BÓNG ĐÁ, MỘT CUỘC CHIẾN!!! ẨN GIẤU DƯỚI MỘT TRÒ CHƠI MA LỰC…

BÓNG ĐÁ, MỘT CUỘC CHIẾN!!!

ẨN GIẤU DƯỚI MỘT TRÒ CHƠI MA LỰC…          

BĐA LICH SỬBóng đá, môn thể thao xuất phát từ đất nước Tam Sư Anh Quốc, dù chỉ ra đời chưa đầy 200 năm, và chỉ mới được đăng đàn lên vũ đài quốc tế World cup năm 1930 ở Uraguay, tính đến nay cũng chỉ mới ngót 80 năm, nhưng bóng đá đã chiếm hữu ngai vị độc tôn ngôi vua, được ưa chuộng và phổ biến một cách rộng rãi trên toàn thế giới, mà kể cả những môn thi đấu lâu đời chính quy như: điền kinh, vật, võ…của Olympic cũng phải thầm ganh tỵ với môn này.

            BĐA00Chúng ta thử tìm hiểu, tại sao môn bóng đá lại trở nên ưu thế vượt trội và được mọi người trên toàn thế giới yêu thích hơn các môn thể thao khác, đến nỗi có người quên ăn, quên ngủ để có câu slogan: Ăn bóng đá, ngủ bóng đá?

            Trước hết, bóng đá là một môn chơi tập thể, gồm 22 cầu thủ và những cầu thủ dự bị, sẽ được thay vào vì cầu thủ đá chính bị chấn thương, vì chiến thuật, và cả vì câu giờ…Một tập thể 22 cầu thủ đua tranh nhau một trái bóng trên một sân cỏ có tỷ lệ ¾ (120 mét 90 mét…). Cuộc chơi còn có sự góp mặt của một ban trọng tài gồm: Trọng tài (TT) chính, hai TT biên, một TT bàn, và tưởng, cũng không thể quên một thành phần rất đỗi quan trọng, đó là khán giả. Tất cả tập thể đó, đã tạo ra một cuộc chơi cuốn hút, đầy hấp dẫn của nhiều cung bậc cảm xúc…

            bđa crufBóng đá là một môn chơi đầy tính kỹ thuật, ngẫu hứng và lãng mạn. Một Garincha (Brasil) với đôi chân khập khểnh, đi bóng gập gềnh mà vẫn vẽ nên một nét đẹp quyến rũ. Một Johan Cruyff (Hà lan) với lối chơi bóng thanh thoát của một nghệ sĩ, vũ công ba lê sân cỏ…

BĐA ZICOMột Zico của Brasil lắt léo, rê dắt bóng đi qua hàng quân đối thủ như đi dạo chơi…Một Platini, ông hoàng trong vai trò nhạc trưởng, có cú đá phạt êm ái tuyệt đẹp như lá vàng rơi. Một Klinman (Đức) hào hoa với mái tóc vàng óng, bay lên đánh đầu đẹp như một thiên thần.

Những pha bóng rê dắt đầy hoa mỹ của một Ortegaotecga tài hoa (Argentina) mà một nhà báo đã mô tả: Chỉ với một không gian chật hẹp bằng chiếc khăn mù soa, cầu thủ này có thể lừa bóng qua bốn đối thủ…Một cú ngã bàn đèn tuyệt vời của một Ibrahimovic đưa bóng vào góc cao đầy ngẫu hứng, lãng mạn như một bài thơ…Một Messi phù thủy bậc thầy của những pha đi bóng đầy ngẫu hứng và một cú gẩy bóng điệu nghệ, khiến cho thủ môn cũng ngẫn ngơ trông theo bóng vào lưới…

            Ngoài ra, bóng đá cũng là một môn cường lực của: Một nhà apelevua Pele tăng tốc của một cơn lốc cháy cầu môn…Dũng mãnh như một con hổ báo rình rập cầu môn, với Eusébio biệt danh “Báo đen” nổi tiếng với tốc độ, sức mạnh cùng những cú sút chân phải đầy uy lực…Một Franz Beckenbauer có biệt danh “der Kaiser“, có nghĩa là hoàng đế, sáng tạo ra một libery – trung vệ tự do, càn quét, thể hiện một sự chiếm lĩnh toàn sân…Một Didier Drogba càn lướt tỳ đè với thể lực dồi dào, bản năng săn bàn quyết đoán. Rồi đến một vận động viên điền kinh, đi bóng thần tốc vũ bão, để rót một đường bóng thần sầu quỷ khốc vào lưới, đến thủ môn đối phương cũng phải hãi hùng…Đó là CR 7 Ronaldo…

            Bóng đá cũng là một trò chơi của những đấu sĩ với nhiều bạo lực: cú nhẩy song phi kungfu của acanto là điển hình…Những trò ăn vạ và trò chơi bẩn được mệnh danh là “bàn tay chúa” của Maradona…C.Ronaldo cũng được coi là “bậc thầy” của những chiêu ngã vờ nhằm qua mắt trọng tài. Một Mario Balotelli trở thành một trong những “cậu bé hư” của bóng đá… nổi tiếng về những màn khiêu khích, chọc giận đối phương cùng những tiểu xảo trên sân cỏ.

azin“Vua” khiêu khích trên sân cỏ, Marco Materazzi phỉ báng Zine Zidan đến nỗi, Zidan không nén giận được, đến phải húc đầu vào ngực Materazzi, và bị lãnh một thẻ đỏ rời sân oan uổng…Và sáng 24.06 trong trận Italia và Uraguay, Luis Alberto Suárez Suares đã là một “ma cà rồng hút máu” cắn vào vai Chiellini, trung vệ của Italy…bị FiFa cấm thi đấu 9 trận…

           con lôc Bóng đá là một môn chơi mang tính chiến thuật của những ông tướng HLV đứng ngoài điều binh khiển tướng. Hô phong hoán vũ của cơn lốc màu da cam của tướng Michel Rinus với lối đá tổng lực 1-10. Một sự lạnh lùng đến thực dụng của cổ xe tăng Đức chậm chạp…Một sự thêu hoa dệt gấm của Tele Santana với đội Brasil…Một tảng bê tông gây khó dễ cho đối phương của một hệ thống phòng thủ Catenaccio của HLV người Argentina Helenio Herrera được áp dụng trong các đội bóng Ý. Xe buýt hai tầng hủy diệt bóng đá tấn công của José Mourinho ở CLB Chelsea. Đến bóng đá tấn công hào hoa 4-3-3 của một thời đội bóng Pháp.

ati kiBóng đá Tiqui-Taka đập nhã của Guar Diola 4-6, một thời ru ngủ đối phương, và đến world cup 2014 đã cáo chung, mà nạn nhân là đội tuyển Tây Ban Nha phải xách va ly về nước, sau vòng đấu bảng…

            BĐA TTBóng đá, tự thân đã tạo nên không biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc: Hỉ, nộ, ái, ố….có đủ, thì những ông vua sân cỏ, lại còn gây ra không biết bao nhiêu rắc rối, phiền thoái cho trận đấu. Những nhận định mang tính chủ kiến, phù phiếm để rút những thẻ phạt hoang tưởng. Những quả phạt 11 mét chết người chỉ trong tưởng tượng cũng được đưa về hiện thực, khiến cho đội bóng bị phạt oan, đau như hoạn, nhưng rồi cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt chứ biết răng chừ! Cãi cọ trọng tài ư, lơ mơ là xơi thẻ đỏ, vào đường hầm ngay!

            Nhưng trên hết, bóng đá là một cuộc chiến tranh, ẩn giấu dưới một trò chơi đầy ma lực. Ngoài những cuộc chiến tranh có tính cách cục bộ địa phương, sắc tộc, tôn giáo của Serbi…Ucraina…hiện nay, thì hầu như các nước văn minh trên thế giới vẫn muốn tránh một cuộc chiến tranh khốc liệt bằng: binh bị, vũ khí bom đạn, hỏa tiễn, pháo cơ, xe tăng, tàu chiến…mang đến thảm hại khủng khiếp cho nhân loại như hai cuộc đại chiến thế giới thiên niên kỷ trước. Tuy không nói ra, nhưng mỗi quốc gia đều muốn phô trương thanh thế của quốc gia mình trên đấu trường thế giới về mọi phương diện: Kinh tế, Thương mãi, Chính trị, Thể thao…Những mặt trận này tuy cũng có những sự đấu đá nhau nghiệt ngã trên đấu trường quốc tế, nhưng không thể hiện rõ ràng tính chất đối kháng như các môn thể thao Olympia.

aolymChẳng thế mà các nước đua tranh nhau đầu tư ngân sách “khủng” cho cuộc chiến thể thao với một chiến lược lâu dài…Để qua các cuộc thi đấu Olympia mùa hè, Olympia mùa đông…các nước cạnh trạnh nhau quyết liệt trên bảng tổng sắp. Ngày nay, cường quốc Mỹ đứng hàng đầu thế giới, thứ đến là Trung Quốc, Nga, Đức…Nhưng để khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc, chẳng có môn thể thao nào có thể sánh bằng môn bóng đá vua được. Ở đó, biểu hiện danh dự đất nước, một sự sĩ diện và lòng tự hào về tổ quốc mình. Mỗi lần đội bóng xuất trận, họ hát quốc ca say mê với cả trái tim, tưởng như sắp ra trận chiến, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Các vị lãnh tụ quốc gia: Thủ tướng, Tổng Thống…dù bận rộn việc quốc sự cách mấy, cũng không quên quan tâm đến đội tuyển để đến sân cổ vũ một cách nhiệt liệt như các cổ động viên đội bóng nhà.

            Ngoài ra, bóng đá còn có sức thu hút đầy ma lực, từ trẻ đến già không phân biệt quốc gia, đều thức đêm cả tháng ròng xem đội bóng mình yêu thích thi đấu…Đội bóng mình ghi bàn thì hò hét vui sướng vô vàn, trái lại, đội bóng mình bị thua thì buồn thảm…đến phát khóc đi được, tưởng như cha mẹ mình chết không bằng.

            cổ đông vĐối với các nước Nam Mỹ, trong đó có Brasil, xem bóng đá như túc cầu giáo với hàng triệu triệu tín đồ cuồng tín. Mỗi trận có đội nhà thi đấu, họ cổ vũ, nhảy múa đánh trống tưng bừng. Họ họ không tiếc công để vẽ lên toàn thân và mặt đủ sắc màu quốc kỳ, nhằm biểu dương màu cờ sắc áo nước mình. Đối với họ, chức vô địch thiêng liêng và cao quý vô cùng             ârNhớ lại lần Brazil vinh dự được trao quyền đăng cai World Cup lần thứ 4 và họ đã xây sân bóng đá lớn nhất hành tinh với sức chứa lên đến 200.000 người để hy vọng mang về chiếc cúp vô địch thế giới đầu tiên trên thánh đường Maracana. Họ chuẩn bị sẵn sàng cho bữa tiệc mừng chức vô địch thế giới với: Rượu, áo, cờ, hoa, xe diễu hành…và chỉ chờ mãn cuộc đấu là cả đất nước tưng bừng ăn mừng. Nhưng hỡi ơi! Cái ngày 16.07.1950, trước khi trận đấu khép lại 10 phút, Alcides Ghiggia ghi bàn thắng giúp Uruguay chiến thắng 2-1 đã khiến cho cả sân Maracana sụp đổ xuống như một nấm mồ chôn 200.000 người Brasil, trong cái không khí im lặng chết người…Và để xóa nhòa cái hình ảnh thảm hại của cái ngày năm 50 đó, trang phục của Brasil đang là màu trắng giống như CLB Real Madrid, bỗng gột bỏ quá khứ nhục nhằn, để chuyển qua màu xanh vàng truyền thống như hiện nay. Pele kể lại: Cha tôi khi đó đang theo dõi trận đấu qua Radio, đã bật khóc nức nở như một đứa trẻ, át cả tiếng loa phát thanh.

            Quả thật, bóng đá có sức thu hút và quyến rũ người xem như một thứ ma lực khó lòng cưỡng nổi. Bóng đá còn tạo nên một thứ cảm xúc thiêng liêng về lòng yêu nước. Bóng đá là biểu tượng của cuộc sống, mà trong đó chan hòa niềm vui lẫn nỗi buồn…những hoan lạc xen lẫn niềm đau…Nhưng phấn khởi xen lẫn bi thương…Những nụ cười rạng rỡ chen lấn những khuôn mặt buồn thảm rạn rụa nước mắt. Những bi tráng tương phản phẫn nộ, đắng cay…Tất cả chỉ cách biệt mong manh như một sợi chỉ của một bàn thắng một bàn thua mà thôi. Đó là một bức tranh toàn cảnh hoành tráng của đấu trường cuộc đời với: hỉ, nộ, ái, ố…

            Phải chăng, vì sự đa dạng và muôn sắc màu của môn bóng đá, ẩn chứa cuộc đời, để bóng đá lên ngôi vua với ma lực thu hút mọi người đến thế.

Nguyễn Vĩnh Căn

 

 

Check Also

Ấm nước mới – Nhớ lại ngày xưa, Châu Sơn quê ta- Tên làng… Phần II  

Ấm nước mới nhà quê, thường được xem là nơi cái đình làng của xóm… …