50 năm NGƯỜI CHÂU SƠN – PHẦN I

50 năm

NGƯỜI CHÂU SƠN

1956 -2006

PHẦN I

           NGƯỜI CHÂU SƠN của tác giả Nguyễn Vĩnh Căn được viết từ những năm 2004 và tập sách được ra mắt nội bộ bạn bè, nhân dịp Kim Khánh GX Châu Sơn 50 năm ngày thành lập GX 2006. Đến nay đã 8 năm, chắc chắn cảnh vật và Người Châu Sơn cũng đã có những thay đổi nhất định. Chúng tôi đăng lên Web Tienducchauson.net để bạn đọc tham khảo về Người Châu Sơn…

        Hy vọng qua 3 phần khảo cứu về Người Châu Sơn của tác giả Nguyễn Vĩnh Căn, các bạn sẽ biết được ít nhiều về Người Châu Sơn.         Rất mong đón nhận được sự góp ý của quý bạn đọc về những sai sót của thiên khảo cứu 50 năm NGƯỜI CHÂU SƠN, để tác giả có thể hoàn chỉnh hơn về bài viết này. Xin cám ơn.

HA TINH

        Mộc mạc, hiền hoà và êm ả như tiếng đò đưa câu hò ví dặm trên sông của một miền quê – Địa linh Nhân kiệt Hà Tĩnh. Cùng hít thở một bầu trời nguyên khí núi thiêng Hồng Lĩnh. Cùng tắm gội và uống chung một dòng nước sông La với bốn mùa: mưa lũ, nắng quái, mưa phùn, gió chướng Nam Lào và thênh thang đường Xuân về hoa nở rộ. Và cho dẫu một miền nắng ấm tâm linh tràn muôn phúc lộc của Giáo Phận VINH, vẫn không ngăn nổi một cuộc di cư.                    

Ra đi mang nặng nỗi niềm

Nhớ về quê cũ một miền dấu yêu

        Làn sóng di cư vào Nam ào ạt như một hệ luỵ kéo theo những người con dân từ muôn xứ Đạo đất Bắc vào Nam, trong đó có bốn giáo họ lớn: Thọ Ninh, Đồng Tràng, Yên Phú, Kẻ Tùng và các giáo họ nhỏ khác…

        Như một loài chim di trú bay vào trời Nam không hẹn mà gặp nhau tại miền núi Cư Ebur – Cao Nguyên đất đỏ ĐakLak, lập nên một Giáo Xứ Châu Sơn.

        Đành lòng ra đi, xa rời quê cha đất tổ – nơi miền đất đã biến thành tâm hồn từ bao đời mà phải làm một cuộc phân ly nghẹn lời, khi mà vận mệnh của Đất Nước đã chảy đến một khúc quanh lịch sử rất đỗi bi tráng, không ai ngăn nổi.

       Mặc dầu bốn giáo họ có những điểm xuất phát chung và nơi đến tương đồng nhau, song Đất có lề, Quê có thói – Lề  thói lâu ngày tạo nên tập quán, tập quán lại tạo nên phong tục, phong tục tạo nên đời sống văn hoá và gia phong. Cho nên phong tục tập quán, và văn hoá của bốn giáo họ có những khác biệt nhau là lẽ thường tình.

       Muốn hiểu rõ về con người Châu Sơn, có lẽ cách hay nhất là tìm lại phong tục, tập quán và đời sống Kinh tế nơi từng giáo họ.

***

GIÁO HỌ GIUSE

A1

         Một số giáo dân xứ Thọ Ninh, địa phận Vinh đã rời quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, từ biệt quê Mẹ để vào Nam đi tìm miền đất mới.

      Thế là điểm hẹn dừng chân, kẻ trước người sau đã đưa một số gia đình quyết định chọn xứ Núi Ngọc Châu Sơn làm nơi định cư. Buổi ban đầu Giáo họ chỉ là một cộng đồng nhỏ bé với khoảng 90 gia đình và trên 400 nhân khẩu.”(Trích 50 năm GH Giuse)  

I.VỊ TRÍ Là Họ Hiếu Thọ Ninh – Vạn Lộc, Cầu Khóng, Tân Định, Cẩm trang…Hầu như quen với mưa nguồn nước lũ, bão lụt mỗi năm ở quê nhà Thọ Ninh, cho nên sự di cư cũng ồ ạt như một dòng cuồng lưu, bồi đắp từ đầu làng cho đến dòng suối cắt ngang bởi chiếc cầu – ông Tuệ, ông Thái- Chiếm lĩnh gần hết địa dư xóm ngoài.

        Đơn vị hành chính: gồm thôn 2 và một phần thôn 3 (đội 1) xã Cư EBur – TP BMT.

A2A3

     “Sau 47 năm hình thành và xây dựng (1959-2006) đến nay Giáo họ đã có 579 gia đình với 2602 nhân danh thuộc các thành phần :

        –  Phụ huynh + Tráng niên: 503 người

         – Phụ nữ: 593 người

         – Thanh tráng niên + Thanh niên:

        490 người trong đó 317 nam, 173 nữ

         – Ấu nhi + Thiếu nhi: 1016 người trong đó 507 nam, 509 nữ

      “Ngày 19 tháng 03 năm 1959 ngày thành lập Hội mang tên: Hội Tương Trợ Tống Táng Thọ Ninh. Năm 1979 được đổi danh xưng là: Họ Hiếu Giuse, nhận Thánh Giuse làm Thánh Bổn mạng.” (Trích 50 năm GH Giuse)

Chiếm hơn nửa tổng số Giáo dân GX Châu Sơn

II.ĐỜI SỐNG -TẬP QUÁN – TÍNH TÌNH:

         – Siêng năng, cần cù, lam lũ, nhẫn nhục .

       – Chí thú làm ăn, ăn tiêu tặn tiện, thắt lưng buộc bụng, khá thực dụng. Chỉ hưởng thụ khi “Xu hào rung rỉnh“. Trưởng giả học làm sang – không thích nghe nhạc nhưng cũng mua những máy sịn. Phú quí sinh lễ nghĩa – mở tiệc mừng Quan thầy, Sinh nhật…rôm rã.

       – Đua đòi, cạnh tranh làm giàu. Tâm lý không muốn để thua ai. Phải chăng đó là yếu tố đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của GH?

        – Giỏi học đòi bắt chước, ít sáng tạo .

       – Có óc cục bộ, cái Giáo Họ mình bao giờ cũng hơn người. Phải chăng, vì cái thế đông dân và lớn mạnh về kinh tế mà cục bộ?

      – Người đàn ông nhục nhằn, chịu thương chịu khó. Ăn mặc bình dị. Tham công tiếc việc.

     – Người phụ nữ giỏi việc chợ búa và đồng áng. Quán xuyến, khéo sắp xếp và đảm đang hết mọi việc trong gia đình…Đi làm nương rẫy ăn mặc xoàng xỉnh, nhưng khi đi ra ngoài lễ hội thì ăn mặc trau chuốt và trưng diện. Mọi việc trong nhà thường có khuynh hướng lấn át người chồng.

A4A5

 III.NGÔN NGỮ – VĂN HOÁ VÀ NGHỆ THUẬT:

  • NGÔN NGỮ :Mặc dầu giọng nói nhà quê Hà Tĩnh nhưng người GH Giuse nói tương đối dễ nghe. Những tiếng nói đặc thù của người GH Giuse: nhà choa, rứa hống, enh chắt, ả chắt…Cha mẹ thường được gọi là thầy mẹ, bọ mẹ, ba mẹ….

  • VĂN HOÁ: Khá hiếu học. Mặc dầu số dân khá đông, nhưng trình độ văn hoá cấp hai là khá đồng đều . Cấp III và bậc đại học phát triển không tương xứng với số dân .

      – Số Học sinh và Sinh viên có văn bằng Tú tài, Cao Đẳng, Đại Học trước năm 1975: 52 người.

      – Số Sinh Viên tốt nghiệp: Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học từ năm 1975 đến nay (2006): 62 người.

  • NGHỆ THUẬT: ít có óc nghệ thuật không khéo tay về các nghề thủ công: mộc, xây cất,…Ngay các tay thợ cao niên có nghề khi ở quê Thọ Ninh vào đây cũng phải chào thua các tay thợ trẻ: 17, 18 tuổi ở các tỉnh khác về làm công ở GX. Chỉ có một vài nghệ nhân chạm trổ khéo tay nhưng là để vui chơi mà thôi.

       –  Có óc hài hước và tếu táo: và các danh hài có tính chuyên nghiệp đều tập trung ở GH Giuse.

         –  Ít có năng khiếu về văn nghệ :ca, múa, nhạc ,kịch

A11

 IV. ĐỜI SỐNG TÂM LINH

        “Quan Mỹ Dụ, Cụ Thọ Ninh” là một câu ví nổi tiếng ở Giáo Phận Vinh miền Bắc. Ngày nay câu nói này đã không còn linh nghiệm với giáo họ Giu-Se đàng trong này nữa rồi.

         Tuy nhiên trong mọi thời đại, GH Giu-Se luôn có số Tu sĩ nam nữ đông đứng đầu giáo xứ. Bởi họ luôn quan niệm: ăn cơm nhà tu, không thành cha, cụ thì cũng thành thân, thành người. Cho nên họ luôn khuyến khích và đầu tư cho con em đi tu.

       – Số Tu sĩ Nữ: 18 Nữ tu

       – Số Dự Tu: 19 Nữ

       – Số Tu sĩ Nam: 3 Đại chủng sinh

       – Số Linh mục : 9 linh mục 

      “Ngoài việc hiếu sự, các sinh hoạt khác vẫn được duy trì một cách nhịp nhàng, luôn cổ vũ tinh thần tương trợ, bác ái nơi hội viên, thể hiện tình liên đới với các đoàn thể, ban ngành trong giáo xứ”. (Trích 50 năm GH Giuse) 

            Đó là sứ mệnh yêu thương, yêu thương tha nhân và chính là phục vụ tình người. Sứ mệnh yêu thương này sẽ trải dài trong suốt cuộc đời mỗi người chúng ta; Từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc vĩnh biệt tất cả để bước vào thế giới bên kia”. (Trích 50 năm GH Giuse)

A6A7

V. KINH TẾ

        Về tổng diện kinh tế GH Giuse phát triển khá đa dạng và luôn tiên phong trong cây trông Công nghiệp.

        Kinh tế khá đông đều nhau. Phần đa đều xây nhà cấp 4, một mái lấp, hiên đổ ôvăng, có phòng lồi. Nhà mê và mái Thái có khoảng trên 40 .

  • Cây Trồng Công Nghiệp: Càfê, Tiêu, Thanh long, canh tác trên đất đỏ bazan với diện tích khá lớn, cho sản lượng cao.

  • Kinh Tế Vườn : Phát triển rất mạnh gồm: Na, Chôm chôm, Sầu riêng, Bơ, Mít trồng xen canh trong diện tích cà fê có bán quanh năm.

  • Rau quả: Hành, Ngò, Khế, Mướp đắng, Côve , Mồng tơi…là mặt hàng chợ đêm, một thời là thế mạnh của GH Giu se đem lại thu nhập đáng kể. Ngày nay có sự cạnh tranh của các thôn buôn dân tộc nên nghề này không còn hưng thịnh nữa.

  • Gà, Cút Công Nghiệp: Đã có thời khá phát triển, nhưng từ khi dịch cúm gà lan rộng đã làm điêu đứng nhiều hộ chăn nuôi. Nay chỉ còn một số ít hộ nuôi cầm cự. Thu nhập không ổn định.

  • Nuôi Nai: Là GH nuôi đầu tiên, nhưng không phát triển bằng các GH khác.

  • Cây Cảnh, Hoa: Một số ít hộ trông cây cảnh, chỉ vui chơi hơn là kinh doanh. Một vài hộ trồng hoa kinh doanh chưa thực sự đủ tay nghề để cạnh tranh với nghề bán hoa ở TP, nên chỉ bán hạn hẹp trong GX.  Với vị trí ở cận kề TP, nghề trông cây cảnh, hoa rất có triển vọng trong tương lai.

  • Dịch Vụ Tiệc Tùng, Lễ Hội: Nhiều nhóm hoặc cá nhân đã thành hình dịch vụ nấu nướng, cho thuê bàn ghế, rạp, chén bát…cho các lễ hội: Tiệc cưới, Sinh nhật, Tân gia, Mừng thọ…

  • Chụp Ảnh, Quay Video: Phục vụ cho tiệc tùng, lễ hội, cũng chi là nghề tay trái của đôi ba người mới vào nghề không có tính chuyên nghiệp .

  • Nghề Tài Xế: Xe khách, xe tải, xe chở cát đá, đang là những bước đầu khá thuận tiện cho một ngành nghề mới, khá triển vọng trong tương lai.

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: Một ít hộ lên doanh nghiệp tư nhân, vững bước trên con đường mở mang kinh tế làm giàu: Xăng dầu, kinh doanh và chế biến Cà fê, buôn bán tạp hoá và thực phẩm. Đây cũng là cách tiếp cận trong sự phát triền Đô Thị.

  • A8A9
  • TỔNG KẾT VỀ GH GIUSE : Giuse là một GH lớn về nhiều mặt: Giáo dân, diện tích, kinh tế nên ít nhiều ảnh hưởng đến các GH khác, đến nổi đã có người cho rằng: GH Giuse đang dần đồng hoá các GH khác. GH Giuse có điểm thuận lợi: Hai GH Phêrô và GH G.B khá tương đồng về nếp sống, vì gần kề nhau khi ở GP VINH, nên có câu ba đánh một…

***

GIÁO HỌ ANTÔN

         Trong 50 năm đại gia đình Antôn đã đón nhận rất nhiều gia đình từ các Giáo xứ, Giáo họ địa phận Vinh: Đông Tràng, Yên Bái, Kẻ Mỏ, Phúc Nghĩa, Kẻ Mui, Nghi Lộc, La Nham…. Tất cả tay nắm tay xây dựng Giáo họ mỗi ngày mỗi phát triển.

81 gia đình gồm 298 giáo dân lập nghiệp tại Châu Sơn. Xuất phát từ một nguyên tắc rất đơn giản “ nhất cận sơn, nhì cận thị”, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, mưa nhiều, nắng ít, bốn mùa không rõ rệt – ruộng vườn “ cò bay thẳng cánh” rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. ”.( Trích 50 năm GH. AnTôn)

A1

I. VỊ TRÍ và DÂN SỐ

        Là họ hiếu Đồng Tràng. Như muốn tìm lại hình ảnh quê cũ làng xưa núi rừng Hương Sơn, họ đã chọn cho GH mình một vị trí gần sườn núi Cư Ebur phía Tây Nam GX Châu Sơn.

         Đơn vị hành chính: thôn 3, Xã Cư Ebur, TP Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn có một số ít dân cư GH An Tôn hơn 40 hộ ở xóm ngoài thuộc thôn 2, nằm giữa khu vực GH Giu Se.

          Tổng số hộ: 251 gia đình – Tổng số giáo dân: 1184 người

          Giai đoạn I: Hội tống táng Đông Tràng 1957-1980

          Giai đoạn II: Giáo họ Antôn 1980 đến nay.

          Chiếm  tổng số ¼ giáo dân Châu Sơn.

A2A3

II. ĐỜI SỐNG – TẬP QUÁN- TÍNH TÌNH.

        Thủa ban đầu, họ vẫn giữ mô hình chân quê: nhà, vườn. chuồng trại, che chảo quây quần bên nhau rất đầm ấm. Nhà có rèm che, mặc áo tơi (kết lá) che mưa, dùng cối đạp như tập tục ở miền Bắc.

        – Sống không bon chen, đua tranh. Thoải mái trong công việc làm ăn.

           Một lão nông (PVL) có uy tín trong GH AnTôn tự nhận xét:

       – Người đàn ông xoàng xỉnh, ăn nói bộp bạp, cộc cằn, không khéo léo. Thích làm những công việc nặng nhọc: đốn cây, xẻ gỗ, kiếm cọc lõi, che chảo mật mía.

       – Người đàn bà ăn mặc luộm thuộm. Khi nói năng giọng điệu lên xuống nghe chua ngoa, nhưng thực chất vẫn rất chân quê và mộc mạc. Người đàn bà đảm đang, quán xuyến hết mọi việc gia đình. Lam lũ vất vả nhưng không có thực quyền.

        – Bảo thủ với nếp sống, nếp suy nghĩ và tập quán của riêng GH mình.

      – Đoàn kết nội bộ là mặt mạnh của GH AnTôn. Người dân GH AnTôn rất nhiệt thành đóng góp công sức xây dựng GH mình. Đã có người cúng một phần vườn cho GH để xây dựng Tiểu hoa viên, có tượng đài Thánh AnTôn khá linh thiêng, cho mọi người giáo dân GX đến khấn xin.

       “Nét đẹp truyền thống của người dân Antôn là tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau”. Sống tập trung, bà con đều quen biết lẫn nhau và hiễu rõ hoàn cảnh của nhau nên có sự chia sẻ với nhau kịp thời khi có những chuyện bất trắc, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc vui buồn.( Trích 50 năm GH. AnTôn)

A4A5

III– NGÔN NGỮ-VĂN HOÁ và NGHỆ THUẬT.

  • NGÔN NGỮ: Giọng nói hơi kéo dài, lên xuống, nhưng cũng rất dễ nghe. Những tiếng nói đặc trưng: anh họ, nhà mềng, năng (răng), cân gấy (con gái). Lên cái rộc bổ cái hết đau ( lên cái dốc té cái rất đau ). Cha mẹ thường được gọi là cha mẹ, bọ mẹ.                                         

  • VĂN HOÁ: Trình độ văn hoá không đồng đều, chỉ dừng lại ở cấp II. Ít phát triển tầm cao cấp III và Đại học.

         Tuy nhiên lại đóng góp một nguồn nhân lực rất đáng kể vào các ban ngành cho GX.

        – Số học sinh và sinh viên có văn bằng Tú tài, Đại Học trước năm 1975: 16 người.

         – Số Sinh Viên: Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học từ năm 1975 đến nay (2006): Có 36 sinh viên Đại Học và Cao đẳng

           – 189 học sinh THPT

  • NGHỆ THUẬT:  không khéo léo tay chân trong các nghề thủ công.

       Văn nghệ: ca, múa, nhạc, kịch, là thế mạnh của GH An Tôn. Đặc biệt về ca đoàn, GH An Tôn hầu như  độc tôn trong nhiều thập niên qua với nhiều ca trưởng, ca viên, nhạc công.

A6A7

IV. ĐỜI SỐNG TÂM LINH

        Đây cũng là mặt mạnh của GH AnTôn với số Linh Mục và Tu Sĩ luôn vượt trội. Người giáo dân An Tôn luôn tỏ ra trọng vọng và tôn kính các LM và Tu Sĩ nam nữ.

       – 7 linh mục, 23 soeurs

      – 5 thầy, 11 nữ dự tu

       “Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao đổi thay, sinh ký-tử quy, kẻ ở-người về, Đi về với cội nguồn, với tổ tiên ông bà. Đúng theo nghĩa Kitô hữu là đi về với Thiên Chúa vì Thiên Chúa là nguồn gốc trên cùng của mọi gia tộc. Trong 50 năm rất nhiều thành viên của Giáo họ Antôn đã chia xa mọi người để lại biết bao kỷ niệm, dấu ấn vàng son nơi Giáo họ, Giáo xứ.” (Trích 50 năm GH. AnTôn)

A8A9

V. KINH TẾ

      Không đồng đều nhau. Thường xây nhà cấp 4, mái ngói, mái tôn. Một số ít vươn lên làm giàu tầm cở GX. Lớp trẻ trung niên làm khá phát đạt.

     – Thời kỳ che chảo mật mía, hoa mầu, đốn cây cưa gổ là thế mạnh của GH AnTôn.

  • Cây Trồng Công Nghiệp: mặc dầu phát triển sau, nhưng diện tích Càfê ,Tiêu ,Thanh Long lại được đồng loạt phát triển…Canh tác trên các vùng đất trắng ,sỏi đá cho năng xuất kém.

  • Rau Quả: hành, ngò, rau quả chợ đêm tuy phát triển sau, song lại đang duy trì được nghề chợ đêm, đem lại thu nhập đáng kể.

  • Gia Súc: nuôi thả là thế mạnh của GH An Tôn trong nhiều thập kỷ qua, nhờ địa dư ở gần ruộng và bìa rừng có các bãi cỏ để chăn thả: trâu, bò. Ngày nay chỉ còn một số ít đàn bò được nuôi thả.

  • Nuôi Dê: mặc dầu ở gần bìa rừng rất tiện cho việc chăn thả dê, song chưa tận dụng đuợc lợi thế để phát triển, chỉ có ít hộ nuôi thả.

  • Nuôi Nai: được nuôi rất sớm ở GH An Tôn , nhất là khu vực AnTôn xóm ngoài- thôn hai- có số lượng nai khá nhiều.

  • Gà, Cút Công nghiệp: GH An Tôn cũng là nơi đã tiên phong nuôi gà, cút công nghiệp ở GX đầu tiên.

  • A10
  • TỔNG KẾT  VỀ GH ANTÔN: Cảnh quan của GH AnTôn trong những thập niên đầu rất khác biệt với các GH khác: mái nhà thấp lụp xụp, có rèm che và cây cối rậm rạp. Vật nuôi ở kề cạnh với người. Ngày nay cảnh quan này đang bị mất dần để hoà nhập vào quang cảnh chung của GX và sự phát triển đô thị hoá, nhiều ngôi nhà cao cửa rộng đang nở rộ trên mảnh đất của GH AnTôn. Tuy nhiên, người GH An Tôn vẫn giữ nét đầm ấm và quây quần bên nhau, vì thế họ có tính độc lập và ít chịu ảnh hưỏng GH khác.

***

GIÁO HỌ PHÊRÔ

B1

        Họ hiếu Phêrô được thiết lập bởi các hội viên đến từ các họ đạo có truyền thống từ ngoài bắc như  Yên Phú, Thọ Ninh, Nghĩa Yên, Yên Lịnh ( Làng Vực), Cầu Khóng, Tiếp Võ, Vạn Lộc, Can Lộc và Kẻ Mân thuộc Giáo phận Vinh. Họ đã rời quê cha đất tổ do cuộc biến đổi  lịch sử vĩ đại của đất nước bởi hiệp định Gennève 1954. Họ vượt đường 14 tìm đến vùng cao vào giữa năm 1956. Vốn từng là họ hàng thân thuộc hoặc quen biết nhau từ quê nhà nên bà con quần tụ thành một nhóm lấy tên Yên phú và ông Đậu Quang Tín đã đại diện bốc thăm lô thổ cư về phía đông bắc. ”.(Trích 50 năm GH Phêrô)

I.VỊ TRÍ

       Là họ Hiếu Yên Phú gồm các GH- Làng Vực, Vạn Lộc, từ Tượng đài Thánh Gioan Baotixita dọc lên hướng Bắc, rẽ những đường song song theo hướng Tây là thổ địa của GH Phê rô và khu vục xóm mới dọc đường đi Cuôc Knia.

       Đơn vị hành chánh : thôn 3, Xã Cư EBur. TP BMT.

       Dân số: Năm 1975 chiến tranh chấm dứt cho con cháu tản mạn khắp nơi trở về quy tụ dưới mái nhà xưa. Dân số lúc nầy đã lên tới 193 người.

         Sau năm mươi năm lập nghiệp trên mảnh đất Bazan này, con dân thuộc Họ hiếu Yên Phú đã lên tới 387 nhân danh trong 103 gia đình. ”.(Trích 50 năm GH. Phêrô)

B2B3

II.ĐỜI SỐNG – TẬP QUÁN- TÍNH TÌNH

        Con dân Yên Phú tuy nghèo nàn về vật chất nhưng lại nhuốm màu phong lưu nho nhã. Vì thế luôn cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu hạnh và trọng sĩ từ cha ông. Trong nếp nghĩ và trong hành động, người dân Yên Phú vẫn luôn dè dặt trước những luồng gió nóng lạnh quá đột ngột, thận trọng trước trào lưu văn hoá còn xa lạ với phong cách Á Đông, biết tiếp thu có gạn lọc điều hay cái mới của người. Nhờ đó cung cách xử thế của họ đôn hậu nhưng không lạc hậu.

        Ngoài quan hệ hữu hảo với lân bang làng nước, hệ luỵ ruột rà giữa chú bác, cô dì, cậu mợ và anh chị em đã khắng khít tình cảm của họ nồng thắm hơn. Do đó, mọi xích mích mâu thuẫn thường được hoá giải theo cách thế của người xưa : “ Đóng cửa bảo nhau ”.(Trích 50 năm GH. Phêrô)

      –  Sống co cụm quầy quần với những hệ tộc: anh em, cha mẹ, bà con.

     – Cuộc sống nhàn nhã, phong lưu. Không thích đua tranh, mạnh ai nấy sống.

     – Đàn ông tính xoàng xĩnh, lè phè bát văn. Không cần cù lam lũ, không tham công tiếc việc.

     –  Thích lễ hội và các trò chơi đen đỏ cờ bạc

     –  Đàn bà đảm đang và quán xuyến mọi việc gia đình. Thích trau chuốt, ăn sang mặc đẹp.

B4

 II.NGÔN NGỮ -VĂN HOÁ và NGHỆ THUẬT

  • NGÔN NGỮ: ngày xưa là một GH của GX Thọ Ninh sống kề cận nhau cho nên có cùng chung ngôn từ và giọng nói như người GH Giuse .

  • VĂN HÓA: Mặc dầu số giáo dân chưa đến 1/10 của GX nhưng GH Phê rô có số sinh viên và các danh vị khoa bảng cao nhất làng: Tiến sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, Giảng viên Đại học. Trình độ văn hoá cấp II, III khá đồng đều. 12 Cử nhân và 10 sinh viên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng Như thế, nếu tính theo mặt bằng dân số, Họ Hiếu  Phêrô đạt tỷ lệ 10% có trình độ Đại học Ngày nay tỷ lệ sinh viên đại học cao nhất làng.. ”.(Trích 50 năm GH. Phêrô)

        Số học sinh và sinh viên có văn bằng Tú tài và Đại học trước 75: 16 người

  • NGHỆ THUẬT: không phải là thế mạnh của GH Phêrô.

  • B5B6

III.ĐỜI SỐNG TÂM LINH

        Hoa trái tinh thần: Dân số Yên Phú ít ỏi nhất so với các họ bạn. Tuy nhiên từ vóc dáng nhỏ nhoi ấy Họ Hiếu Phêrô đã phấn đấu để dâng hiến cho hội thánh một vị Linh mục Phaolô Nguyễn Công Minh và 3 vị nữ tu đó là Maria Đậu Thị Linh, Dòng Chúa Quan Phòng; Maria Nguyễn Thị Minh Thu, Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm; Têrêxa Đặng Thị Mỹ Thơ, Dòng Phaolô và 8 Dự tu trong đó gồm 6 nữ và 2 nam. (Trích 50 năm GH, Phêrô)        

IV.KINH TẾ

    – Không đồng đều nhau.

    – Xét các thời kỳ: hoa màu, mật mía và cây trông nông nghiệp: Càfê, Tiêu, Thanh long…không phải là thế mạnh nổi trội của GH Phêrô, nhưng lại phát triển rất đồng đều.

     – Nhà cửa xây cất phần đa là cấp 4, một mái lấp có phòng lồi.

  • Gia Súc: nuôi thả, khá thuận lợi, vì ở cạnh ruộng cỏ. Đã có thời nuôi thả bò khá thịnh.

  • Nuôi Nai: đang được phát triển mạnh ở GH Phêrô. Hiện nay GH Phêrô Có tỷ lệ người nuôi nai cao sau GH Gioan Baotixita.

  • Nuôi Gấu: là một nghề nuôi khá mới lạ. Cho thu nhập khá cao và ổn định. Nghề này khó phát triển và nhân rộng, vì giống nuôi quý hiếm và khá đắt. Chỉ mới có một hộ nuôi, mang tính thử nghiệm.

  • Dịch Vụ In Ấn: thiệp, cạc, là một nghề khá mới ở GH Phêrô. Khá độc quyền trong GX.

  • B7
  • TỔNG KẾT VỀ GH PHÊRÔ: GH Phêrô ở vào vị thế trên đường độc đạo đi rẫy  hướng Cuôc Kia. Ngày xưa, khi đi rẫy qua lối này, ai cũng ngán ngẫm để đi qua đạo nan – lầy lội bì bỏm – này. Bây giờ đường đi lối lại được nâng cấp, thông thoáng nên quang cảnh nhộn nhịp và tấp nập xe cộ qua lại.

***

GIÁO HỌ GIOAN BAOTIXITA

C1

         “Họ hiếu Kẻ tùng thời ấy chỉ vỏn vẹn 24 gia đình, với trên dưới 100 nhân khẩu, xuất thân từ ngôi làng nhỏ xã Đức La, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Là những con người chân chất nghèo khó, địa danh Kẻ tùng chỉ là một xóm làng quê Việt Nam, với luỹ tre xanh, với con trâu và cánh đồng, với dòng sông Lam uốn khúc êm đềm và xanh mát đã từng ấp ủ và chở che họ suốt cả một thời gian dài nhiều năm tháng.

        Châu Sơn là điểm dừng lại cuối cùng sau một chặng đường gian khổ vào Nam.

        Cho đến thời điểm năm 1978  các họ hiếu và đổi thành giáo họ.

        Họ hiếu Kẻ Tùng đã chọn thánh Gioan Baotixita làm quan thầy bổn mạng và là tên gọi chính thức của giáo họ Gioan Baotixita”  (Trích 50 năm GH. GB)     

 I.VỊ TRÍ và DÂN SỐ                                                         

          Là họ Hiếu Kẻ Tùng – gồm các GH, nằm tiếp giáp với GH Phê rô ở hướng Đông Bắc, và GH An Tôn ở hướng Tây Nam.

            Đơn vị hành chánh; thôn 3, Xã Cư Ebur, TP BMT.

            Tổng số hộ : 118 gia đình- Tổng số giáo dân: 524 người

C2C3

  II.ĐỜI SỐNG – TẬP QUÁN – TÍNH TÌNH

       – Sống co cụm và quây quần theo họ tộc: anh em, cha mẹ, bà con như  GH Phê rô , nhưng GH G.B  sống khép kín và có tính độc lập hơn.

         – Con người thư thái, hiền hoà .

        – Người đàn ông ăn mặc sạch sẽ và lịch lãm khi đi ra ngoài giao tiếp.

        – Người đàn bà dịu dàng, ăn nói nhẹ nhàng và khéo léo.

        – Sống đua tranh, nhưng mạnh ai nấy sống. Thích sống và làm ăn cá biệt. Làm ăn cật lực, vất vả nhưng con người vẫn thư thái phong nhã.

        – Làm đến nơi chơi đến chốn.

        “Họ muốn đi tìm cái đích thực của cuộc sống bình an, tự do và hạnh phúc bằng sự lao động của chính bản thân họ, mới sáng tinh mơ, họ đã hú gọi nhau lại một nhà nào đó trong xóm để uống nước chè xanh, và tán gẫu, làn khói thuốc lào thơm toả khắp căn phòng và tiếng kêu rít của ống điếu cày đã làm ấm lòng họ, họ lại tiếp tục lao động trồng cây, gặt lúa v.v… trên phần đất màu mỡ của mình, và rồi sau một ngày lao động vất vả, bữa cơm chiều có kèm thêm vài ly rượu trắng, đã làm cho giấc ngủ của ông chồng thêm thú vị hơn với những tiếng ngáy kho kho, làm tan đi cái hiu quạnh, đơn côi và nghèo túng của gia đình họ.

            Họ hiếu Kẻ Tùng là một họ nhỏ, tổ chức của họ hiếu Kẻ Tùng thời ấy đơn giản giống như một bộ tộc, ông trưởng họ hiếu được ví như một già làng, không bầu bán và cũng không nhiệm kỳ, cho đến lúc già yếu hoặc qua đời thì tiến cử người khác lên thay, loại hình tổ chức họ hiếu Kẻ Tùng này đã được áp dụng khoảng 15 năm và sau này do số nhân khẩu tăng nhiều, đã có tổ chức ban bệ tương đối có quy củ hơn” (Trích 50 năm GH Gioan Baotixita)

C5C6

III.NGÔN NGỮ – VĂN HOÁ – NGHỆ THUẬT

  • NGÔN NGỮ: là GX sống kề cận với GX Thọ Ninh khi ở GP VINH nên cả hai có chung  ngôn ngữ và tiếng nói.

  • VĂN HOÁ:

       – Số học sinh và sinh viên có văn bằng tú tài và Đại học trước75 : 10 người.

      – Số sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng và Đại học: 10 người.

Trước và sau 1975 GH G.A chưa bao giờ là cái nôi văn hoá của GX. Giáo họ Gioan không nhiều khoa bảng và chẳng mấy bằng cấp cao nhưng người giáo họ Gioan giàu đức khiêm nhường và có óc sáng tạo.(Trích 50 năm GH. G.B)

  • NGHỆ THUẬT: không khéo léo về các nghề thủ công, nhưng lại có nhiều năng khiếu về ca nhạc, mặc dầu ít có người nổi trội. Nếu tính về số gia đình có máu văn nghệ đàn ca thì GH G.B là đông hơn cả.

  • C7

IV. ĐỜI SỐNG TÂM LINH

        “Tiêu chí phục vụ của giáo họ vẫn là giúp nhau sống đạo, chia sẻ và hỗ trợ nhau về những chuyện vui buồn trong cuộc sống và nhất là để giúp nhau trong việc tống táng kẻ chết.

          Nam tu sĩ: 1  –  Nữ tu sĩ  06

          Linh mục: Bùi Đình Thể

         Đặc biệt hơn vào thời điểm tháng tư 2005 giáo họ Gioan được vinh dự đảm nhận trách nhiệm quản lý, giữ gìn tượng đài Thánh Gioan, vốn đã được hình thành từ năm 1975 và nay được tôn tạo lại rất đẹp, rất hoành tráng.” (Trích 50 năm GH. GB)

C66

 V. KINH TẾ

        Nhìn chung kinh tế của GH G.B  là khá cao và đồng đều nhau.Vẫn nhà xây cấp 4 mái lấp, đổâ ô văng và phòng lồi.

      Thời kỳ hoa màu, mật mía là thế mạnh của Giáo họ Gioan BaoTixita .

  • Cây Trồng Công Nghiệp: cà fê ,Tiêu Thanh Long có diện tích khá lớn nhưng không ưu đãi về đất đai (đất đen -sỏi đá)

  • Gia Cầm Công Nghiệp: nghề nuôi gà, cút, vịt công nghiệp chưa mấy phát triển, chỉ có một số ít hộ nuôi.

  • Nuôi Ong: một số hộ nuôi ong đàn, không gặp thời điểm, nên chưa  đem lại thu nhập khả quan. Dù sao đây cũng là một nghề rất mới ở GX Châu Sơn.

  • Nuôi Nai: khá phát triển, Tỷ lệ số hộ nuôi nai ở GH G.B cao nhất trong các GH

  • Nhà Hàng: Thái Trâm đã được xây dựng để tiện việc tổ chức tiệc cưới,  Đám đình…

  • TỔNG KẾT VỀ GH GIOAN BAOTIXITA: 

         GH G.B ở một vị thế khá bình lặng và yên ắng như mặt nước hồ thu, nhưng lại ngầm chứa những cơn sóng phát triển kinh tế mãnh liệt. Trong thời kỳ cày, bừa đất nông nghiệp đã có gần chục chiếc xe cày lớn ở GH G.B. Tỷ lệ kinh tế của GH G.B khá đồng đều và cao so với các GH khác.

        Chúng ta phải khắc phục những điểm yếu đang tồn tại nơi mỗi con người của chúng ta về tính vị kỷ, cá nhấn hẹp hòi, ghen tương đố kị, chúng ta phải cố gắng vươn lên sống đạo theo lời Tin mừng với tất cả tình người. .(Trích 50 năm GH. GB)

          Mời bạn đọc xem tiếp phần II Người Châu Sơn

 

Check Also

HÌNH ẢNH: Diện mạo của một miền quê Cầu Khóng – dọc bờ đê lên GX Nghĩa Yên

Ai người quê Cầu Khóng, mươi lăm năm nay chưa về quê nhà, tưởng nên …