên như các Đoàn khác, tuy nhiên những cuộc thảo luận, thuyết trình về các đề tài giáo lý: Nhân bản, Luân lý, Đời sống Hôn nhân, Đạo đức xã hội và Giáo Hội rất sôi nổi và nhiều bài có chất lượng cao, đến nỗi GS Trần Duy Nhiên đã phát biểu trên báo CG và DT :

  • trang niên2

  • Tráng niên Châu Sơn có tầm nhìn ra thế giới. Thực chất ĐTN tập hợp nhiều thành phần: Nông dân, Sinh viên, Sỹ quan…của nhiều thế hệ”. Đoàn gồm 19 Toán. Sinh hoạt và đọc kinh vào mỗi tối thứ bảy.

  • trang niên3

  • Đoàn phụ trách xây dựng và tôn tạo Núi Chúa KITÔ VUA. Quan thầy của Đoàn là CHÚA KITÔ VUA.

  • ĐOÀN PHỤ NỮ: Giống như một dòng chẩy hiền hoà và êm đềm qua các thế sự thăng trầm. Đoàn gồm các chị đã lập gia đình và các cụ bà.

  • phụ nữ

  • Đoàn có một vị thế rất đặc biệt trong GX, được các Đấng có thẩm quyền trong GX nể vì, và trọng vọng, phải chăng vì họ là phái đẹp hay vì họ luôn nắm giữ hầu bao của gia đình để quyết định tối hậu trong các việc xây dựng và kiến thiết GX? phụ nữ 2

  • Đoàn chia thành 32 toán, các Toán sinh hoạt và đọc kinh vào mỗi trưa Chúa Nhật. Ngoài ra, mỗi Chúa Nhật đầu tháng có làm việc đền tạ và LMQX ban huấn từ.

  • phụ nữ3

  • Đoàn phụ trách làm sạch đẹp hoa viên Đức Mẹ. Quan thầy của Đoàn Phụ Nữ là Thánh nữ  Monica.

  • ĐOÀN PHỤ HUYNH: Đang rơi vào cảnh bến đò chiều Đông. Cảm giác ảm đạm và cô tịch đã làm cho nhiều Tráng Niên có độ tuổi từ 55 – 60 phải cố nấn ná mãi ở Đoàn Tráng Niên mà ngại lên bến đò ấy. Tuổi tác và lòng cam chịu số phận làm cho Đoàn như một bến đợi chỉ chờ ngày nhận passport ra đi.  phụ huynh1

  • Vốn đã “eo sèo”, mỗi năm Đoàn phải chịu những tổn thất nhân sự mà không ai cưỡng nỗi. Có lẽ, đã đến lúc Đoàn Phụ Huynh cần phải trẻ hoá hàng ngũ từ tuổi 50 trở lên phải vào Đoàn để tạo sinh khí cho Đoàn thêm sinh động.

  • phụ huynh2

  • Và đôi khi những cuộc vui thù tạc kiểu Tráng Niên lại là liều thuốc linh nghiệm làm hồi sinh cho Đoàn? Cần phải có những sinh hoạt riêng: Tập thể thao dưỡng sinh, cờ tướng, đọc sách báo, trà đàm…rất thích hợp với những người cao niên. Các toán sinh hoạt và đọc kinh mỗi trưa Chúa Nhật. Chúa Nhật đầu tháng có làm việc đền tạ.

  • phu huynh 3

  • Đoàn phụ trách công tác làm sạch đẹp tiểu hoa viên Thánh GIUSE. Quan thầy của Đoàn phụ huynh là Thánh GIUSE thợ.

  • BAN NGÀNH

        Là hệ thống tổ chức hàng ngang của GX, đảm nhiệm các công việc kỷ thuật và mỹ thuật nhằm phục vụ cho Thánh Lễ và các nghi thức lễ hội cho thêm phần long trọng và trọn vẹn. Gồm các ban :Aâm thanh và ánh sáng, Trang trí và hội hoạ, Thánh nhạc, Hoa viên, khuyến học…

  • BAN ÂM THANH VÀ ÁNH SÁNG: là những người có tâm huyết với công việc GX. Công việc của họ rất âm thầm và nhẫn nại, nhưng lại rất cần thiết cho phụng vụ lễ hội thêm phần long trọng và hiệu quả .

  • âm thanh
  • TRANG TRÍ VÀ HỘI HOẠ: gồm một ít nghệ nhân có hoa tay chuyên lo trang trí: phông, hình, chữ ,hoạ tiết cho Cung Thánh trong các dịp lễ hội. Ngày xưa, Cung Thánh chưa được thiết kế cố định, nên việc trang trí làm đẹp cho Cung Thánh là một nhu cầu cần thiết. Công việc của họ cũng lặng lẽ như chiếc lá rơi đổi mùa.

  • THÁNH NHẠC: dệt cung đàn hoà tiếng ca trong phụng vụ Thánh Ca. Thường được sử dụng đàn phong cầm: acmoniâum, organ…Thập niên 80, 90 đã sử dụng dàn nhạc jazz : đàn guitar điện, trống… khá sinh động. Ngày nay chỉ còn giữ lại đàn organ điện tử. Thánh Nhạc GX Châu Sơn khó sánh ngang tầm với các GX khác.

  • HỘI ĐOÀN

Gồm các ca đoàn: Thiếu nhi, Cêcilia, Thánh Tâm, Anna, Teresa và hội Tin mừng, hội khuyến học, Giáo Lý tân tòng.

  • CA ĐOÀN THIẾU NHI: phục vụ cho Thánh lễ Đoàn và các mùa phụng vụ quanh năm. Luôn giữ được tư chất của bậc Thiếu Nhi: mộc mạc, chân chất và ngây thơ.

  • CA ĐOÀN ANNA: thành hình từ yêu cầu lễ hội của Đoàn phụ nữ. Ca đoàn quy tụ những cựu ca viên của các ca đoàn GX trước. Sở trường của ca đoàn là những giai điệu cao du dương thích hợp với lễ cưới.CD ANNA

  • Ca Đoàn có kỹ năng điêu luyện và diễn cảm. Phụ trách một Thánh lễ Chúa Nhật trong tháng và các thánh lễ sáng thứ tư hàng tuần. Ngoài ra còn phục vụ các lễ: Tang, cưới, theo yêu cầu của gia đình Giáo dân.

  • CA ĐOÀN THÁNH TÂM: Hình thành từ yêu cầu lễ hội của đoàn Tráng Niên. Ca Đoàn quy tụ các cựu ca viên của các ca Đoàn GX. Sở trường của ca đoàn là các bài thánh ca trầm hùng và lễ tang.

  • CD Thanh tam

  • Phụ trách một Thánh lễ Chúa Nhật trong tháng và các Thánhù lễ sáng thứ sáu mỗi tuần. Ngoài ra còn phục vụ Thánh lễ: Tang, Cưới, theo yêu cầu của các gia đình Giáo dân.

  • CA ĐOÀN CÊCILIA: Ca Đoàn của GX. Phục vụ cho các ngày lễ hội quanh năm và các mùa phụng vụ. Ngày xưa GX đã từng có nhiều ca Đoàn: Hài Đồng, Truyền Tin, Thiện Chí, Anphongso…Trong thập niên 1980 là thời kỳ hoàng kim của ca Đoàn GX Châu Sơn về hát hợp xướng, cũng đã có tiếng vang trong GP BMT. Ngày nay không còn cao trào hát hợp xướng ở trong GX.

  • CECILIA

  • Chất giọng của các ca viên không được điêu luyện, vì ca viên chỉ ở ca Đoàn được vài ba năm là lo đến chuyện dựng vợ gã chồng, không có ca Đoàn nhỏ chuyển tiếp lên, nên ca Đoàn không thể tiếp bước theo các đàn anh, đàn chị thời hoàng kim.

  • CA ĐOÀN TERESATEREXA

  • HỘI KHUYẾN HỌC: Nhằm mục đích nâng đỡ và tương trợ các con em  nghèo và khó khăn, hiếu học. Trong thực tế, diện con em này lại không hiếu học và hay bỏ học ngang, làm cho hội mất phương hướng. Đã có năm, hội tập trung bồi dưỡng các lớp 9, 12 là những lớp lên cấp và thi tốt nghiệp. Nhưng rồi cũng gặp khó khăn về giáo viên và tài chính.KHUYẾN HỌC

  • Thực sự quỹ khuyến học chưa đủ tài chính để cấp học bổng mỗi năm cho 50 đến 100 con em học sinh giỏi hiếu học với khoản tiền 50 triệu trở lên. Cho nên hội chỉ làm công việc phát thưởng đại trà cuối niên học cho các em vài tập vở, mang tính chất lấy lệ hình thức. Hội cần phải đặt ra phương hướng hiệu quả và thực tiễn hơn.

  • HỘI TIN MỪNG: gồm những người có tâm huyết và tự nguyện trong các sinh hoạt: thăm và kinh nguyện cho kẻ chết,thăm hỏi và an ủi người khó nghèo, bệnh tật, neo đơn, giàlão…TIN MỪNG

  • Hội đoàn còn là cầu nối đắc lực cho việc truyền giáo các buôn dân tộc. Hội tin mừng sinh hoạt khá riêng biệt và độc lập với GX.

  • GIÁO LÝ TÂN TÒNG: một việc làm hết sức khẩn thiết, nhưng cũng gặp không ít khó khăn: ngôn ngữ bất đồng,tài liệu, thời gian, tài chính, các giáo lý viên biết tiếng dân tộc còn quá ít . Giáo lý tân tòng do LM phó và các soeur đảm trách giảng dạy.

        Sau những quá trình sinh hoạt của các GH, Đoàn thể, Hội đoàn, Ban ngành, tất cả như những nhánh sông nhỏ hoà nhập vào cộng đồng GX như một bể hồ chung. Từ đó, có thể đúc kết thành một con người Châu Sơn với những đặc trưng tiêu biểu.

Xin mời bạn đọc xem tiếp Phần III 50 năm Người Châu Sơn 

Nguyễn Vĩnh Căn

Check Also

HÌNH ẢNH: Diện mạo của một miền quê Cầu Khóng – dọc bờ đê lên GX Nghĩa Yên

Ai người quê Cầu Khóng, mươi lăm năm nay chưa về quê nhà, tưởng nên …