Mùa Cà Phê

Mùa Cà Phê

phoi 0

 

Đối với người dân t2520856bb3e201.imgrông cà phê, khi mà vụ mùa tới cũng là muôn vàn nỗi lo chồng chất. Nhớ lắm cái thời nhỏ loắt choắt, trước khi ba mẹ đi rẫy là giao nhiệm vụ cao cả, trưa học về thì nhớ cày cà cho ba cho mẹ nha con, rứa là cứ lo mà làm thôi, trưa đi học vừa về tới nhà là lo co vác bừa cào đi cày cà phê rồi,cày hết sân trên, xuống cày sân dưới, rồi ra đàng cày, cày cho hết mấy cái bạt xong… Chao ôi! Mặt thì đỏ hoe, mồ hôi đầm đìa, vô uống liền mấy ly nác chát nữa, lượm ơi đâu rồi, khỏi ăn trưa luôn, mà hồi đó con nít đứa mô cũng xin cho được gói mì tôm, rồi không chịu ăn mà cất dành để chiều đi học ăn sống, lạ thật đấy chứ.

 Đầu giờ chiều lại lo đi cày thêm lần nữa rồi mới đi học, nhớ cái thời đó nhà ai cũng phơi cà ra ngoài đường, có nhà không say dập mà phơi nguyên trấy, một bầy chạy xe đạp qua mà bổ cho nhoe á (nghĩ lại cũng thật thương).Chiều đi học về thì lo nhọn mông, nhọn đít đẩy lại một đống khỏi mưa, thứ mô mà khô rồi mẹ dặn hốt vô bao thì lo mà hốt, thế là xong một ngày.

phoi 3Bữa mô thứ 7 thì vất vả hơn một tí, ngày thường đi học thì ba mẹ cào ra sẵn cho rồi, trưa chỉ việc cày cà thôi, còn thứ 7 được nghỉ học thì ba mẹ đi rẫy sớm, lo mà cào cà ra, có nhiều khi thấy mình cũng giỏi thật ấy chứ, mấy o hàng xóm khen hoài, không biết khen thật hay khen giả, mà cứ được khen là thích rồi hìhì…Một ngày thứ 7 là có nhiệm vụ học giáo lý và cày cà, mưa thì lo dồn cà lại mà tấp, có đôi khi buổi trưa nhưng trời rậm đen, thấy hàng xóm ai cũng đẩy cà lại tấp mình cũng lo co ra đẩy, hì hà hì hục đẩy cho xong, tấp lại gọn gàng rồi thì trời lại bắt đầu nắng lên, nghĩ có buồn không cơ chứ, thôi thì lại cào ra, mà con nít như mình hồi đó được cấy ngây thơ mà vô số tội, hồi nhỏ cứ nghĩ rằng mình làm việc a rứa là nặng nhọc lắm rồi, còn ba mẹ đi rẫy thì khỏe re, chiều về lại cứ mang cà về cho mình phơi nữa chứ, thật nỏ thích tẻo mô. Lớn lên một chút mới thấy được sự vất vả, hồ môi nước mắt của ba mẹ  muốn gánh vác đôi ba việc cũng không giúp được nữa rồi.

phoi ca 1Mới hôm vừa rồi, về quê thăm nhà, thăm mẹ, thăm anh chị, thăm mọi người, mà chẳng gần nhau được bao nhiêu, ai cũng tất bật với mùa màng, lo lắng đi sớm về muộn vì thuê mượn, vì cà thì rẻ mà công thì cao ( hình như mức thù lao chừng 150.000 đến 200.000 đồng một ngày thì phải), với tiền công  như thế thì quá lớn. Nhưng đôi lúc thiếu người hái thì cũng phải chấp nhận thuê người, có nhiều gia đình nỏ có tiền thuê mượn người thì phải bảo mấy đứa con trong nhà bựa mô được nghỉ học thì đi hái cà phụ cho cha cho mẹ, nếu không hái kịp thì cà phê chín hết và rụng mất . Hơn nữa là mấy vạt rầy xung quanh nhà mình mà hái xong rồi nhà mình chưa hái xong thì “mấy anh hái dùm cho”…. Hết nỗi lo ni đến nỗi lo khác

mùa ca phê 2cpNghĩ mà thương cho phận làm nông, quanh năm suốt tháng chật vật khó nhọc, chẳng khi nào được nghỉ ngơi thoải mái, cực nhất là mùa cà phê lại trúng vào mấy tháng lạnh, có nhiều cơn mưa trái mùa lại làm dân mình khó nhọc hơn, đi làm về tối đen trời thì mưa, đường thì xa, xe thì nặng, con mọn thì đang gửi bà nội ở nhà, lo đứt rọt nhưng biết làm sao được, rồi đôi khi mong mưa thuận gió hòa cũng đâu dễ dàng, cà héo rồi mà trời đâu mưa, cả làng ai cũng lo chất vòi đi tưới giữa cái tiết trời lạnh buốt sương thế kia. Khó nhọc lắm, nghĩ thôi cũng rớt nước mắt rồi.

Giá cà phê cao thì dân nhà mình cũng đỡ khổ, đằng này cà phê mất mùa mà giá cả thì bèo bọt, vật giá thì leo thang, phận làm con đáng lẽ ra phải đỡ đần cha mẹ, đằng này lại đi học xa nhà, chẳng giúp được gì lại hốt hết đồ trong nhà của cha của mẹ đã vất vả quanh năm suốt tháng ngoài rẫy để kiếm tiền cho con ăn học, lo cho con có cái áo mới bằng bạn bằng bè, lo cho con có bữa cơm no mà học đến nơi đến chốn…

nong-dan-trong-ca-phe

Cả đời ba mẹ một nắng hai sương tần tảo để nuôi đám con khôn lớn, làm việc không ngừng nghỉ kiếm tiền nuôi con ăn học.  Sự trưởng thành và khôn lớn của con ngày hôm nay chính là nhờ công lao to lớn của ba mẹ, ba mẹ đã phải còng lưng, trợt mặt, vất vả ngoài rậy để con có được ngày hôm nay …..

Cầu mong cho ba mẹ chân cứng đá mềm trên quãng đời còn lại. Dù con có kiệt quệ trên bước đường đi ba mẹ vẫn là nguồn nước mát trong, dòng sữa mát lành mà con không thể thiếu. Mẹ là niềm tự hào vô bờ bến trong lòng con. Con hằng đêm nghĩ đến ba mẹ, thương ba mẹ nhiều lắm ba mẹ ơi! Xin  ba mẹ tha lỗi cho đứa con bất hiếu, con lớn rồi mà  ba mẹ chưa được nghỉ ngơi, chân tay mẹ vẫn lấm lem bùn đất, sức yếu, lưng còng mẹ tảo tần sớm khuya.

phoi 4

mùa cà phe1

Vân Vương

 

Check Also

CÁO PHÓ: ÔNG PHÊ RÔ TRẦN ĐỨC PHƯƠNG (Cửu)

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU!!!  R.I.P                 BĐD Tiến Đức kính báo cho quý bà con …

3 comments

  1. Đọc bài ni, chộ mấy người tê ăn cơm, nhớ Châu Sơn quá đi !
    Bài viết gợi lên cái cơ cực của người làm càphê, chuẩn không cần chỉnh. Mong năm ni cà phê đừng có xuống giá nữa để dân làm rẫy còn có nụ cười ! Phe ta đi học xa chắc cũng phải chi tiêu tiết kiệm để bớt cái cực cho thầy u.

  2. Bài viết hay quá, phản ảnh những vất vả và nỗi lo toan thực tế của dân nhà mình. Cám ơn.

  3. Với những người con đi học hoặc đi làm xa gia đình mà nhớ đến công lao vất vả nhọc nhằn của cha mẹ ở quê nhà là đáng quý lắm! Vì có thể chưa giúp gì được nhiều cho cha mẹ bớt cực nhọc, nhưng có một tấm lòng thành kính hiếu đạo với cha mẹ để uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là cha mẹ thỏa lòng với con cái mình rồi.
    CHa mẹ nào lại không mát lòng khi nghe người con nói với mình:
    “Con hằng đêm nghĩ đến ba mẹ, thương ba mẹ nhiều lắm ba mẹ ơi! Xin ba mẹ tha lỗi cho đứa con bất hiếu, con lớn rồi mà ba mẹ chưa được nghỉ ngơi, chân tay mẹ vẫn lấm lem bùn đất, sức yếu, lưng còng mẹ tảo tần sớm khuya…”