Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU

  Tập hai

 Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU

*Mẩu chuyện thứ nhất.

        Một chiếc xe hơi đầy bụi bặm đường trường, mang biển số một nơi xa đến, bỗng nhiên thắng gấp trước hoa viên Đức Mẹ đầu làng. Bụi xe dồn lại bay mù mịt. Một người đàn ông trung niên bước xuống xe hỏi thăm một em nhỏ.

  • Này cháu, cháu biết nhà ông Trọng ở đâu không?

  • Dạ thưa chú, cháu biết nhưng chú hỏi ông Trọng nào? Ở đây có rất nhiều người mang tên Trọng. Như là Trọng Mân- Trọng Thụ – Trọng Khôi – Trọng Ba và Trọng Quỳnh.

  • Rắc rối nhỉ? Chú chỉ biết ông Trọng người gầy gầy, nước da trắng. À, mà phải rồi ông Trọng trước đây đeo kiếng cận.

  • Vậy thì đó là ông Trọng Quỳnh rồi.

  • Nhà ông ây ở đâu ? Cháu biết không?

  • Dạ biết, bây giờ chú cứ đi theo đường nhựa nầy. Qua nhà

    thờ, đi tuốt đến một con suối cạn. Đến Tượng Đài Thánh

    Gioan Baotixita chú ngoặt về hướng Bắc. Đến đó chú hỏi

            tiếp. Muốn chắc ăn, chú nói Ông Trọng có vợ là O Hương

            Tuyển…

  • Vậy là rõ rồi. Cám ơn cháu.

  • Dạ, không có chi.

*Mẩu chuyện thứ hai.

        Trong một quán Cà Phê ở ngoại ô thành phố Ban Mê Thuột, có hai người bạn trung niên lâu ngày gặp nhau. Họ hàn huyên thân mật lắm.

  • Nghe nói bạn sắp gả con gái về Châu Sơn?

  • Đúng vậy. Con gái tớ sắp lấy con ông A… Cậu biết ông ấy chứ?

  • Biết, biết rành nữa là khác. Ông ấy vừa trúng số lớn.

  • Đúng rồi. Con gái tớ về làm dâu đó được chứ nhỉ? Theo cậu gia phong, gia thế ông ấy thế nào?

  • Tất nhiên mới trúng số là có của rồi. Nhưng bạn hỏi chuyện hôn nhân thì tớ không có ý kiến. Tùy bạn và con gái bạn thôi. Tớ chỉ muốn nói : “Nếu phải duyên nhau thì thắm lại”. Thế thôi.

  • Nhưng…

  • Không nhưng nhị gì cả. Đôi khi ý kiến người ngoài dễ làm “tẩu hỏa nhập ma lắm”. Duyên số mà…

  • Thôi được, tớ hiểu ý cậu rồi. Cám ơn cậu.

*Mẩu chuyện thứ ba.

        – Cháu là bạn thằng H. nhà bác phải không?

        –  Dạ, đúng ạ.

        –  Cháu là con nhà ai đấy nhỉ?

        –  Dạ, cháu là con…

        –  Khoan đã, khoan đã. Để bác đoán thử xem. Nhìn mặt cháu

            thấy giông giống…À, mà phải rồi. Cháu là con bố M. phải

           không?

  • Bác tài thật. Chỉ nhìn cháu mà đoán trúng phóc.

  • Thì bố cháu là bạn của bác mà. Còn mẹ cháu nếu ngày xưa Ý Chúa định thì bây giờ đã là..

  • Là sao bác?

  • Thôi, không nói chuyện ngày xưa nữa. Bác nghe nói cháu guậy lắm, hay bỏ nhà đi bụi lắm phải không?

  • Ơ..Ơ…Cháu đâu…đâu có.

  • Cháu đừng có chối. Ở cái xứ Châu Sơn này không giấu được nhau điều gì đâu. Bác khuyên cháu đừng nên như thế nữa. Cháu hãy thương bố mẹ. Phải cố gắng học hành cho ngoan, nghe chưa.

  • Dạ…Dạ…Cháu nghe lời bác ạ.

Ba mẩu chuyện nhỏ vừa nêu trên là những nét minh họa sống

 động Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU. Như đã nói ở Tập 1 đăng trên KỶ YẾU kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ  (1956- 2006) cách nay 9 năm, điều đó chỉ có thể xẩy ra ở CHÂU SƠN mà thôi (?). Cũng ở tập 1, chúng ta đã tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao ai cũng quen nhau, thậm chí là thân thương với nhau như thế. Cho nên ba mẩu chuyện nhỏ trên càng làm sáng rõ thêm tính chất thực tế Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU mà thôi.

Quả thật, ở Châu Sơn, không những mọi người biết nhau rõ ràng đến từng centimet, mà đôi khi, còn đoán biết từng suy nghĩ, từng cung cách làm việc của nhau nữa. Vậy thì, điều đó sẽ đem đến  cho ta những lợi ích nào? Hay những bất lợi nào?

        Đầu tiên ta hãy xét về ngữ nghĩa của từ quen nhau. Quen nhau có nghĩa là đã tiếp xúc hoặc đã có quan hệ với nhau và  khá thông thuộc nhau. Do đó, càng quen nhau thì càng thân thương,càng gần gủi nhau hơn chứ không ai nói càng quen nhau thì càng ghét nhau cả. Ca dao Việt Nam cũng đã có nhiều câu để chứng minh cho điều này.

Năng mưa thì giếng năng đầy,

Anh năng đi lại, mẹ thầy năng thương.

       Và khi đã thân thương nhau rồi thì.

               Thương nhau thương cả đường đi,

       Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

Thế cho nên, Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU thì sẽ đem đến cho ta những lợi ích sau :

          + Tạo được sự đoàn kết. Và khi đã tạo được mối dây đoàn   

             kết thì sẽ làm được nhiều điều có ích cho xứ sở. Bởi vậy,

             người ta mới bảo Đoàn kết là sức mạnh.

  + Sống chan hòa với nhau thì cuộc sống sẽ tươi sáng hơn và

            dễ làm con người sống thánh thiện, đạo đức.

          + Cuộc sống kinh tế sẽ phát triển hơn vì mọi người sẽ tranh

              đua cùng nhau và đưa nhau đi lên.

        Tuy nhiên, Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU cũng đem đến đồi điều bất lợi :

          + Người ta thường nói : “yêu nhau lắm cắn nhau đau” điều

             này cũng có thể xẩy ra khi các cặp vợ chồng khi đã ngán

             nhau tới…cổ.            

          + Đôi khi biết quá rõ về nhau thường hay trù ẻo nhau.

        Để kết luận, Ở MỘT NƠI AI CŨNG QUEN NHAU sẽ đem đến cho ta nhiều điều lợi ích hơn, phải không các bạn? Bởi Châu Sơn ta là một ví dụ cụ thể.

                                                                              NVT

 

 

 

           

              

 

 

 

Check Also

Đôi điều nghị sự quanh việc bầu BTV/ HĐGX Nhiệm kỳ: 2024 – 2028

Đến hẹn lại lên. Cứ 4 năm, việc bầu BTT/HĐGX lại được tổ chức theo …