PHIẾM LOẠN CHUYỆN LỌA!!! HẬU SINH KHẢ ÚY!!!

PHIẾM LOẠN CHUYỆN LỌA!!!

Lần đầu tiên được đăng đàn, xin cho phép Chém Gió tui có vài “nhời” với bạn đọc: Trang web của Tiến Đức Châu Sơn về giao diện và nội dung bài viết đến nay, được xem là tạm ổn (chứ chẳng dám nói là hoàn chỉnh, sợ lại bị bắt bẻ như tác giả NVT thì khốn!). Xem ra trang Web nhà cũng khá xôm trò, có đủ trang mục cho các bạn đọc ra tay: so gươm múa kiếm, toạc mồm: lẻo mép khua môi múa mỏ…
Trang Thời sự cập nhật những bài “dầu sôi lửa bỏng” về: lễ lạt, hội hè…GX, chuyện đổi thay làng nước: Đường vành đai đã có Châu Sơn choa, Nhà Đa Năng đã có Nguyễn Văn Trọng…Các bậc tiền bối xí mê cả rồi, nên Chém Gió tui “hậu sinh khá ố” không dám chen chân vào.
Trang bạn đọc được xem là trang chính luận của web Tiến Đức đã có các ngài: cha Hồ Quang Lâm, Trần Văn Hiền, Nguyễn Cao Nguyên, Đoàn Hư Trúc…đem những vấn đề “vãi đị” xã hội và tôn giáo với những “lý lụn” đao to búa nhớn, sức đâu mà Chém Gió dám múa may quay cuồng với các bậc kung fu thượng thặng?!!
Còn các trang khác: Quỹ tấm lòng vàng thì chuyên biệt dành cho các đấng ân nhân “giàu nòng” từ bi hỷ xã ra tay cứu nhân độ thế, còn Chém Gió chỉ có “tấm nòng bùn”, đâu dám vào làm nhuốc nha, vấy bẩn những nghĩa cử cao đẹp của quý ân nhân.
Trang Tâm Tình Viễn Xứ thì dành cho những người hải ngoại xa xứ…Còn Chém Gió tui đi về mòn đường chết cỏ xứ Châu, còn cái nỗi gì mà tâm với tình nữa.
Trang Lều thơ, Quán Văn thì cao rao văn chương quá, tài đâu mà đũa mốc đòi chòi mâm son với các bậc: Đỗ Trọng, Sinh Vương, Ngô Đại Thành, Vĩnh Căn, Cu Tún, Trọng Thi….Thiện tai! Thiện tai! Nói chung là tài hèn sức mọn và, vô duyên bất tài như Chém Gió, thì tất cả các trang đều đóng sập cửa mất rồi. Xét ra, Chém Gió chỉ có khả năng ngồi lê đôi mách, tán chuyện bà tám “ba xàm ba láp” nữa mà thôi.
May ra, chỉ còn lại Trang Ấm nước mới là trang mục chuyên đăng chuyện tào lao thiên đế, ngồi dai khoai nát, là có thể hợp tạng với Chém Gió. Nhưng mới ghé mắt nhìn vào đã thấy các tượng đài: Cà lăm, Cả Quýnh, Ngài Vẫn Thế, Sập Từ Đường…đóng đô ngự trị thành danh “tai tiếng” từ lâu rồi. Ấn tượng nhất là chuyện ẩn dụ ký sự tào lao ông Ba Bị…đọc nghe có vẻ nhẹ nhàng, đơn giản, tưởng như “chẳng ảnh hưởng đến bão lụt miền trung”, ấy vậy mà suy đi gẫm lại, thấy chua cay sâu độc đến cười ra nước mắt…
Thôi thì xin BBT Tiến Đức, mở lượng hải hà mà cho Chém gió tui nương nhờ ở đợ trang Ấm nước mới, để chém gió với loạt bài “phiếm loạn chuyện lọa”, mong được góp “chút hương “hôi” cỏ lọa cho đời” vậy!!!
Xin cám ơn

          Tập 1: Chuyện hậu sinh khả uý Xứ ta!!!

cl hậuBữa nọ, nghe anh bạn kể chuyện lọa “chọc trời khuấy nước” của bọn trẻ choai choai xứ nhà mà phát ớn, nổi cả da gà “công nghiệp” (da dày thế mà vẫn nổi lên mới lọa chứ!). Chuyện cạy kho, trộm mấy bao cà phê của nhà hoặc của hàng xóm, chuyện nhỏ “xưa rồi diễm”, nhưng cái chuyện đột nhập nhà tắm vào nhà, rồi lục lọi “tứ tung tứ hải”, chẳng thó được cái gì đáng giá, bèn cạy cửa tủ (nghĩ chắc mẫm cũng vớ được cái gì béo bở…) cũng chẳng có bạc vàng…Túng quá, bèn vớ lấy mớ giấy tờ bỏ túi rồi chuồn lẹ. Trộm nghĩ: sao mà ơn ĐCTT xuống nhanh thế! soi sáng cho lũ choai sáng kiến, cứ lấy đó, để sau sẽ được “ơn khéo liệu”. Người nhà về, biết có trộm viếng thăm, nhưng rà soát lại chẳng thấy mất mát đồ đạc tiền của, mừng! nhưng cũng một phen hú vía!! Người nhà nghĩ, có lẽ là tên “trộm lành” đây, nên vẫn yên tâm ăn no ngủ kỹ để: “đêm năm canh an giấc ngáy o o, thời thái bình cửa thường bỏ ngõ” như cụ nguyễn Công Trứ nhà ta trong Hàn nho phong vị.
cl4Chuyện tưởng chẳng có gì để kể thêm. Ai ngờ một thời gian sau, bỗng có một người ăn mặc sang trọng, đi xe con tới tìm…Người nhà một phen mừng húm: có lẽ, Việt kiều đâu chiếu cố tìm đến, ắt hẳn hôm nay nhà mình có “quấy nhân”, biết đâu trúng mánh “giàu sang mấy hồi”, giống như chuyện cổ tích “con quạ ăn quả khế, trả ngàn vàng, may túi ba gang đem mà đựng”!
Sau một hồi “lịch soạn” thăm hỏi:
– Dạ đây có phải là nhà ông Lê Văn A…không ạ!?
Chủ nhà bèn đáp ngay:
– Dạ, chính xác là nhà con đây ông.
Mặc dầu, người khách chỉ đáng tuổi bằng con của chủ nhà. Kể ra thì tục ngữ ta có phần đúng, “giàu thì em làm chị”, đàng này lại giàu, con làm ông. Đời là thế đấy: “quen sợ dạ, lạ sợ áo” mà lị!!
– Thế đây có phải thẻ đỏ của nhà ông không ạ?!
Nghe nói đến sổ đỏ, ông già chột dạ, vì dân ta mà nghe đến sổ đỏ là sợ ngân hàng, tín dụng vào sờ gáy siết nợ…Bèn chối bai bai: 
– Dạ không phải đâu ông! Sổ đỏ nhà con cất kín ở trong tủ mà.
– Thế ông cầm đọc xem có phải sổ đỏ nhà mình không?
Chủ nhà bán tín bán nghi, cầm đọc…Đích thị đúng nó rồi! Chủ nhà táo hỏa tam tinh, bèn bảo:
– Thằng hai, mày vào lục tủ lấy sổ đỏ nhà mình ra đây. Có lẽ, đây là sổ giả, chứ…
Hỡi ơi! Thằng Tèo hớt hãi chạy ra:
– Chẳng còn cuốn sổ đỏ nào nữa ba ơi!
– Quái lạ, sao sổ đỏ nhà con mà ông có được.
– Số là thế này. Cách đây mấy tuần, có bọn choai choai vào ăn nhậu nhà hàng chúng tôi. Ăn uống thả cửa, đến khi thanh toán, tiền không có, bèn đưa sổ đỏ ra thế chấp, và bảo là ít bữa nữa ra thanh toán rồi lấy sổ về.
Chủ nhà nghe xong mới biết nguồn cơ, bèn gọi con cái ra truy hỏi:
– Đứa mô trong nhà cầm sổ đỏ đi ăn nhậu thế chấp thế này?
cl 3Bọn nhỏ chối bai bãi. Có lẽ, chẳng đứa nào dại dột đi ăn nhà hàng để cầm sổ đỏ nhà mình, thì khác  chi “lạy ông tôi ở bụi này”.  Ngẫm đi nghĩ lại, mới chợt nhớ đến cái hôm bị trộm viếng, mới vỡ lẽ ra: vào nhà trộm, chẳng lấy được thứ gì, túng quá, lấy sổ đỏ cầm về chơi, hồi sau sẽ tuỳ nghi thích ứng. Khốn khổ cho chủ nhà, chẳng được ăn nhà hàng mà phải è cổ ra trả hơn cả triệu bạc đau điếng.
          Chém Gió tui đớ người ra, vì cái trò liều mạng của các chú nhóc “hậu sinh khả úy” của GX mình. Tưởng chỉ là chuyện tai nạn “nghề nghiệp” cho qua, nhưng không ngờ anh bạn tui lại đưa vụ việc lên một góc cạnh khác. “Mình không thể tưởng tượng nỗi, lũ trẻ lại có được một tính toán thực dụng đến thế: biến mảnh giấy thành một tờ séc tín dụng, thế chấp cho nhà hàng để bè bạn đánh chén no say thoả thê, mà người khác phải vui lòng trả tiền cho mình”. Quả thật, chủ nhà tìm lại được sổ đỏ trong trường hợp này, đúng là mừng hết lớn để vui vẻ xìa tiền ra chuộc về, rồi còn phải cám ơn rối rít nữa chứ! Nếu để rơi vào kẻ gian, thì cửa nhà, rẫy nương mất như chơi.
          Chém Gió tui chợt xót xa để đưa ra câu hỏi: Nguyên nhân nào để lũ trẻ tha hóa như thế!??? Ngậm nghĩ một hồi lâu, bạn tôi đưa ra câu trả lời:
        cl đạo chchs  – Tất cả đã manh nha sâu xa nơi mỗi người lớn chúng ta, đã dễ dãi với chính bản thân trong cuộc sống: ví như, đi ngang qua rẫy vườn của người khác, vô ý thức để bẻ một cây mía, hái một trái na, trái bơ, trái ổi… và dần dà là trái mít đến trái sầu riêng thì việc không đơn giản nữa rồi. Nhưng chính những hành động lấy trộm thiếu ý thức lâu ngày, tích lũy thành một thói quen xấu (tội lỗi) mà chúng ta không cảnh giác ý thức, để xem thường hành động lấy trộm, để rồi phá chuối hàng loạt của người dân tộc, trộm bầu bí, dưa chuột…Tất cả những hành động đó của người lớn chúng ta là những gương mù, gương xấu cho con cái đã được tích luỹ lâu ngày, bây giờ cái căn nguyên đó đã biến thành di – căn – ung – thư – tội – ác nơi con cái mình là điều hiển nhiên, nhân quả quá rồi, còn gì mà chúng ta phải ngỡ ngàng nữa chứ!
          Chém Gió tui cố gắng chống chế để không tin vào những điều nhân quả như lời bạn tôi đưa ra, nhưng rồi miệng tôi đắng khô khốc để không tìm ra lời bào chữa nào nổi.
          Và câu trả lời xin nhường lại cho mỗi người lớn chúng ta: Tại sao con cái chúng ta sống trong một xứ đạo, được dạy dỗ, được giáo huấn bởi các Cha QX, các GLV, các anh chị trong cộng đoàn trưởng mà lại để xảy ra những trường hợp quá đáng tiếc như vậy? Trách nhiệm về ai đây?
          Phần Chém Gió tui xin bình loạn: bọn trẻ hậu sinh quả là khá úy “lanh mưu” thật, mặc dầu là hơi bị lưu…một chút, nhưng xét ra biến ứng từ cái không thể thành cái có thể, chẳng ơn ĐCTT…là gì? Thôi chớ trách chi đàn trẻ, để rồi chúng ta hãy liệu bồi. Mỗi người gia trưởng hãy đấm ngực nhận lỗi: Vì thiếu quan tâm, thiếu giáo dục con cái đúng mức, cũng như chẳng những đã không làm gương tốt nhân đức cho con cái mình, mà trái lại làm gương mù cho con cái. Quá lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền kinh tế, để khoan trắng cho xã hội, cho tôn giáo để chạy trốn trách nhiệm, mà chính ra là của gia đình, của chính mình rồi mới đến xã hội, tôn giáo. Bây giờ còn trách cứ đổ lỗi cho ai đây nữa chứ!?
Chém Gió

Check Also

Ấm nước mới – Nhớ lại ngày xưa, Châu Sơn quê ta- Tên làng… Phần II  

Ấm nước mới nhà quê, thường được xem là nơi cái đình làng của xóm… …