CÂU CHUYỆN VỀ BẢN ‘TÙ CA’ GẦN NỬA THẾ KỶ

Trước năm 1975, thời VNCH còn khỏe mạnh, hễ mỗi lần gần Tết Nguyên Đán  thì ngay từ những ngày đầu tháng chạp, trên các Đài Phát Thanh, Đài Vô Tuyến Truyền Hình của quốc gia và các địa phương đều ra rả vang lên những khúc nhạc Xuân với các giai điệu quyến rũ, làm mê đắm lòng người.

 Chính điều đó đã góp phần tạo nên  một bầu khí Tết, rất đặc trưng và rất linh thiêng khiến lòng người luôn rung động và xao xuyến. Đó là những ca khúc vàng thần thánh của một thời từ 1954 – 1975. Và tôi không hiểu sao chỉ có 21 năm của VNCH lại sản sinh ra được những tác phẩm đặc sắc về Xuân, về Tết nhiều đến thế. Nó như cuộc trăm hoa đua nở. Điều này có thể được chứng minh một cách hùng hồn bằng sự sống lại những ca khúc nhạc vàng đã một thời bị cấm đoán.

Và một trong những số đó là ca khúc LY RƯỢU MỪNG đã để lại cho đời những ấn tượng khó phai mờ. Phải nói đây là một tác phẩm kinh điển mừng Xuân dân tộc cổ truyền.

 Trước đây, LY RƯỢU MỪNG là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu  mừng Xuân và đem những lời chúc Tết tốt đẹp đến toàn dân trong đất nước VIỆT NAM chúng ta. Bài hát không tả cảnh những sinh hoạt rộn ràng của Tết như pháo nổ đì đùng, đào mai rực rỡ khoe sắc hay bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ đầy bàn mà là một lời chúc Tết bình dị tiêu biểu cho một phong tục truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc VIỆT NAM.

Sau đây, chúng ta hãy lược lại toàn bộ bài hát:

                          Ngày Xuân, nâng chén ta chúc nơi nơi

                          Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

                          Người thương gia lợi tức

                          Người công nhân ấm no.

                          Thoát ly đời gian lao nghèo khó

  1. a. a Nhắp chén đầy vơi. Chúc người người vui

  2. a. a Muôn lòng xao xuyến duyên đời

      Rót thêm tràn đầy chén quan san

     Chúc người binh sĩ lên đường

                       Chiến đấu công thành. Sáng cuộc đời lành.

                       Mừng người vì nước quên thân mình……

             Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

             Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hòa

             Ước mơ hạnh phúc nơi nơi. Hương thanh bình lên phơi phới.

                                                              Phạm Đình Chương.

Duyệt lại toàn bài hát, ta thấy đây là một ca khúc vui tươi với điệu Valse rộn ràng và quý phái. Ngôn ngữ trong ca khúc này thật là bình dị trong sáng, không cầu kỳ sáo ngữ cũng không đậm màu triết lý cải lương. Đây là thông điệp gửi đến mọi thành phần trong xã hội: từ anh nông dân (vui lúa thơm hơi) đến người thương gia (lợi tức);  từ anh công nhân (ấm no) đến đôi uyên ương (xây tổ ấm); từ bà mẹ già (mắt hoen lệ nhòa) đến người binh sĩ (lên đường chiến đấu công thành). Tất cả như hòa quyện vào một bức tranh sống động với ước mơ ngày mai sáng trời tự do. Tất cả đều rõ ràng không có nét ẩn ý, phản động nào. Thử hỏi, có bài ca nào lành thánh hơn, đẹp đẽ hơn nữa chăng???

Vậy thì tại sao một ca khúc như thế lại bị cầm tù đến 40 năm (gần nửa thế kỷ)??? Thật là khó hiểu, thật là tội nghiệp !!!

Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ càng về những nguyên nhân và lý do gây nên số phận truân chuyên về nền văn hóa nghệ thuật của bên thua cuộc thì cứ cho là hợp lý bởi trong thời gian đầu thì ắt nó phải thế. Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Oh! Malheur aux vaincus !!! Ôi! Khốn thay cho kẻ bại trận!!! Nhưng với ca khúc LY RƯỢU MỪNG đáng lẽ phải được xét lại, được trân trọng, được phục hồi sớm như các bài hát vô thưởng vô phạt khác, thế mà tại sao lại phải mang án tù đến 40 năm ( mới được phục hồi vào cuối năm 2015)?

Phải chăng, chỉ vì một vài từ ngữ tác giả đã dùng trong bài hát như “người binh sĩ” (chúc người binh sĩ lên đường) hay “đời lính” (Hát khúc hoan ca, thắm tươi đời lính) mà bài hát bị cấm đến chừng ấy năm? Theo tôi nghĩ, lập luận này không

vững vì nó quá trẻ con. “Người binh sĩ” hay “đời lính” là cách nói chung chung của dân tộc ta đối với các chiến sĩ. Vả lại, mấy từ ngữ này nó suôn vần trong dòng nhạc của bài hát. Bây giờ, nếu ta đổi lại (chúc người bộ đội lên đường) hay (Hát khúc hoan ca, thắm tươi đời bộ đội) thì làm sao mà ngửi đươc hả trời?

Hay phải chăng, tác giả Phạm Đình Chương là người “dám” bỏ Miền Bắc di cư vào Nam tìm đất sống nên bị dính đòn thù?

Đến đây, tôi cũng muốn đặt vấn đề về ngày sinh nhật của ca khúc LY RƯỢU MỪNG. Ở đây, cũng chia ra hai phe. Một bên thì cho rằng tác giả đã sáng tác bản nhạc này ở ngoài Bắc (khoảng năm 1952 rồi mới vào Nam nên người “binh sĩ” là bộ đội cụ Hồ chống thực dân Pháp vì thế mới được “tha tù”. Còn một bên thì bảo tác giả sáng tác sau khi vào Nam và điều này được chứng minh bằng cách trưng ra tờ nhạc LY RƯỢU MỪNG ghi ấn quyền 1956 của nxb Tinh Hoa (Huế) và là bản ấn hành lần thứ nhất.

Thôi thì ai đúng ai sai cũng được. Chỉ biết bản nhạc đã được giải thoát khi tuổi đời là 60 năm mà tuổi tù đã 40 năm. Và giờ thì đã được dõng dạc vang lên mỗi dịp Xuân về, Tết đến. Và xin mời mọi người “Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”

Nhân đây, cũng xin được thắp lên nén hương lòng để tưởng nhớ cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, một nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời một bài hát Mừng Xuân Kinh Điển.

                                                                     NGÀI VẪN THẾ .Xuân Đinh Dậu

                  

             

 

 

Check Also

Một tri âm tri kỷ: Đời vắng em rồi, say với ai!!??

Mỗi lần nhớ đến Hùng, anh lại chợt nhớ đến hai câu thơ của nhà …